Một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất bưởi diễn tại mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất bưởi diễn tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41)

4.3.1. Kỹ thuật chăn sóc cây bưởi diễn.

* Kỹ thuật làm cỏ và xới phá váng.

Làm cỏ và xới phá váng định kỳ 2 tháng một lần.

Dùng máy phát cỏ phát sạch vườn và xunh quanh gốc. Sau đó dùng cuốc xới đều xunh quanh gốc, mục đính để làm sạch gốc cỏ và xới phá váng .

34 * Kỹ thuật cắt tỉa.

Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cắt tỉa và vệ sinh dụng cụ trước khi cắt tỉa cây.

- Về tỉa cành trên cây bưởi.

Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành tăm, cành yếu , cành khô và cành vô hiệu, hoặc những cành cho ra hoa nhưng không đậu quả là rất cần thiết cho năng suất, chất lượng quả.

Việc cắt bỏ những cành tăm cành sâu bênh, cành vượt, cành đã cho ra hoa nhưng không đậu quả, cành trong tán, cành vô hiệu không chỉ giúp cho cây thông thoáng, tránh sâu bệnh mà còn giúp cho cây tập chung dinh dưỡng nuôi quả trong giai đoạn này.

Nên cắt tỉa vào mùa khô ráo không có mưa để tránh mầm bệnh xâm nhiễm vào cây hoặc lây lan bệnh từ cây này sang cây khác.

- Về cắt tỉa quả.

Cắt tỉa bớt quả nhỏ trên cành của cây bưởi diễn giai đoạn quả non: Sau khi cây cho quả khoảng 2 tuần, quả có đường kính từ 2-3cm thời điểm này một số quả sẽ bị rụng sinh lý, trong điều kiện chăm sóc kém một số cây còn bị rụng quả hàng loạt. Ta bắt đầu tỉa quả và chia làm 3 lần tỉa

Lưu ý: Khi cắt tỉa quả trên cành cần cắt bỏ những quả bé, quả méo không

cân đối, quả dị hình, quả nằm những vị trí không thuận lợi. Khi cắt nên dùng dụng cụ chuyên dùng cho cây ăn quả

* Kỹ thuật tưới nước: Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng giúp cho cây phất triển tốt. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây. Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.

4.3.2. Kỹ thuật khoanh vỏ.

Chuẩn bị dụng cụ khoanh vỏ chuyên dụng để khoanh một vòng tròn khép kín có độ sâu vừa đủ để chạm đến phần gỗ. Lưu ý cần để nguyên phần vỏ ở trên không được bóc ra (vì bản chất của phương pháp này là ức chế tạm thời khả năng

35

phát triển của bưởi Diễn, lấy ra phần vỏ khoanh ra thì phần ngọn rất dễ bị héo và chết do không đủ dưỡng chất).

Với cành khỏe mạnh có lá xanh tốt, bạn cần tiến hành khoanh lần 2 cách vị trí lần 1 chừng 15 – 20 cm, cần tránh bị dập nát phần vỏ xung quanh vị trí khoanh, độ rộng vết khoanh vừa phải chừng 5 cm.

Mục đính ức chế sinh trưởng sinh dưỡng, kích thích khả năng ra hoa của cây.

Hình 4.4 Kỹ thuật khoanh vỏ cây bưởi diễn

4.3.3. Kỹ thuật bón phân cho cây bưởi diễn tại mô hình.

Qua quá trình điều tra theo dõi thực tế tại mô và kế thừa số liệu từ những năm trước, hằng năm ta chia ra làm 3 đợt bón / gốc/ năm thể hiện qua bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6 : Sử dụng phân bón cho cây bưởi trong mô hình STT Số lần bón Phân chuồng (kg/gôc) Đạm (kg/gốc) Lân (kg/gốc) Kali (kg/gốc) 1 Lần 1 25 0,3 0,5 0,3 2 Lần 2 20 0,2 0,5 0,3 3 Lần 3 20 0,2 0,5 0,3 Tổng 3 65 0,7 1,5 0,9

36

• Đợt 1: Bón phân thúc lộc xuân vào tháng 1,2. Ta dùng có thể dùng 25 kg trên một gốc, bón đều theo hình chiếu tán cây. Ngoài ra ta bón thêm 0,3 kg đạm ure, 0,5 kg supe lân và 0,3 kg kali cho cây bưởi diễn.

• Đợt 2: Ta tiến hành bón phân thúc quả cho cây vào tháng 4,5. Ta dùng có thể dùng 20 kg trên một gốc, bón đều theo hình chiếu tán cây. Ngoài ra ta bón thêm 0,2 kg đạm ure, 0,5 kg supe lân và 0,3 kg kali cho cây bưởi diễn.

• Đợt 3: Tiến hành bón thúc quả lần 2 ở tháng 7, 8, 9. Nếu quả đã chuyển sang màu vàng hung thì dùng những loại phân cùng liều lượng bón cũng như cách bón đã hướng dẫn ở đợt 2.

- Kết quả: sau khi sử dụng lượng phân bón như vậy cho thấy kết quả rất rõ rệt cây bưởi diễn xanh tốt hơn, quả đồng đều và cây phát triển khỏe.

Hình 4.5 Bón phân cho bưởi tại mô hình

4.3.4. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh tại mô hình.

- Sử dụng bình bơn cao áp để phun phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Sử dụng nước diễn hoặc nước ao để pha thuốc đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên gói thuốc

37 - Cách phun.

+ Phun ướt đều lá.

+ Phun vào buổi sáng sớm hoạc chiều mát.

4.4. Thuận lợi, khó khăn trong tình hình sản xuất tại mô hình

4.4.1. Thuận lợi

- Mô hình nằm ở vị trí thuận lợi, xa khu dân cư, đi lại dễ dàng.

- Cán bộ kĩ thuật có trình độ trồng trọt chuyên môn cao, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất.

- Chủ mô hình có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kĩ thuật và công nhân.

- Có đất đai màu mỡ, nguồn nước cho tưới tiêu đầy đủ và phong phú, hệ thống giao thông thuận lợi.

- Chính sách: Nhà trường và Khoa luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

4.4.2. Khó khăn

- Nhiều sâu bệnh hại nên tốn nhiều chi phí dành cho phòng trừ sâu bệnh lớn làm ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ sinh trưởng, chất lượng của cây bưởi.

- Về chứng nhận chất lượng: Hiện mô hình vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia và khung pháp lý cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng sản phẩm NNHC.

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và phát triển tại mô hình.

4.5. Một số giải pháp phát triển cây bưởi diễn tại mô hình

4.5.1. Về chăm sóc.

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật mới cắt tỉa vệ sinh thường xuyên. - Cải tạo các giống bưởi cũ thay thế bằng giống mới.

38

- Thực hiện một số kỹ thuật tiên tiến trên thế giới như: - Kỹ thuật thụ phấn, thụ tinh.

+ Sử dụng phân bón lá

+ Áp dụng hệ thống tưới nước tiên tiến, tiết kiệm

+ Kỹ thuật sử dụng biện pháp khắc phục hiện tượng rụng quả

4.5.2. Về phòng trừ sâu, bệnh.

- Sử dụng thuốc theo nguyên tác bốn đúng + Đúng thuốc

+ Đúng liều lượng và nồng độ. + Đúng thời điểm.

+ Đúng cách.

- Hạn chế sử dụng thuốc hóa học mà nên sử dụng các biện pháp sinh học như: bả thu hút côn trùng, lợi dụng thiên địch.

4.5.3. Về thu hái.

Cần phải có thang chuyên sử dụng cho thu hoạch quả và sử dụng kéo để cắt chùm quả sau đó lau sạch, phân loại, cho vào thùng hoặc sọt tre có lót giấy hoặc xốp, để nơi thoáng mát và đem đi tiêu thụ

4.5.4. Về mở rộng sản xuất, thị trường.

* Về mở rộng sản xuất:

- Giảm diện tích một số cây trồng không cho năng suất cao để tăng diện tích trồng cây bưởi diễn.

- Hiện nay thì diện tích đất nhà trường có nhiều khu đất trống nhưng lại rất có tiền năng phát triển cây bưởi diễn, ta có thể tận dụng những khu đất đó để mở rộng sản xuất.

* Vể mở rộng thị trường: Ngoài việc cung cấp cho thị trường nội Tỉnh là chính thì ta có thể cung cấp sang các thị trường ngoại tỉnh mà ít trồng bưởi như Lai Châu, Điện Biên,vv...

39

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình đánh giá tình hinh xuất tại mô hình khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đưa ra kết luận như sau:

Bên cạnh những mặt như: Điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ, kỹ thuật chăn sóc tốt, biện pháp phòng trừ tốt thuận lợi cho việc phát triển cây bưởi diễn tại mô hình.

Cây bưởi diễn là giống có khả năng phát triển tại mô hình. Đây là giống có ít sâu, bệnh hại, dễ chăn sóc, tỷ lệ đậu quả tương đối cao và tỷ lệ cây bưởi diễn cho ra quả cao 93,33%.

Bên cạnh nhưng mặt có được thì tình hình sản xuất cây bưởi diễn còn nhỏ lẻ thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh.

5.2 Đề nghị

Cần điều tra, đánh giá tình hình sản xuất bưởi trong những năm tới để có kết quả chính xác hơn.

Trong những năm tới cần mở rộng diện tích mô hình bưởi diễn, áp dụng các biện pháp mới như: thụ phấn cho bưởi, tưới nhỏ giọt trong sản xuất để sinh viên có nhiều phạm vi đánh giá và nghiên cứa hơn cho ra nhiều kết quả tốt hơn

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1 Đỗ Đình Ca và các cộng sự (2008), "Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen một số giống bưởi Thanh Trà, Phúc Trạch tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu", Báo cáo tổng kết đề án về cây ăn quả.

2 Lê Đình Định (1990), “Tình hình dinh dưỡng đất trồng bưởi của một số loại đất chính vùng Nghệ Tĩnh”

3 Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca, Phạm Văn Côn, Đoàn Thế Lư (2000), Tài liệu tập huấn cây ăn quả, Viện nghiên cứu rau quả.

4 Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (2000), Giáo trình cây ăn

quả, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

5 FAO start 2020

III. TÀI LIỆU INTERNET

9. http://sdh.tnu.edu.vn/Uploads/Articles/Files/814/Luan an NCS Hoang Thi Thuy DHTN 11-2015.pdf 10. http://camnangcaytrong.com/cay-buoi-ctd20.html 11. https://www.giongcaytrong.org/kt-trong-cay/phong-tru-sau-benh/phong- tru-sau-benh-tren-cay-buoi-dien-24.html 12. https://nongnghiep.vn/phong-tru-sau-benh-hai-buoi-dien-d151052.html 13. http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/819/nghien-cuu-dac-diem-nong- sinhhoc-cua-giong-buoi-sa-dien-trung-quoc-tai-mot-so-vung-sinh-thai-mie 14. http://nongnghiepnhanh.com/cac-loai-sau-benh-hai-cay-cam-quyt-buoi- vacach-phong-tri-p1-131.html 15. https://nongnghiepnhanh.com/cac-loai-sau-benh-hai-cay-cam-quyt-buoi- va-cach-phong-tri-p2-131.html

41

16. https://nongnghiepnhanh.com/cac-loai-sau-benh-hai-cay-cam-quyt-buoi- va-cach-phong-tri-p3-132.html

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SÂU, BỆNH HẠI VÀ VIỆC LÀM HÀNG NGÀY TẠI MÔ HÌNH

Một số hình ảnh sâu bệnh

Quả bị ruồi vàng đục Quả bị bệnh gỉ sát Quả bị cháy nắng

Sâu vẽ bùa Sâu cuốn lá

Một số hình ảnh về công việc trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất bưởi diễn tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)