8. Biến động số lượng quần thể
CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI QUÝ HIẾM TRONG LỚP THÚ (MAMMALIA)
TRONG LỚP THÚ (MAMMALIA)
Trong bản cập nhật Danh sách Đỏ về động vật hoang dã, công bố ngày 4/9, Liên minh Quốc tế vì bảo tồn thiên nhiên (IUCN) khuyến cáo khoảng 28% trong số 138.000 loài được liên minh đưa vào danh sách theo dõi sự sinh tồn đang đối mặt với nguy biến mất khỏi môi trường tự nhiên vĩnh viễn. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là sự tàn phá của con người đối với thế giới tự nhiên ngày càng nghiêm trọng.
Nguồn: Rồng Komodo tại vườn thú Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia.
Ảnh:AFP/TTXVN
Nguồn: Bức ảnh “Ký ức về một loài” (Memorial to a Species) của tác giả Brent
Stirton
Bảo vệ động vật quý hiếm là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Nhiều loài động vật đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng. Tại các khu rừng nhiệt đới nơi trú ẩn của hơn một nửa số sinh vật hiện đang tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp, khiến vô số loài động vật quý hiếm đã biến mất bởi môi trường của chúng
bị tàn phá. Vì vậy việc bảo vệ động vật quý hiếm trong tự nhiên là vấn đề rất cần thiết.
Các biện pháp bảo tồn
Mặc dù có những thay đổi tích cực về pháp lý, ý thức của địa phương, người dân nhưng hiện Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Do đó, cần phải có những giải pháp cấp bách chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép những loài động vật này ở nước ta.
● Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật quý hiếm trái phép.
● Có biện pháp răn đe hiệu quả.
● Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức. ● Tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi thu giữ được.
● Thắt chặt quản lý cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã. ● Chấm dứt hoàn toàn việc nuôi nhốt động vật hoang dã.
● Siết chặt hơn việc cấp giấy phép nuôi thương mại động vật quý hiếm. ● Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương.
● Tăng cường đấu tranh với tội phạm trên Internet về buôn bán động vật quý hiếm.
● Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
● Hạn chế khai thác rừng bừa bãi, hạn chế khai thác các loại động vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
● Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
● Tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
KẾT LUẬN
Trên đây là tổng hợp các kiến thức cơ về các loài động vật có xương sống thuộc lớp thú. Qua bài tiểu luận này chúng ta có thể hiểu hơn về cấu tạo, cách sinh sản và sự
thích ứng của từng loài động vật. Nhận thức được vai trò to lớn mà các loài vật này mang lại để từ đó mà ngày một bảo vệ các loài động vật này hơn tránh săn bắt chúng quá mức.