Cách di chuyển của thú

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN cấu tạo và CHỨC NĂNG của các hệ cơ QUAN SINH sản và PHÁT TRIỂN; SINH THÁI và THÍCH NGHI; VAI TRÒ và tác hại, từ đó đề XUẤT BIỆN PHÁP bảo tồn các LOÀI QUÝ HIẾM (Trang 29 - 32)

Thú là nhóm động vật có xương sống phân bố ở các môi trường: Thú có cách di chuyển khác nhau trên mặt đất, dưới đất, trong nước và trên không.

Nguồn: Các hình thức di chuyển của động vật 4.1. Đi và chạy

Là cách vận chuyển của các loài thú trên mặt đất. Đặc điểm chung của các loài này là có vành tai rất phát triển, mắt lớn, chi dài và khỏe. Các loài chạy nhanh, có chi mãnh với số ngón giảm (thú móng guốc). Nhiều loài di chuyển bằng cách nhảy, chi sau dài hơn chi trước, đuôi phát triển giúp con vật lấy đà khi nhảy ( kanguru, chuột nhảy,...) hoặc giúp con vật giữ thăng bằng khi nó chạy nhanh (chó, ngựa,...).

Những loài thú đào hang đi lại trên mặt đất rất vụng về nhưng chúng đào hang rất giỏi và bò trong hang. Những loài thú này có chi trước ngắn, khỏe, vuốt lớn để đào hang, hoặc có răng cửa rất to (nhím, dúi,...) để cuốc đất.

Nguồn: Cách di chuyển của kanguru 4.2 Bơi

Hầu như các loài thú đều biết bơi, tuy nhiên có những loài thú nữa ở nước và ở nước thực thụ có những cấu tạo thích nghi với bơi lội. Chúng có chung những đặc điểm: vành tai nhỏ hay tiêu giảm, chi sau có màng bơi (chuột hải ly, rái cá,..). Thú chân vịt, bò nước cá voi gần như hoàn toàn sống dưới nước. Lông của chúng rất ít, vành tai nhỏ hoặc tiêu biến.

Nguồn: Hoạt động bơi của rái cá 4.3 Bay

Các loài thú ở cây thường có thân dài, đuôi dài và xù, chi phát triển. Có loài thú bàn chân nắm được (khỉ), đuôi cuốn được vào cành cây. Một số khác có vuốt sắc bám vào vỏ cây. Các loài ở cây nhảy từ cành này sang cành khác nhờ đuôi xù định hướng và làm nhiệm vụ cái dù. Đặc biệt, vượn có đôi tay dài di chuyển trên cây bằng cách đánh đu nhanh như bay. Những loài sóc bay, chồn dơi có màng da bên thân giúp con vật có thể lượn chuyền từ cành này sang cành khác, có khi xa tới hàng trăm mét.

Nguồn: Sóc bay Úc (Sugar Glider)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN cấu tạo và CHỨC NĂNG của các hệ cơ QUAN SINH sản và PHÁT TRIỂN; SINH THÁI và THÍCH NGHI; VAI TRÒ và tác hại, từ đó đề XUẤT BIỆN PHÁP bảo tồn các LOÀI QUÝ HIẾM (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)