Chương II: Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.2.4 Nghiên cứu phát triển
Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (MRD- Masan
Research&Development Center) hiện đại bậc nhất Việt Nam
Đang đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn IOS 17025 với mục đích kiểm tra chỉ tiêu tiêu thao yêu cầu để kiểm soát chất lượng.
Giảm tồn kho, tăng đầu tư xây dựng thương hiệu và thực hiện chiến lược
chuyển đổi người tiêu dùng sang sản phẩm cao cấp hơn.
Công ty đã mất một thời gian dài để tìm hiểu và nghiên cứu sâu về ẩm thực cũng như đặc tính các món ăn, cách ăn và khẩu vị của người Nhật. Sản phẩm lần này dành riêng cho thị trường Nhật, phù hợp với khẩu vị và các tiêu chuẩn của Nhật Bản", ông Sơn nói. Theo mục tiêu của Masan Consumer, đến năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế. 2.2.5
Công nghệ
Thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế Hoạt động duy trì năng suất toàn diện TPM
Công nghệ bao bì chuẩn quốc tế, công nghệ chế biến thực phẩm chuẩn quốc tế
Masan đã có 3 làn sóng chuyển đổi, bắt đầu từ năm 2013. Trong đó, việc đầu tiên Masan phải đảm bảo là hàng hoá luôn xuất hiện ở mọi nơi, luôn sẵn có trên các kệ hàng, nhà máy luôn phải chạy và xe tải chở hàng phải sẵn sàng. “Masan đã phải mất 3 năm lên kế hoạch để chuyển đổi số việc này và 1,5 năm thực hiện để 2.600 siêu thị và 370.000 cửa hàng trên cả nước lúc nào cũng có hàng. Công nghệ Blockchain cũng đang được Masan ứng dụng trong công tác quản lý điểm thưởng cho khách hàng.
2.2.6 Tài chính
2004: Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng. MSC hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển.
2005: MSC tăng vốn từ 3,2 tỷ đồng lên 32 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu. 2009: MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San. MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San.
2009: Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Ma San. Masan Group tăng vốn lên 4764 tỷ và chính thức là Công ty đại chúng.
2011: KKR, công ty hàng đầu toàn cầu chuyên đầu tư vào các công ty chưa niêm yết, đã đầu tư 159 triệu đô la Mỹ vào Masan Consumer. Các ngân hàng J.P.
Morgan và Standard Chartered đã dành cho Masan Consumer khoản vay 108 triệu đô la Mỹ.
Q4/2011: Masan Consumer mua lại số cổ phần chi phối của công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa.
2012: Vốn điều lệ của Công ty là 6.872 tỷ đồng.
2013: KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Masan Consumer. Thay đổi đăng ký kinh doanh, vốn diều lệ 7.349,113 tỷ đồng.
2014: Masan group chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, tương đương 100% vốn điều lệ của công ty Masan Brewey sang cho công ty Masan Consumer Holdings và bán
công ty Masan Agri.
23/02/2017: Tăng vốn điều lệ lên 11.474.963.740.000 đồng.
31/08/2017: Tăng vốn điều lệ lên 11.573.739.740.000 đồng.
25/06/2018: Tăng vốn điều lệ lên 11.631.495.480.000 đồng.
17/07/2019: Tăng vốn điều lệ lên 11.689.464.470.000 đồng.