Đặc điểm, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây bưởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất bưởi diễn tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27)

2.3.1. Đặc điểm thực vật học cây bưởi

Đặc điểm thực vật học có liên quan đến kỹ thuật trồng trọt, để có các biện pháp kỹ thuật thích hợp chúng ta cần phải tìm hiểu đặc điểm của các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt. Theo Trần Như Ý và cộng sự (2000)[4] thì cây bưởi có đặc điểm như sau:

* Bộ rễ

Sự phân bố của rễ bưởi phụ thuộc vào đặc tính nhân giống, mực nước ngầm, chế độ canh tác, chăm bón, nhưng nhìn chung rễ bưởi ăn nông từ (0-30 cm) và hoạt động mạnh vào 3 thời kỳ: tháng 2-3; tháng 6- 8 và tháng 10.

* Thân, cành, lá

Một năm cây bưởi ra nhiều đợt cành:

+ Cành Xuân ra vào tháng 2, 3, 4 gồm cành dinh dưỡng và cành mang hoa và quả, cành dinh dưỡng mùa Xuân thường ngắn, mật độ lá dầy thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ Thu.

+ Cành Hè được mọc ra từ cành Xuân cùng năm thường ra vào tháng 5 - 7, cành hè thường dài, khỏe, lá to nhưng ra rải rác so với các loại cành khác.

+ Cành Thu: ra vào tháng 8, 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành Xuân và cành Hè cùng năm. Đây là cành mẹ tốt nhất cho vụ quả năm sau.

+ Cành Đông: ra vào tháng 11-1 năm sau, loại cành này thường yếu ớt và là cành vô hiệu.

- Lá: theo quan điểm tiến hoá thì lá bưởi cũng như lá của các loại cây có múi khác thuộc loại lá kép. Dấu vết còn lại là eo lá dưới gốc lá đơn. Eo lá to hay nhỏ là đặc điểm của giống. Tuổi thọ của lá thay đổi tuỳ điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây.

20

Ở Việt Nam trung bình tuổi thọ của lá từ 15 - 24 tháng, ở vùng Á nhiệt đới có thể kéo dài hơn. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả. Vì vậy cần chú ý bảo vệ bộ lá, giữ tán lá xanh đen và cần rút ngắn giai đoạn chuyển lục của các đợt lá mới.

2.3.2. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi

2.3.2.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ phù hợp cho bưởi phát triển là từ 27 - 320C , nhiệt độ thích hợp nhất với bưởi là từ 26 - 300C. Nhiệt độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hưởng khá lớn đến phẩm chất bưởi, thông thường bưởi vùng á nhiệt đới lạnh có chất lượng, mã quả tốt hơn so với bưởi vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thường làm vỏ bưởi vẫn còn xanh khi quả đã chín. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hưởng khá lớn đến phân hoá chồi hoa, khi nhiệt độ ban ngày và đêm là 20 - 150C thì tỷ lệ chồi hoa nhiều hơn so với nhiệt độ ngày đêm là 20 - 180C hoặc 21 - 170C. Khi nhiệt độ xuống dưới -30C hoặc -40C thì lá bắt đầu bị chết do rét, Nếu xuống dưới -70C thì cây bị chết hoàn toàn, tuy nhiên nhiệt độ cao lại thuận lợi cho việc ra lộc.

2.3.2.2. Nước

Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 - 75 %, nước rất cần cho bưởi đặc biệt vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa và quả đang đậu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và giai đoạn phình quả đến khi quả chuẩn bị chín. Lượng mưa thích hợp cho trồng bưởi từ 1000 - 2400 mm/năm, tối thuận là 1200 mm.

2.3.2.3. Đất đai

Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng bưởi đó là tầng sâu đất, đất dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc mực nước ngầm ổn định. Mực nước ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhưng ổn định, không lên xuống thất thường thì cũng ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cam quít. Mực nước ngầm đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5m dưới mặt đất. Độ pH thích hợp với sinh trưởng của bưởi từ 5,5 - 6,5, đất quá chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa

21

trôi, và cũng có thể gây ngộ độc do một số nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm, cây khó hút một số nguyên tố và thường có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Nhìn chung đất phù hợp với cam quít là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi, v.v... (Lê Đình Định (1990)[2] đất có hàm lượng mùn cao, tỷ lệ khoáng cân đối sẽ là loại đất phù hợp với trồng bưởi.

2.3.2.4. Ánh sáng

Ánh sáng tự nhiên vùng nhiệt đới, á nhiệt đới đảm bảo nhu cầu về ánh sáng của bưởi. Tuy nhiên độ sáng vào khoảng 1800 - 2000 lux là phù hợp nhất. Ánh sáng cũng là nhân tố quan trọng quyết định phẩm chất quả, ở vùng nhiệt đới cần che bóng cho cây khi cường độ ánh sáng quá mạnh nhằm giảm tác hại cho cây và quả.

2.4. Tổng quan khu vực mô hình trồng cây ăn quả

2.4.1 về vị trí địa lý.

- Phía Bắc mô hình giáp với phường Quán Triều - Phía Nam mô hình giáp với phường Thịnh Đán - Phía Đông mô hình giáp với khu dân cư

- Phía Tây mô hình giáp với xã Phúc Hà - Mô hình có diện tích: 8 ha

2.4.2 Về đặc điểm khí hậu thủy văn

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C.

Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500

22

mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt. Nghiên cứu các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mô hình được xây dựng từ năm 2012 với cơ cấu 1000 cây cho 1 loại cây ăn quả, mô hình đã cho thu sản phẩm ổn định từ 4 năm trở lại đây.

23

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng và vật liệu thực hiện tại mô hinh

3.1.1. Đối tượng .

Mô hình bưởi diễn tại Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.1.2.Vật liệu.

Giống cây bưởi diễn, phân bón (HCVS, phân lân,phân đạm và phân kali) và các vật liệu khác phục vụ cho việc đánh giá các nội dung của đề tài.

3.2. Địa điểm, thời gian nơi thực tập

Địa điểm: Thực tập tại mô hình khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Thời gian thực tập: Từ ngày 01/02/2020, đến ngày 01/ 7 /2020.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá hiện trạng sản xuất cây ăn quả tại mô hình. - Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tại mô hình.

- Giải pháp phát triển mô hình trồng bưởi diễn tại mô hình khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.4. Phương pháp thực hiện

3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu.

- Thu thập các số liệu thứ cấp từ số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của mô hình.

- Thu thập thông tin từ tài liệu trong và ngoài nước trên sách, báo, tạp chí, internet.

Từ đó tổng hợp và phân tích các yếu tố trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới phát triển sản xuất của cây bưởi Diễn.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp.

Phỏng vấn trực tiếp các công nhân làm ngoài đồng, cán bộ quản lý mô hình thông qua hệ thống các câu hỏi đóng và mở nhằm thu thập các thông tin về

24

mô hình, thông tin cơ bản như lao động, vốn, đất đai và những vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất bưởi diễn của mô hình từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất do cây bưởi diễn mang lại.

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu.

Xử lý số liệu trên phần mềm excel 2010.

3.4.4 Phương pháp điều tra tình hình sâu bệnh hại.

Điều tra theo ô theo dõi và quan sát trực tiếp trên ô điều tra. - Nhìn bằng mắt thường: triệu chứng, tập tính và hiện tượng gây hại. - Vợt xung quanh bắt những côn trùng biết bay.

- Thu thập bằng tay mẫu vật sâu bệnh hại trên lá, cành, thân, quả, thu thập mẫu vật bị hại..

- Rung cây, đập, vỗ để thu thập những loài sâu hại trên cao và côn trùng giả chết.

- Theo dõi dựa trên quy luật phát sinh phát triển các loại sâu bệnh hại. - Đánh giá bằng mắt số lượng sâu bệnh hại trên cây và ghi nhận hình

thức hại của chúng. Quan sát trực tiếp trên toàn bộ những cây điều tra : thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại của sâu và bệnh hại chính.

- Đối với loại chích hút, ăn lá, đục thân, đục quả (sâu vẽ bùa, sâu xanh ăn lá, sâu đục thân, ruồi vàng): theo dõi trong thời gian cây ra lộc cây bưởi diễn. Sau đó đếm số lượng sâu hại trên từng cây bị hại và lấy số liệu trung bình.

- Đối với bệnh loét, bệnh đốm đen, bênh sẹo hại cây bưởi diễn: theo dõi bộ phận bị hại, thời điểm xuất hiện, thời điểm bị nặng; rồi tính tỷ lệ bệnh hại.

- Lấy mẫu bệnh ở bốn điểm theo bốn hướng Bắc-Nam và Đông Tây. Mỗi điểm lấy 5 lá, lộc. Sau đó đếm số lá bị bệnh và lá không bị bệnh.

Tỷ lệ bệnh hại (%) = (Số lá, lộc, quả …) bị bệnh)/( tổng số cành, lá, lộc theo dõi) × 100%

25

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất ở mô hình

4.1.1. Tình hình sản xuất cây ăn quả của mô hình.

Mô hình tập trung sản xuất một số loại cây ăn quả chính như: bưởi, ổi đài loan ngoài ra còn trồng một số loại cây ăn quả khác như, cam V2, Nhãn, Mít thái và Hồng xiên để phục vụ cho nhu thị trường và tại mô hình. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình sản xuất một số cây trồng của mô hình trong 3 năm gần đây.

Bảng 4.1 Diện tích sản xuất cây ăn quả tại mô hình giai đoạn 2017-2019. Loại cây trồng Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

2017 2018 2019

Ổi đài loan 1,2 1,2 1,2 34,29

Bưởi 0,7 0,7 0,7 20,00 Cam V2 0,4 0,4 0,4 11,43 Nhãn muộn 0,6 0,6 0,6 17,14 Mít thái 0,5 0,5 0,5 14,29 Hồng xiên 0,1 0,1 0,1 2,86 Tổng 3,5 3,5 3,5 100,00

Qua bảng số liệu cho ta thấy: Tổng diện tích sản xuất ngành trồng trọt là 3,5 ha, Nhìn chung diện tích trồng các loại cây không thay đổi qua các năm từ 2017 - 2019. Cụ thể cây ổi chiếm tỷ lệ diện tích trồng cao nhất là 34,29% , bưởi chiếm tỷ lệ diện tích tương đối cao là 20%, mít thái chiếm diện tích là 14,29%, nhãn muộn chiếm diện tích 17,14%, cam V2 chiếm diện tích 11,43% và Hồng xiên chiếm tỉ lệ thấp nhất là 2,86%.

26

4.2. Kết quả đánh giá tình hình sản xuất bưởi của mô hình

4.2.1. Tình hình sản xuất cây bưởi tại mô hình

Trong quá trình điều tra thực tế tại mô hình, tình hình sản xuất cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng trong những năm gần đây, cán bộ quản lý tại mô hình có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và bón phân đúng kỹ thuật. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo thời gian cách ly. Phân bón ở các thời kỳ bón phân khác nhau sử dụng thêm các chế phẩm sinh học. Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã có nhiều loại bưởi ngon và ngọt. Cây bưởi cho năng suất cao được nhiều người và thị trường quan tâm.

Trên diện tích trồng cây bưởi là 0,7 ha chiếm 20% trong tổng diện tích trồng cây ăn quả, và tổng số cây bưởi đã trồng 305 cây với tuổi cây là 8 năm tuổi. Thông qua quá trình điều tra trực tiếp tại mô hình cụ thể có bốn giống bưởi như sau: Bưởi diễn có 200 cây, bưởi hoàng là 70 cây, bưởi đỏ là 20 cây và bưởi da xanh là 15 cây. Như vậy bưởi diễn là cây được trồng nhiều nhất tại mô hình bưởi .

Với bốn giống bưởi như vậy em đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Số hoa/cây và tỷ lệ đậu quả thông qua bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2 Theo dõi khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi tại mô hình

STT Giống bưởi (Giống) Số cây (cây) Tỷ lệ đậu quả (%)

1 Bưởi diễn 200 80,36

2 Bưởi hoàng 70 72,33

3 Bưởi đỏ 20 70,93

4 Bưởi da xanh 15 72,13

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ đậu quả của bốn giống bưởi đều cao trên 70% cụ thể : Giống bưởi diễn là giống cây cho tỷ lệ đậu quả cao nhất là 80,36%, giống

27

bưởi hoàng và bưởi da xanh là hai giống cây có tỷ lệ đậu quả cao trung bình là trên 72 % và còn lại là giống bưởi đỏ là giống cho tỷ lệ đậu quả thấp hơn so các giống khác là 70,93 %. Như vậy cây bưởi là cây có tiền năng phát triển tại mô hình. Đặc biệt là cây bưởi diễn đây cũng là giống bưởi cho ra tỷ lệ đậu quả cao nhất. Đây cũng là giống có tiền năng phất triển tại mô hình.

4.2.2. Tình hình sản xuất cây bưởi diễn tại mô hình.

Trong quá trình điều tra thực tế tại mô hình cây bưởi diễn được trồng là 200 cây trong tổng số 305 cây các loại bưởi:

Em đánh giá trong ba ô. Mỗi ô điều tra là 30 cây, với tổng số cây bưởi điều tra tại mô hình là 90 cây, từ kết quả điều tra thực tế tại mô hình tôi đánh giá được khả năng cây bưởi cho ra quả được thể hiện qua bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3 Theo dõi khả năng cây bưởi diễn cho ra quả trong mô hình Ô điều tra Tổng số cây

(cây)

số cây cho quả (cây)

số cây không cho quả (cây)

Tỷ lệ cây cho quả (%) ODT 1 30 27 3 90,00 ODT 2 30 29 1 96,67 ODT 3 30 28 2 93,33 Trung bình 30 28 2 93,33

Qua bảng số liệu ta thấy được số cây cho quả ở từng ô điều tra là khác nhau: Ở ô điều tra thứ 2 là ô có số cây ra quả cao nhất với số cây là 29 cây với tỷ lệ cây cho quả là 96,67%, ô điều tra thứ nhất là ô có số cây cho quả ít nhất với số cây cho quả là 27 với phần trăm cây cho quả là 90% và cuối cùng là ô số 3 là ô có số cây cho quả tương đối cao với số cây cho quả là 28 cây và phần trăm cây cho quả là 93,33%. Như vậy qua bảng số liệu ta thấy được trung bình 30 cây ta có 28 cây cho quả thì có 2 cây không cho quả cây không cho quả và ta có tỷ lệ cây cho quả là 93,33 %.

Do thời gian thực tập có hạn và thời điểm thực tập nằm trong giai đoạn cây bắt đầu ra hoa và đậu quả. Cây bưởi chưa được thu hoạch và tôi không có

28

số liệu về năng suất và sản lượng nên tôi không tính được năng suất và sản lượng của bưởi diễn tại mô hình.

4.2.3. Một số loại sâu bệnh hại chính trên cây bưởi diễn.

4.2.3.1. Một số loại sâu hại chính trên cây bưởi diễn.

Trong quá trình điều tra thực tế tại mô hình cụ thể có một số loại sâu sau: Sâu vẽ bùa, sâu xanh ăn lá, sâu đục thân và ruồi vàng. Đây là một số loại sâu hại chính trên cây bưởi diễn. Qua thực tế ta thấy số lượng sâu hại chính trên cây bưởi diễn được thể hiện thông quabảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4 Một số sâu hại chính trên cây bưởi diễn trong mô hình. Ô điều

tra

Sâu vẽ bùa (con/cây

Sâu xanh ăn lá con/cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất bưởi diễn tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)