Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền.

Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trống trên thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (tức là khoảng 1.500 triệu ha), trong đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất, còn 54% đất có khẳ năng nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy: Chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có tới 58% đất có năng suất thấp [1].

Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Không chỉ đối mặt với sự sụt giảm về diện tích, cả thế giới cũng đang lo lăng trước sự suy giảm về chất lượng đất trồng. Một diện tích lớn đất canh tác bị ô nhiễm nặng không canh tác được, sự gia tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp.

Hiện nay mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng, hàng năm diện tích rừng rừng mất đi khoảng 15 triệu hecta, trong đó rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm.

Hoang mạc hóa đang đe dọa 1/3 diện tích trên Trái Đất, ảnh hưởng đến đời sống ít nhất 850 triệu người. Khoảng 30% diện tích Trái Đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu hecta đất bị hoang mạc hóa, mất khả năng canh tác do những hoạt đông của con người. Xói mòn rửa trôi cũng là nguyên nhân gây suy thoái đất, mỗi năm xói mòn rửa trôi chiếm 15% nguyên nhân chủ yếu gây ra thoái hóa đất. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 hecta/năm, tổng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Sự xói mòn đẫn đến hậu quả là làm giảm năng xuất đất, tạo nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, là mất đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái.

Tỷ trọng các nguyên nhân gây thoái hóa đất trên thế giới như sau: Mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức 7%, Chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hóa gây ô nhiễm 1%. Mức độ tác động của các nguyên nhân gây thoái hóa đất ở các châu lục không giống nhau: Ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, trong khi Châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức có ảnh hưởng rất nhiều; ở Bắc Mỹ và Trung Mỹ thì nguyên nhân chủ yếu lại do hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Tốc độ đô thị hóa quá nhanh dẫn đến sự hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người. Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải và cũng làm giảm bớt diện tích đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp trên thế giới không nhiều so với tổng diện tích tự nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững, làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn: Suy thoái đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu - hiệu quả sử

dụng đất thấp - tăng cường khai thác đất - suy thoái đất. Qua nghiên cứu thực trạng

hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới nhận rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới

Trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước chịu ảnh hưởng của các ĐKTN, KT-XH khác nhau, nhưng đều phải giải quyết các vấn đề chung sau [4]:

- Không ngừng nâng cao năng suất chất lượng nông sản, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học vào quá trình phát triển của nông nghiệp. Chiều hướng chung là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức.

- Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường:

Từ những vấn đề chung trên mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau, có thể chia thành 2 hướng:

+ Nông nghiệp công nghiệp hoá: Hướng này đặt trọng tâm dựa chủ yếu vào các yếu tố vật tư, kỹ thuật, hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp.

+ Nông nghiệp sinh thái: Trên hướng này đã có những công trình nghiên cứu “mô hình hoá sản xuất”, công trình hoá năng suất cây trồng. Nhấn mạnh các yếu tố sinh học, các yếu tố tự nhiên. Hướng này đã làm nổi bật lên đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là các loài sinh vật, đồng thời có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nông nghiệp sinh thái không đảm bảo hiệu quả cao và ổn định.

Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đó là một dạng nông nghiệp sinh thái với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.

Trong thực tế nông nghiệp phát triển theo dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như:

- Vào những năm 60, ở các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ la tinh đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh”. Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa mì, ngô, đậu,...) xây dựng các hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều các loại phân hoá học. “Cách mạng xanh”

đã dựa cả vào một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hoá học và cả một số thành tựu của công nghiệp [4].

- “Cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng năng suất và chất lượng các loại thức ăn gia súc và trong các phương thức chăn nuôi mang ít nhiều tổ chức công nghiệp [4].

Hai cuộc cách mạng này gặp trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế.

- “Cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp [4].

Cả ba cuộc cánh mạng này mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết phiến diện, tháo gỡ những khó khăn nổi lên hàng đầu, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững.

Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Bởi vì, tính phong phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội trong mọi mặt hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, khoa học. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)