Lãnh thổ và vùng sống

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN cấu tạo và CHỨC NĂNG của các hệ cơ QUAN SINH sản và PHÁT TRIỂN; SINH THÁI và THÍCH NGHI; VAI TRÒ và tác hại, từ đó đề XUẤT BIỆN PHÁP bảo tồn các LOÀI QUÝ HIẾM (Trang 28 - 29)

Các loài thú có vùng lãnh thổ riêng không loài nào có thể xâm lấn tới. Kích thước lãnh thổ tùy vào cỡ lớn và tập quán kiếm ăn của thú. Chúng dùng những vật tự nhiên để xác định lãnh thổ hoặc đánh dấu bằng dịch tuyến thơm, nước tiểu, phân,...và bảo vệ vùng lãnh thổ của chúng. Phạm vi lãnh thổ không theo kiểu nhất định.

Nguồn: Sói đầu đàn (alpha wolf)

Đa số các loài thú đều cần nơi trú ẩn để nghỉ ngơi, sinh sản và thay lông, duy chỉ có voi không có nơi cư trú.

Theo mức độ sử dụng, có thể phân chia nơi cư trú của thú ra nơi trú tạm thời và nơi ở cố định có tổ chức:

● Những loài thú có nơi cư trú tạm thời làm tổ để sinh đẻ (lợn rừng).

● Số thú khác nghỉ ngơi ở nơi cố định nhưng lại chọn chỗ khác để đẻ, kín đáo hơn để bảo vệ con (báo, hổ, các loài thú ăn thịt khác,...). Con non sinh ra còn yếu, mù mắt cần được thú mẹ chăm sóc một thời gian.

● Nơi cư trú và sinh sản cố định ở một nơi nhất định: Linh trưởng, Dơi,...Chúng có nơi ở cố định trong hang hốc, sinh con chăm sóc con non tại nơi ở. Con non mới đẻ tuy có lông, mở mắt nhưng vẫn phải sống trong ổ một thời gian.

● Tổ chính thức: Nhiều loài thú làm tổ chính thức để ở, sinh sản (gặm nhấm, thú ăn sâu bọ). Những thú đơn thê như hải ly, nhím,..sống thành “gia đình” là tổ để ở, sinh sản và có sự phân công trong việc xây tổ và chăm sóc con.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN cấu tạo và CHỨC NĂNG của các hệ cơ QUAN SINH sản và PHÁT TRIỂN; SINH THÁI và THÍCH NGHI; VAI TRÒ và tác hại, từ đó đề XUẤT BIỆN PHÁP bảo tồn các LOÀI QUÝ HIẾM (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)