Hoạt động theo ngày và màu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN cấu tạo và CHỨC NĂNG của các hệ cơ QUAN SINH sản và PHÁT TRIỂN; SINH THÁI và THÍCH NGHI; VAI TRÒ và tác hại, từ đó đề XUẤT BIỆN PHÁP bảo tồn các LOÀI QUÝ HIẾM (Trang 32 - 34)

5.1 Hoạt động theo ngày và mùa

Thú không lệ thuộc vào khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) mà tùy thuộc vào khả năng kiếm mồi trong ngày hoặc trong đêm. Quy luật hoạt động này thể hiện ở thời gian nghỉ và theo đặc điểm con mồi. Có thể chia thời gian hoạt động của thú thành các nhóm sau:

● Thú hoạt động ngày là các loài: thú móng guốc, thú ăn thực vật, thú ăn cá, thú ăn chim,..

● Thú ăn đêm: gồm thú ăn thịt có kích thước lớn và trung, có con mồi hoạt động ban đêm. Thời gian hoạt động tùy thuộc vào tuần trăng hay mùa.

Sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, một số loài dù kiếm ăn ban đêm vẫn có thể tìm mồi ban ngày và ngược lại.

5.2 Ngủ đông

Hiện tượng này chỉ thể hiện ở loài sống vùng ôn đới, khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp và thức ăn khan hiếm. Do cường độ trao đổi chất giảm khi ngủ đông nên con vật ít hao phí năng lượng, chúng sử dụng chất béo đã được tích lũy từ trước. Các loài gấu, lửng thường ngủ dài về mùa đông nhưng giấc ngủ không sâu. Dơi ngủ đông thực sự, chúng tập trung thành đàn.

Nguồn: Dơi ngủ đông thành từng đàn

Các loài thú sống ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới cũng có sự trú đông. Nguyên nhân là tránh rét, thức ăn bị tiêu giảm hay có thể do tính chất di truyền.

5.3 Sự di cư

Thú di cư với mục đích là kiếm ăn. Một số loài di cư rất ổn định và theo mùa. Ví dụ: hải âu, cá voi có sự cư ổn định năm này qua năm khác và quãng đường hàng ngàn km. Một số loài thú móng guốc di cư theo mùa để tìm thức ăn. Đáng chú ý nhất là loài gặm nhấm khi có nhiều thức ăn chúng đột ngột gia tăng số lượng và khi khô hạn thức ăn

chúng di cư thành từng đàn rất lớn và di cư không xác định, chúng giảm dần số lượng.

6. Thức ăn

Thành phần thức ăn của thú rất đa dạng, nhu cầu thức ăn rất cao. Có thể dựa vào thành phần thức ăn cho thú thành các nhóm sau:

● Thú ăn thực vật: Nhiều loài thú có kích thước lớn như voi, bò, trâu,...và các loài gặm nhấm...đây là các loài thú có răng nanh răng cửa không phát triển và răng hàm có mặt rộng, dạ dày phân chia thành nhiều túi, có vi sinh vật hoặc động viên nguyên sinh sống cộng sinh, ruột dài. Tùy theo loại thức ăn mà có thể chia thành nhóm ăn hạt, ăn rễ, củ hay quả.

Thú ăn thịt: Gồm các loài thú ăn các loài động vật khác như cá, chim, bò sát,...Nhóm này có bộ răng phân hóa để xé, giữ mồi và giết con mồi. Chúng hoạt động nhanh nhẹn và thông minh. Các loài thú thuộc bộ thú ăn thịt như hổ, báo,...thành phần thức ăn thay đổi tùy thuộc vào tính chất chuyên hóa như thú ăn chim, thú ăn cá hay máu động vật như dơi quỷ.

● Thú ăn côn trùng: Gồm các loài thuộc bộ thú ăn sâu bọ như dơi, tê tê, thú ăn kiến. Thật ra thì các loài thú đều có thể ăn côn trùng.

● Thú ăn tạp: Các loài thú này có thể ăn một lượng lớn thức ăn thực vật và động vật

Nhiều loài thú có thể dự trữ thức ăn khi thiếu (sóc,chuột,...).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN cấu tạo và CHỨC NĂNG của các hệ cơ QUAN SINH sản và PHÁT TRIỂN; SINH THÁI và THÍCH NGHI; VAI TRÒ và tác hại, từ đó đề XUẤT BIỆN PHÁP bảo tồn các LOÀI QUÝ HIẾM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)