Thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số biện pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nhà máy thuốc lá Thăng Long ppt (Trang 31 - 33)

Trong suốt thời gian tồn tại gần 30 năm, nhà máy thuốc lá Thăng Long nằm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Nên nhà máy không cần phải biết tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình là gì cả. Sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước và việc tiêu thụ sản phẩm đều do nhà nước bao tiêu cả. Tốt hay xấu đều tiêu thụ được hết. Trong thời gian này nhà máy chỉ việc trú trọng vào công tác sản xuất, làm sao cho hoàn thành kế hoạch là được. Nừu vượt càng tốt, sễ được nhà nước tuyên dương.

Sản phẩm của nhà máy thời gian này phục vụ hai đối tượng chủ yéu là lực lượng vũ trang nhân dân và cán bbộ công nhân viên. Đây là thị trường có sức tiêu thụ cực lớn nhưng yêu cầu về chất lượng chỉ cần thấp. Hơn nữa các loại sản phẩm thời gian này không có dịp gặp nhau, đối mặt với nhau nên việc tốt xấu giữa các sản phẩm là không thể so sánh được. Vì mỗi một vùng nhà nước lại cho đặt một nhà máy giải quyết nhu cầu ở vùng đó và không được phép giao lưu hàng hoá vùng này với vùng kia. Vì vậy người tiêu dùng không có sự lựa chọn về hàng hoá cho mình nhà nước bán cho loại nào thì phải dùng loại đó. Vì chất lượng sản phẩm kém mà không dùng thì cất đI mai dùng tiếp.

Sau nghị quyết 217 - HĐBT của hội đồng bộ trưởng, nhà máy đã có điều kiện tiếp cận với thị trường. Yêu cầu của cơ chế mới là phục vụ sát hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhà máy đã triển khai các đạI lí bán hàng ở hàng loạt các tỉnh TP trên cả nước. Những năm 92 trở về trưóc sản phẩm của nhà máy đã có mậtở các thị trường phía nam như: Tây Ninh, Long An... Nhưng do sự phát triển mạnh mẽ của các nhà máy thuốc lá ở phía nam và tình trạng thuốc lá ngoại nhập vào ồ ạt nên thị trường của nhà máy không được qui mô rộng như trước nữa. Thị trường của nhà máy hiện nay là từ Thừa Thiên Huế trở ra và có một vài đạI lí ở

Nha Trang và Đà Nẵng. Đây cũng là một yếu điểm của nhà máy trong việc nắm bắt và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để tuột khỏi tay những thị trường rộng và có sức tiêu thụ tương đối lớn. Diều này không được quan tâm đúng mức thì ai dám chắc rằng thị trường của nhà máy trong tương lai sẽ không bị mất thêm.

Theo số liệu của năm 2001, nhà máy bán sản phẩm ra ở trên dưới 30 tỉnh,TP và kéo dài từ các tỉnh miền núi phía bắc đến Thừa Thiên Huế và đang tích cực tiếp thị để mở rộng hai thị trường Đà Nẵng và Nha Trang.

Cho đênhưến nay các thị trường như Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hoá và Nghệ An là những thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất của nhà máy. Với doanh số bán ra trên các thị trường chiếm trên 60% sản phẩm tiêu thụ của nhà máy.

Vì thị trường của nhà máy tương đối rộng, đối tượng phục vụ củ nhà máy rất đa dạng, từ thành phố, thị xã, nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa đều có cả. Thu nhập của các đối tượng này là rất khác nhau và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng. Vì vậy nhà máy không thể không đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng này.

Nhóm 1: Những khách hàng có thu nhập trung bình trở xuống, có nhu cầu với loại sản phẩm cấp thấp, giá thàng phù hơp với túi tiền của họ. Những khách hàng này chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn. Khối lượng tiêu thụ ở nhóm này là rất lớn, nhưng lợi nhuận thu về chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ vì giá bán thấp. Chẳng hạn như một gói Điện Biên bao bạccủa nhà máy giá chỉ có 700đ/ bao.

* Nhóm 2: Với những người có thu nhập khá đến khá, có nhu cầu với loại sản phẩm với chất lượng khá trở lên, nhóm này tập trung chủ yếu ở các khu đô thị. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ có tỉ trọng không lớn lắm nhưng doanh thu và lợi nhuận đem lại tương đối cao như thuốc lá VINATABA thu lãi 650 đ/bao và bán với giá 5500 đ/bao. Nhưng loại sản phẩm này đang bị cạnh tranh cực kì gay gắt. Hiện nay có bốn nhà máy thuốc lá ở Việt Nam cùng tham gia sản xuất loại thuốc này. Do cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường mà giá loại thuốc này ba năm trở lại đây liên tục hạ.

Đứng trước tình hình trên tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã phân cho mỗi nhà máy được phép chỉ sản xuất một lượng nhất định và tiêu thụ là do tổng công ty chịu trách nhiệm ( ở đây qui luật cạnh tranh được thực hiện đầy đủ ).

Ngoài ra trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại thuốc lá với chất lượng và giá cả tương đương với VINATABA như: Ngựa trắng, JET, 555 nội địa, HERO. * Nhóm 3: là nhóm những người có thu nhập tương đối cao, thói quen tiêu dùng của nhóm này khó thay đổi, yêu cầu của sản phẩm phải có chất lượng cao,

bao bì đẹp mẫu mã sang trọng và có tiếng trên thị trường trong cũng như ngoài nước. Các sản phẩm loại này có giá cả tương đối cao. Chẳng hạn như 555 ngoại loại bao vuông giá là 13.500đ/bao, loại bao dẹt của Thái khoảng 20.000đ/bao... Rồi loại cao cấp hơn nữa là thuốc lá xì gà chính hiệu của CUBA loại này giá là 1$/1 điếu.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số biện pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nhà máy thuốc lá Thăng Long ppt (Trang 31 - 33)