NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 83)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ

VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

3.4.1. Điều kiện tự nhiên

Xói mòn và rửa trôi là những mối đe dọa thường xuyên đối với đất dốc gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt. Mối đe dọa này càng gia tăng nếu canh tác không có thảm thực vật che phủ và hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy tăng diện tích đất trống đồi núi trọc. Tất cả những việc làm đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hóa đất và hạn hán vào mùa khô, lũ ống, lũ quét vào mùa mưa. Vì vậy, việc canh tác không hợp lý sẽ là yếu tố làm tăng những hạn chế do điều kiện tự nhiên của vùng mang lại.

- Tình trạng bị cách biệt

Địa hình tương đối phức tạp, là vùng núi có nhiều địa phương bị cách biệt khỏi các trung tâm phát triển, vì vậy còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, về giao thông vận tải, nhiều vùng đất dốc bị tách biệt khỏi thị trường nên nhu cầu trao đổi hàng hóa, tiếp cận các thông tin về thị trường, khoa học kỹ thuật của người dân bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả sản suất của người dân.

- Tỷ lệ đói nghèo và trình độ văn hóa thấp

Dân cư sinh sống vùng đất dốc chủ yếu là người dân tộc thiểu số (Hrê), tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ hiểu biết thì lại thấp. Làm giảm khả năng tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, các biện pháp canh tác trên đất dốc. Vì vậy, việc chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước và cây trồng cho hiệu quả kinh tế vẫn còn hạn chế. Đây là một bất cập lớn giữa khai thác đất dốc và trình độ, năng lực của cư dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)