Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C.
Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500
22
mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt. Nghiên cứu các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mô hình được xây dựng từ năm 2012 với cơ cấu 1000 cây cho 1 loại cây ăn quả, mô hình đã cho thu sản phẩm ổn định từ 4 năm trở lại đây.
23
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng và vật liệu thực hiện tại mô hinh
3.1.1. Đối tượng .
Mô hình bưởi diễn tại Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.1.2.Vật liệu.
Giống cây bưởi diễn, phân bón (HCVS, phân lân,phân đạm và phân kali) và các vật liệu khác phục vụ cho việc đánh giá các nội dung của đề tài.
3.2. Địa điểm, thời gian nơi thực tập
Địa điểm: Thực tập tại mô hình khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Thời gian thực tập: Từ ngày 01/02/2020, đến ngày 01/ 7 /2020.
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá hiện trạng sản xuất cây ăn quả tại mô hình. - Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tại mô hình.
- Giải pháp phát triển mô hình trồng bưởi diễn tại mô hình khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.4. Phương pháp thực hiện
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu.
- Thu thập các số liệu thứ cấp từ số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của mô hình.
- Thu thập thông tin từ tài liệu trong và ngoài nước trên sách, báo, tạp chí, internet.
Từ đó tổng hợp và phân tích các yếu tố trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới phát triển sản xuất của cây bưởi Diễn.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp.
Phỏng vấn trực tiếp các công nhân làm ngoài đồng, cán bộ quản lý mô hình thông qua hệ thống các câu hỏi đóng và mở nhằm thu thập các thông tin về
24
mô hình, thông tin cơ bản như lao động, vốn, đất đai và những vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất bưởi diễn của mô hình từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất do cây bưởi diễn mang lại.
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu.
Xử lý số liệu trên phần mềm excel 2010.
3.4.4 Phương pháp điều tra tình hình sâu bệnh hại.
Điều tra theo ô theo dõi và quan sát trực tiếp trên ô điều tra. - Nhìn bằng mắt thường: triệu chứng, tập tính và hiện tượng gây hại. - Vợt xung quanh bắt những côn trùng biết bay.
- Thu thập bằng tay mẫu vật sâu bệnh hại trên lá, cành, thân, quả, thu thập mẫu vật bị hại..
- Rung cây, đập, vỗ để thu thập những loài sâu hại trên cao và côn trùng giả chết.
- Theo dõi dựa trên quy luật phát sinh phát triển các loại sâu bệnh hại. - Đánh giá bằng mắt số lượng sâu bệnh hại trên cây và ghi nhận hình
thức hại của chúng. Quan sát trực tiếp trên toàn bộ những cây điều tra : thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại của sâu và bệnh hại chính.
- Đối với loại chích hút, ăn lá, đục thân, đục quả (sâu vẽ bùa, sâu xanh ăn lá, sâu đục thân, ruồi vàng): theo dõi trong thời gian cây ra lộc cây bưởi diễn. Sau đó đếm số lượng sâu hại trên từng cây bị hại và lấy số liệu trung bình.
- Đối với bệnh loét, bệnh đốm đen, bênh sẹo hại cây bưởi diễn: theo dõi bộ phận bị hại, thời điểm xuất hiện, thời điểm bị nặng; rồi tính tỷ lệ bệnh hại.
- Lấy mẫu bệnh ở bốn điểm theo bốn hướng Bắc-Nam và Đông Tây. Mỗi điểm lấy 5 lá, lộc. Sau đó đếm số lá bị bệnh và lá không bị bệnh.
Tỷ lệ bệnh hại (%) = (Số lá, lộc, quả …) bị bệnh)/( tổng số cành, lá, lộc theo dõi) × 100%
25
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất ở mô hình
4.1.1. Tình hình sản xuất cây ăn quả của mô hình.
Mô hình tập trung sản xuất một số loại cây ăn quả chính như: bưởi, ổi đài loan ngoài ra còn trồng một số loại cây ăn quả khác như, cam V2, Nhãn, Mít thái và Hồng xiên để phục vụ cho nhu thị trường và tại mô hình. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình sản xuất một số cây trồng của mô hình trong 3 năm gần đây.
Bảng 4.1 Diện tích sản xuất cây ăn quả tại mô hình giai đoạn 2017-2019. Loại cây trồng Diện tích (ha)
Tỷ lệ %
2017 2018 2019
Ổi đài loan 1,2 1,2 1,2 34,29
Bưởi 0,7 0,7 0,7 20,00 Cam V2 0,4 0,4 0,4 11,43 Nhãn muộn 0,6 0,6 0,6 17,14 Mít thái 0,5 0,5 0,5 14,29 Hồng xiên 0,1 0,1 0,1 2,86 Tổng 3,5 3,5 3,5 100,00
Qua bảng số liệu cho ta thấy: Tổng diện tích sản xuất ngành trồng trọt là 3,5 ha, Nhìn chung diện tích trồng các loại cây không thay đổi qua các năm từ 2017 - 2019. Cụ thể cây ổi chiếm tỷ lệ diện tích trồng cao nhất là 34,29% , bưởi chiếm tỷ lệ diện tích tương đối cao là 20%, mít thái chiếm diện tích là 14,29%, nhãn muộn chiếm diện tích 17,14%, cam V2 chiếm diện tích 11,43% và Hồng xiên chiếm tỉ lệ thấp nhất là 2,86%.
26
4.2. Kết quả đánh giá tình hình sản xuất bưởi của mô hình
4.2.1. Tình hình sản xuất cây bưởi tại mô hình
Trong quá trình điều tra thực tế tại mô hình, tình hình sản xuất cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng trong những năm gần đây, cán bộ quản lý tại mô hình có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và bón phân đúng kỹ thuật. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo thời gian cách ly. Phân bón ở các thời kỳ bón phân khác nhau sử dụng thêm các chế phẩm sinh học. Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã có nhiều loại bưởi ngon và ngọt. Cây bưởi cho năng suất cao được nhiều người và thị trường quan tâm.
Trên diện tích trồng cây bưởi là 0,7 ha chiếm 20% trong tổng diện tích trồng cây ăn quả, và tổng số cây bưởi đã trồng 305 cây với tuổi cây là 8 năm tuổi. Thông qua quá trình điều tra trực tiếp tại mô hình cụ thể có bốn giống bưởi như sau: Bưởi diễn có 200 cây, bưởi hoàng là 70 cây, bưởi đỏ là 20 cây và bưởi da xanh là 15 cây. Như vậy bưởi diễn là cây được trồng nhiều nhất tại mô hình bưởi .
Với bốn giống bưởi như vậy em đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Số hoa/cây và tỷ lệ đậu quả thông qua bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2 Theo dõi khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi tại mô hình
STT Giống bưởi (Giống) Số cây (cây) Tỷ lệ đậu quả (%)
1 Bưởi diễn 200 80,36
2 Bưởi hoàng 70 72,33
3 Bưởi đỏ 20 70,93
4 Bưởi da xanh 15 72,13
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ đậu quả của bốn giống bưởi đều cao trên 70% cụ thể : Giống bưởi diễn là giống cây cho tỷ lệ đậu quả cao nhất là 80,36%, giống
27
bưởi hoàng và bưởi da xanh là hai giống cây có tỷ lệ đậu quả cao trung bình là trên 72 % và còn lại là giống bưởi đỏ là giống cho tỷ lệ đậu quả thấp hơn so các giống khác là 70,93 %. Như vậy cây bưởi là cây có tiền năng phát triển tại mô hình. Đặc biệt là cây bưởi diễn đây cũng là giống bưởi cho ra tỷ lệ đậu quả cao nhất. Đây cũng là giống có tiền năng phất triển tại mô hình.
4.2.2. Tình hình sản xuất cây bưởi diễn tại mô hình.
Trong quá trình điều tra thực tế tại mô hình cây bưởi diễn được trồng là 200 cây trong tổng số 305 cây các loại bưởi:
Em đánh giá trong ba ô. Mỗi ô điều tra là 30 cây, với tổng số cây bưởi điều tra tại mô hình là 90 cây, từ kết quả điều tra thực tế tại mô hình tôi đánh giá được khả năng cây bưởi cho ra quả được thể hiện qua bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3 Theo dõi khả năng cây bưởi diễn cho ra quả trong mô hình Ô điều tra Tổng số cây
(cây)
số cây cho quả (cây)
số cây không cho quả (cây)
Tỷ lệ cây cho quả (%) ODT 1 30 27 3 90,00 ODT 2 30 29 1 96,67 ODT 3 30 28 2 93,33 Trung bình 30 28 2 93,33
Qua bảng số liệu ta thấy được số cây cho quả ở từng ô điều tra là khác nhau: Ở ô điều tra thứ 2 là ô có số cây ra quả cao nhất với số cây là 29 cây với tỷ lệ cây cho quả là 96,67%, ô điều tra thứ nhất là ô có số cây cho quả ít nhất với số cây cho quả là 27 với phần trăm cây cho quả là 90% và cuối cùng là ô số 3 là ô có số cây cho quả tương đối cao với số cây cho quả là 28 cây và phần trăm cây cho quả là 93,33%. Như vậy qua bảng số liệu ta thấy được trung bình 30 cây ta có 28 cây cho quả thì có 2 cây không cho quả cây không cho quả và ta có tỷ lệ cây cho quả là 93,33 %.
Do thời gian thực tập có hạn và thời điểm thực tập nằm trong giai đoạn cây bắt đầu ra hoa và đậu quả. Cây bưởi chưa được thu hoạch và tôi không có
28
số liệu về năng suất và sản lượng nên tôi không tính được năng suất và sản lượng của bưởi diễn tại mô hình.
4.2.3. Một số loại sâu bệnh hại chính trên cây bưởi diễn.
4.2.3.1. Một số loại sâu hại chính trên cây bưởi diễn.
Trong quá trình điều tra thực tế tại mô hình cụ thể có một số loại sâu sau: Sâu vẽ bùa, sâu xanh ăn lá, sâu đục thân và ruồi vàng. Đây là một số loại sâu hại chính trên cây bưởi diễn. Qua thực tế ta thấy số lượng sâu hại chính trên cây bưởi diễn được thể hiện thông quabảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4 Một số sâu hại chính trên cây bưởi diễn trong mô hình. Ô điều
tra
Sâu vẽ bùa (con/cây
Sâu xanh ăn lá con/cây Sâu đục thân (con/cây) Ruồi vàng (con/cây ODT1 2,40 1,83 1,77 1,97 ODT2 1,90 1,80 1,50 1,77 ODT3 2,07 1,77 1,87 1,60 Trung bình 2,12 1,80 1,71 1,78
Từ số liệu trên cho ta thấy số con sâu hại có trên cây bưởi diễn cụ thể qua ba ô điều tra như sau:
1. Sâu vẽ bùa: (Phyllocnistis citriella).
- Là sâu gây hại trên các chồi và lá non của cây. Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm tạo thành những đường ngoằn ngèo không cắt nhau và có hình dạng nhất định. Lá bị sâu vẽ bùa hại thường co rúm lại và biến dạng. Làm giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của chồi non.
- Từ số liệu ta thấy sâu vẽ bùa gây hại trên cây bưởi trung bình qua ba ô điều tra là có từ 1,90 con/cây đến 2,40con/cây, và từ đó ta thấy được trung bình trên vườn bưởi là có 2,12 con /cây.
- Biện pháp phòng trừ: Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sự lây nhiễm liên tục trong năm.
29
Hình 4.1: Lá bưởi bị sâu vẽ bùa gây hại
Sâu xanh ăn lá.
- Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong ăn phá.
- Từ số liệu điều tra ta thấy số con sâu xanh có trung bình trên ba ô điều tra là từ 1,77 con/cây đến 1,83 con trên cây, trung bình mỗi cây trên vườn có 1,80 con/cây.
- Biện pháp phòng trừ và phun phòng: Thu dọn tàn dư cây sau khi thu hoach. Bắt giết sâu non và nhộng.Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát bằng các thuốc hóa học có hoạt chất Emamectin hay hỗn hợp các hoạt chất (Chlorantraniliprole + Abamectin).
Sâu đục thân (Chelidonium argentatum).
- Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
- Từ số liệu điều tra cho ta thấy trung bình mỗi cây điều tra qua ba ô có từ 1,50 con/cây đến 1,87 con trên cây, trung bình mỗi cây trên vườn khoản 1,71 con/cây
- Phòng trừ:
+ Bắt diệt trưởng thành (Xén tóc).
30
+ Sau thu hoạch (tháng 11 - 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
Hình 4.2: Sâu đục thân, hại thân trên cây bưởi
Ruồi vàng đục quả
- Ruồi trưởng thành giống nhưng nhỏ hơn ruồi nhà. Thân dài dài 5-6 mm, màu nâu đỏ .
- Ruồi cái dùng ống đẻ trứng vào sâu bên trong quả rồi đẻ trứng, vết trích trên mặt vỏ có vết mủ khô màu nâu.
- Ruồi đục quả phá hoại từ khi quả già đến khi quả chín. Vòng đời 20-30 ngày,trong thời gian sâu non 10-15 ngày.
- Phòng trừ:
+ Thu hoạch kịp thời, không để quả quá chín trên cây. Thu gom tiêu hủy các quả bị rụng để tiêu diệt ròi.
+ Sử dụng bao bọc bưởi giúp hạn chế ruồi rất tốt. + Phun trừ rồi bằng các chất có hoạt chất Cyromasine.
4.2.3.2. Một số loại bệnh hại chính trên cây bưởi diễn.
Trong quá trình điều tra trực tiếp tại mô hình thì có một số loại bệnh thường gặp như : Bệnh loét, bệnh đốm đen và bệnh sẹo.Qua quá trình theo dõi ở ba ô điều tra cụ thể phần trăm lá bị bệnh trên cây được thể hiện qua bảng 4.5 như sau:
31
Bảng 4.5 Một số loại bệnh hại chính trên cây bưởi diễn tại mô hình. Ô điều tra Bệnh loét (%) Bệnh đốm đen (%) Bệnh sẹo (%)
ODT1 3,87 1,87 1,97
ODT2 3,57 1,80 1,67
ODT3 2,53 1,97 1,93
Trung bình 3,32 1,88 1,86
Từ số liệu theo dõi qua ba ô điều tra cho thấy phần trăm lá bị bệnh trên cây trung bình trên mỗi ô điều tra cụ thể :
* Bệnh loét.
- Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá.
- Bệnh loét phát sinh gây hại quanh năm, nhưng bệnh trong mùa mưa nặng hơn trong mùa khô.
- Từ số liệu trung bình ở ba ô điều tra số lá bị bệnh trên cây biến động từ 2,53% - 3,87% , trung bình tổng trên một cây có phần trăm lá bị hại 3,32% .
- Biện pháp phòng tránh
+ Vườn trồng cây ăn quả cần có hệ thống thoát nước tốt, không trồng cây giống bị nhiễm bệnh và không trồng quá dày để tạo thông thoáng cho vườn.
+ Cắt và thu gom cành, lá, quả bị bệnh đem tiêu hủy nguồn bệnh.
+ Những vườn bị bệnh không tưới nước lên tán cây vào buổi chiều mát, không tưới thừa nước. Đốn tỉa tạo tán định kỳ để vườn không bị rậm rạp.
+ Phun phòng vào lúc mới ra lộc hoặc khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Khi