Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một đơnhưng vị kinh tế lớn, đang có những bước phát triển mạnh. Nhà máy đã giải quyết tốt vấn đề lao động, có những năm tổng số lao động của nhà máy lên tới hơn 2669 người ( Số liệu năm 1986). Cho đến hiện nay số lượng lao động của nhà máy chỉ là 1157 người.
Nằm trên địa TP Hà Nội, dân cư đông đúc, có nhiều trường đạI học nên nhà máy có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao và công nhân giỏi nghề. Hiện nay lực lượng lao động của nhà máy tuổi đời trung bình còn khá trẻ khoảng 30.
Trình độ đạI học: 110 người. Trình độ trung học: 165 người.
Bậc thợ bình quân 5/6 với bậc thợ công nghệ. Bậc thợ bình quân 5/7 với bậc thợ cơ khí. Lao động nữ là 650 người chiếm 60%. Tỉ lệ lao động gián tiếp là 7%.
Qua số liệu trên đây cho thấy bậc thợ trung bình của nhà máy là tương đối cao, tỉ lẹ lao động gián tiếp lại thấp. ĐIều đó chứng tỏ trình độ lao động nói chung của nhà máy tương đối cao. Vì vậy hiệu quả làm việc chắc chắn sẽ cao hơn. Tuy vậy hàng năm nhà máy vẫn tổ chức đào tạolao động tại chỗ và gửi đI đào tạo với số lượng lớn công nhân đồng thời tiếp nhận nhiều kĩ sư và cử nhân kinh tế. Và điều đó đã giúp cho nhà máy làm ănhưng có hiệu qủa ngày một cao hơn.
Biểu 4: Một số chỉ tiêu qua 2 năm 1999-2000
ĐV tính Thực hiện So sánh Chỉ tiêu 1999 2000 2000/1999 Lao động Người 1157 1157 100% Sản lượng Bq Tr.bao 204,11157 218,7 108,9% Giá trị TSL Tỉ đồng 146 160 110% Doanh thu Tỉ đồng 525,334 535,561 105% Nộp ngân sách Tỉ đồng 166,5 175,7 106%
Qua bảng trên: Thấy rằng số lượng lao động của nhà máy qua 2 năm không hề tăng nhưng sản lượng, doanh thu và nộp ngân sách đều tăng. ĐIều đó chứng tỏ một điều rằng hiệu quả làm việc của lao động tăng lên.
- Tổ chức và quản lí lao động trong sản xuất: Nhà máy xây dựng dựa trên hai bộ phận chính: + Bộ phận sản xuất chính bao gồm:
. Phân xưởng nguyên liệu: Gồm 105 lao động có nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
. Phãn xưởng sợi: có 187 lao động làm nhiệm vụ chế biến nguyên liệu (lá thuốc) thành sợi thuốc để phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng bao mềm. Đây là một khâu then chốt, quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy.
. Phân xưởng bao mềm: Gồm 350 lao động có nhiệm vụ cuốn điếu và cho ra các sản phẩm là các loại thuốc lá bao mềm (có và không có đầu lọc).
. Phân xưởng bao cứng: Có 94 lao động có nhiệm vụ nhận sợi từ phân xưởng sợi và sản xuất ra thành phẩm là thuốc lá bao cứng như: VINATABA, Hồng Hà, Ba Đình.
. Phân xưởng DUNHILL bao gồm 50 người chuyên gia công sản xuất thuốc lá DUNHILL cho hãng ROTHMAN.
+ Các phân xưởng phụ và phù trợ gồm:
. Phân xưởng cơ điện có 75 lao động chuyên bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị.
. Phân xưởng 4 có 23 người gia công phụ tùng chi tiết máy.
. Đội bốc xếp có 50 người chuyên vận chuyển bốc xếp nguyên vật liệu, thành phẩm trong nhà máy.
. Đội xe gồm 18 người có nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu về nhập kho; và chở thành phẩm đến các đạI lí tiêu thụ.
Với cơ cấu như trên đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm, điều đó đã tạo điều kiện cho công nhân nâng cao tay nghề, thành thạo với công việc của họ nên năng suất đạtiêu thụ cao hơn.
Bộ phận lao động gián tiếp là các phòng ban. Để tránh bộ máy cồng kềnh và phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, đồng thời đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cơ cấu quản lí của nhà máy được xâyb dựng theo kiểu trực tuyến chức năng: Gồm một giám đốc, hai phó giám đốc và các phòng ban.
Nhiệm vụ và số lao động của các phòng ban:.
- Phòng kế hoạch vật tư: có 15 cán bộ nhân viên chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch và cung ứng vật tư cho nhà máy.
- Phòng tiêu thụ thị trường: Gồm 32 cán bộ công nhân viên chịu trách nhiệm về khâu bán hàng và trực tiếp quản lí kho thành phẩm và kho phế liệu.
- Phòng tài vụ chịu trách nhiệm về vấn đề chi tiêu tài chính của nhà máy. Phòng này có 15 người.
- Phòng tổ chức bảo vệ: Có 30 lao động gồm có hai bộ phận: . Bộ phận lao động tiền lương 4 người.
. Bộ phận bảo vệ 26 người.
- Phòng kĩ thuật cơ điện gồm 26 người.
- Phòng kĩ thuật công nghệ có 26 cán bộ công nhân viên gồm các bộ phận tiếp thị, quảng cáo.
- Phòng KCS gồm 36 người có nhiệm vụ kiểm tra chất lượngtrước khi xuất hàng ra khỏi nhà máy.
- Phòng hành chính gồm 124 lao động chia ra bốn bộ phận + Bộ phận văn phòng.
+ Bộ phận phục vụ ăn ca. + Bộ phận y tế.
+ Bộ phận nhà nghỉ.
_ Phòng xây dựng cơ bản có 16 lao động.
Nói chung bộ phận quản lí tương đối gọn nhẹ nên thuận tiện cho việc giao chỉ tiêu và thực hiện các chỉ tiêu. Qua đó giám đốc có thể nắm bắt được các thông tin nhanh nhất từ dưới lên để có biện pháp chỉ đạo kịp thời các hoạt động của nhà máy.
Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức sản xuất và quản lí
Giám Đốc
PGĐ kĩ thuật PGĐ kinh doanh
Phòng tổ chức bảo vệ Phòng kế hoạch vật tư Phòng thị trường Phòng t i và ụ Phòng h nh à chính Phòng kĩ thuật CN Phòng KCS Phòng nguyên liệu Phòng kĩ thuật cơđiện Phòng xây dựng cơ bản Phòng xây dựng cơ bản Kho cơ khí Nh à nghỉ VTBKho C Kho VL Kho Tp’ Nh à trẻ Nh à ăn Y tế Tổ hương hồ Kho nguyên liệu Kho vNNật tư