Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 94)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.5.4. Đánh giá chung

Đánh giá hiệu quả của các kiểu sử dụng đất dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá tổng hợp mức dộ hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường cho từng kiểu sử dụng

đất từ loại hình sử dụng đất điều tra ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

Mỗi tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường mang mỗi hệ số khác nhau, tương ứng như sau: HQKT: HQXH: HQMT là 3: 2: 1.

Tổng số (*) tối đa được tính là: (3* x 3) + (3* x 2) + (3* x 1) = 18* Kết quả đánh giá được thể hiện qua bảng 3.16.

Bảng 3.16. Đánh giá hiệu quả của các loại kiểu sử dụng đất

STT Kiểu sử dụng đất Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Tổng Đánh giá chung 1 Lúa Đông

Xuân-Hè Thu *** *** *** 18* Cao

2 Lúa rẫy ** *** ** 14* Trung bình

3 Ngô ** *** *** 15* Cao

4 Lạc * ** *** 10* Trung bình

5 Sắn *** *** * 16* Cao

6 Cây lâm

nghiệp *** *** *** 18* Cao

Hầu hết các LUT đều mang lại mức bền vững từ trung bình đến cao. Trong đó LUT trồng lúa Đông Xuân-Hè Thu và cây lâm nghiệp đạt mức bền vững cao nhất, sau đó là LUT trồng sắn, các LUT còn lại đạt ở mức bền vững Trung bình.

Qua đánh giá từng tiêu chí cho thấy, mỗi LUT điều có những thế mạnh mang tính chất tạm thời, ngắn hạn như độ phì của đất, thị trường tiêu thụ thì các LUT mang nhiều hạn chế riêng đó là việc sử dụng đất chỉ mới giải quyết nhu cầu hàng ngày về lương thực, thực phẩm của hộ dân chưa có sức cạnh tranh với thị trường bên ngoài về cả số lượng và chất lượng; kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; năng suất và chất lượng thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Ví dụ ở huyện Đức Phổ, LUT trồng lúa đạt 56,1-56,2 tạ/ha, trong khi tại huyện Ba Tơ năng suất cao nhất trong vụ Đông Xuân đạt 50,26- 51,27 tạ/ha; LUT trồng cây lâm nghiệp trong chu kỳ 6 năm đạt 45-50 triệu đồng/ha, tại huyện Ba Tơ chỉ đạt 30-35 triệu đồng/ha. Các loại cây trồng khác như sắn, ngô do thu hoạch đại trà cùng một lúc nên thường xuyên bị thương lái ép giá. Mặt khác, huyện có địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi có độ dốc rất lớn nhưng chưa có quy

môi trường đất, nước và tài nguyên rừng. Vì vây, cần có các công trình nghiên cứu để đưa ngành nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng bền vững là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)