Điều kiện tự nhiên huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng(acacia mangium) từ các nguồn giống khác nhau tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 29 - 33)

1.2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm 13 xã và 02 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 42.773 ha, chủ yếu là đồi núi, được phân bốở các xã trong huyện; có con đường quốc lộ 1B đi qua; có toạ độ địa lý:Từ 21035’02” đến 21050’34” vĩđộ Bắc

Từ 105042’02” đến 105055’25” kinh độĐông

Địa giới hành chính:

- Phía đông giáp với huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; - Phía tây giáp với huyện Phú Lương;

- Phía nam giáp với thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình; - Phía bắc giáp với huyện Võ Nhai; huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Đồng Hỷ có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên hơn 3 km. Tổng diện tích tự nhiên là 42.773 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 6.215,1 ha, đất trồng cây lâu năm là 7.439,2 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 361,7 ha, đất rừng sản xuất là 18.477,4 ha, đất rừng phòng hộ là 5.413,6 ha, đất

ở là 808,1 ha, đất chuyên dùng là 2.481,3 ha, đất chưa sử dụng là 666,9 ha;

1.2.1.2. Địa hình, địa thế

Địa hình của tỉnh Thái Nguyên thấp dần từ Bắc xuống Nam, vừa có đồng bằng, vừa có trung du và miền núị

dần từ tây bắc xuống đông nam, thuộc tiểu vùng 1 của tỉnh Thái Nguyên, có kiểu địa hình đồi độc lập và núi thấp (các dãy núi đá vôi thuộc hệ thống núi đá vôi Bắc Sơn, độ

cao trung bình từ 400-500m so với mực nước biển, vùng núi đất có độ cao trung bình từ

250-350m, độ dốc từ 250-300). Phía Đông và Đông Bắc có dãy núi Tèn và núi Bắc Lâu kéo dài tạo thành bức tường ngăn cách 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Độ cao trung bình của huyện là 350m, cao nhất là đỉnh núi Tèn 759m. Địa hình chia cắt mạnh ở phía Bắc và thấp dần từ Bắc xuống Nam, có độ cao tuyệt đối từ 50m đến 750m so với mực nước biển. Nhìn chung địa hình huyện Đồng Hỷ có thể chia làm 2 vùng: Phía Bắc là núi thấp và núi trung bình, còn lại là vùng đồị Tuy nhiên, đây lại là vùng thượng lưu của sông Cầu nên vai trò của thảm thực vật rất quan trọng, có tác dụng điều tiết dòng chảy và cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

1.2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

(1) Khí hậu

Khí hậu của Đồng Hỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, một năm có 2 mùa rõ rệt:

- Mùa nóng ẩm mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10.

- Mùa lạnh khô hanh ít mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm saụ

Khí hậu điển hình của khí hậu vùng trung du, miền núi khu vực Đông bắc bộ. Nền nhiệt độ trung bình của Đồng Hỷ trong khoảng 22-250C, lượng mưa bình quân 2.000 mm, độẩm trung bình trong khoảng 82%-85%.

* Chếđộ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 24,20C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 12) là 17,20C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,30 C vào tháng 6. Nhìn chung nhiệt độ bình quân năm không có sự khác biệt nhiều với các khu vực trong tỉnh. Số giờ nắng trong năm khoảng 1.278 giờ(Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2018). Đây là nguồn năng lượng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp mạnh mẽ, góp phần tăng năng suất cây trồng nông lâm nghiệp.

* Chế độ mưa: Mưa ở Thái Nguyên thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân trong năm là 170,4 mm, lượng mưa cao nhất là tháng 6 với 481,1mm (Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, 2018). Do sự chi phối của địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa các khu vực. Lương mưa tập trung

vào mùa mưa, tuy thuận lợi cho công tác trồng rừng và cho cây trồng sinh trưởng tốt nhưng có thể gây ra lũ lụt cục bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

Nhìn chung, khí hậu ở Thái Nguyên tuy có một số yếu tố hạn chế như mưa tập trung với cường độ lớn làm xói mòn đất, gây ra lũ lụt, lốc xoáy, sương muốị.. nhưng tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng nông lâm nghiệp

(2) Thuỷ văn

Huyện Đồng Hỷ có các sông suối chính chảy qua là: Sông Cầu bắt nguồn từ

huyện ChợĐồn tỉnh Bắc Kạn chảy qua 2 xã Văn Lăng và Hoà Bình về thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra còn có hệ thống suối bắt nguồn từ các khe núi đổ ra các sông. Trong

đó, có 2 suối lớn là suối Nà Sa bắt nguồn từ Võ Nhai qua xã Văn Lăng đổ ra sông Cầu và suối Quang Sơn cũng bắt nguồn từ Võ Nhai qua các xã Quang Sơn, Khe Mo và Linh Sơn đổ ra sông Cầụ Do cấu tạo địa hình có độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh nên có nhiều bất lợi cho việc vận chuyển thuỷ của một số nhánh suối lớn. Lưu tốc dòng chảy từ 600 -800m/s, thường tập trung vào mùa mưa, có ảnh hưởng không tốt cho sản xuất nông lâm nghiệp.

1.2.1.4. Các loại đất

Kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy huyện

Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có một số loại đất chính sau: - Đất phù sa: phân bố chủ yếu dọc sông Cầụ

- Đất dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: phân bốở các thung lũng trên

địa bàn một sốxã trong huyện.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét có mầu vàng đỏ, độ dầy tầng đất ở mức trung bình > 60cm, độ PH = 4-5,phân bố tập trung thành các vùng lớn trong huyện

Đồng Hỷ.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ:khu vực phân bố có độ dốc thấp, có độ dốc <80 rất thích hợp với việc trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngàỵ..

- Đất Feralit phát triển trên đá Macma chua có mầu vàng nhạt, độ dầy tầng đất từ

- Núi đá, sông suối và mặt nước: 54.689 ha, chiếm 15,47% diện tích tự nhiên. Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Đồng Hỷ khá đa dạng về loại đất. Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp còn giữđược độ phì tự nhiên của đất, tầng đất có độ dày từ

trung bình đến dày, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng, thích nghi với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp, còn một tỷ lệ nhỏ (<10%) diện tích đất bị xói mòn trơ sỏi đá, bạc màu cần phải cải tạo đất trước khi trồng rừng mới tăng được năng suất và chất lượng rừng.

1.2.1.5. Tài nguyên thực vật rừng

Thái Nguyên nằm trong vùng Đông Bắc, một trong 9 vùng địa lý sinh học, có tính đa dạng cao về thực vật, đa số các loài phân bố rộng. Các đặc trưng cơ bản của một số loại hình thảm thực vật chính trong tỉnh như sau:

* Rừng kín

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ởđịa hình thấp: Kiểu này phân bố ở

khắp các địa phương trong tỉnh và cũng là đối tượng bị con người tác động nhiều nhất.

Đặc biệt là các loài gỗ quý. Rừng có cấu trúc phức tạp gồm 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ: tầng trên (tầng vượt tán) cao 20 – 25 m được ưu thế bởi các loài Xoan nhừ

(Choerospondias axilaris), Trám trắng (Canarium album); tầng ưu thế sinh thái cao 15- 20m có Sấu (Dracontomelum dupperreanum), họ Re (lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae); tầng dưới tán cao trung bình 10 m có Sổ (Dillenia indica), Kháo (Machilus sp.). Tầng cây bụi gồm họ Mua (Melastomataceae). Tầng cỏ quyết có Cói, Ráy (Araceae) và các loài khuyết thực vật, họĐậụ

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi thấp: Đây là đối tượng chịu nhiều tác động của con người nên rừng đã bị biến đổị Rừng có cấu trúc gồm 5 tầng. Cây gỗ cao 15-20 m, thành phần chủ yếu là cây lá rộng như họ Re, họ Dẻ. Tầng cây bụi gồm họ Mua, Trúc. Tầng cỏ quyết không phát triển, thường thưa thớt, gồm họ

Cói, Ráy, ngành Dương xỉ.

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi: Kiểu này tập trung ở

huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai (với độ cao dưới 700 m). Rừng có hai tầng cây chính. Tầng trên với loài ưu thế là Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Đinh (Markhamia pierrei), Lát hoạ Tầng dưới quần xã thực vật chủ yếu là Teo nông, Mạy tèọ

* Rừng thưa

Đó là các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt hay sau nương rẫy

đang trong quá trình diễn thếđi lên. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ởđịa hình thấp: Thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Các loài thường gặp là Ràng ràng (Ormosia balansae), Bời lời (Litsea sp.), Chẹo (Engelhardtia spicata)…

Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi: Kiểu rừng khá phổ biến trong khu vực. Những loài cây ưu thế là Chẹo (Ẹspicata), Vối thuốc (Schima wallichiana), Ràng ràng (Ormosia balansae)…

Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi: Là những trạng thái suy thoái được hình thành từ “Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi” do khai thác kiệt. Thành phần loài cây chủ yếu là Sổ, Vạng, Thị… song những loài cây này thường có kích thước nhỏ, hay bị sâu bệnh, không có giá trị sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng(acacia mangium) từ các nguồn giống khác nhau tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)