Sinh trưởng về đường kính tán lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng(acacia mangium) từ các nguồn giống khác nhau tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 55)

Tán cây là một trong những chỉ tiêu của cấu trúc lâm phần. Thông qua tán cây có thể đánh giá tình hình sinh trưởng và đề xuất các biện pháp tác động vào rừng.Đường kính tán lá là nhân tố quyết định hiệu quả giữ nước của rừng nên việc tác

động các biện pháp chăm sóc, giảm mật độ cây rừng để thúc đẩy sự tăng trưởng về đường kính D1.3 và đường kính tán là rất cần thiết. Thông qua chỉ tiêu đường kính tán lá có thể dựđoán được khả năng cải thiện điều kiện sinh thái môi trường. Việc đánh giá kết quả sinh trưởng vềđường kính tán trong khu vực nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 3.7. Sinh trưởng đường kính tán lá của Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) so với Keo tai tượng hạt giống khác

Tuổi

Keo tai tượng hạt giống nhập từ

Australia (20128) Keo tai tượng hạt giống khác

N/ha Dt (m) N/ha Dt (m)

2 1.630 2,13 1.600 1,95

3 1.598 2,26 1552 2,06

4 1535 2,97 1514 2,29

Qua bảng số liệu trên ta thấy, Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) so với Keo tai tượng hạt giống khác ở tuổi 1 – tuổi 3 chưa khép tán, nên các cây sinh trưởng và phát triển không phải cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Ở tuổi 4, Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) đã bắt đầu khép tán và có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng, mật độ hiện tại khoảng 1.500 cây/ha đến 1.560 cây/ha, tuổi này cần theo dõi để có biện pháp kỹ thuật, chăm sóc rừng, nuôi dưỡng rừng đảm bảo cho cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt. Kết thúc tuổi 4 chuyển sang tuổi 5 cần có kế hoạch tỉa thưa rừng để đảm bảo không gia dinh dưỡng cho cây phát triển và cho năng suất đáp ứng mục đích kinh doanh.

Tổng hợp kết quả sinh trưởng về đường kính tán lá (Dt) của các loài keo ở các cấp tuổi khác nhau thể hiện ở hình 3.3

Hình 3.3. Biu đồ sinh trưởng Dt ca 2 loài Keo các cp tui khác nhau 3.2.5. Sinh trưởng v th tích thân cây, tăng trưởng tr lượng

Tính sinh khối cho các loại đất tương ứng cho keo tai tượng hạt giống nhập từ

Australia (20128) của các OTC. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

KTT 20128 KTT khác

Trữ lượng gỗ của rừng (M) là tổng thể tích của những cây rừng (cây đứng) trên một

đơn vị diện tích nhất định.Trữ lượng là kết quả của quá trình sinh trưởng của lâm phần sau mỗi giai đoạn, phản ánh sinh trưởng, hiện trạng lâm phần trong hiện tại và dựđoán khả năng sinh trưởng trong giai đoạn kế tiếp. Căn cứ vào kết quảđánh giá lâm phần có thểđề xuất hướng hoặc biện pháp tác động, chăm sóc trong giai đoạn tiếp theo phù hợp với mục đích kinh doanh rừng và đảm bảo hiệu quả tối đạ Kết quả nghiên cứu được tổng hợp theo bảng 3.8 Bảng 3.8. Tăng trưởng về trữ lượng Loài Tuổi D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt (m) M (m3) ∆M (m3/ha) Ghi chú KTT 20128 2 6,06 6,46 2,13 14,563 7,281 3 11,42 11,54 5,43 2,26 88,268 29,423 4 13,51 13,19 5,99 2,97 136,615 34,154 KTT khác 2 5,94 5,73 1,95 12,164 6,082 3 9,36 9,62 4,52 2,06 44,861 14,954 4 11,17 11,40 5,10 2,29 80,918 20,229

Tổng hợp kết quả sinh trưởng về trữ lượng (M) của các loài keo ở các cấp tuổi khác nhau thể hiện ở Hình 3.4

Hình 3.4. Biu đồ sinh trưởng M ca 2 loài Keo các cp tui khác nhau

Từ kết quả điều tra trên nhận thấy, Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) có khả năng tăng trưởng về trữ lượng cao hơn Keo tai tượng khác, ở tuổi 4 mức

0 20 40 60 80 100 120 140

Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

KTT 20128 KTT khác

tăng trưởng về trữ lượng của Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) đạt 34,84 m3/ha/nămtrong khi mức tăng trưởng về trữ lượng của Keo tai tượng khác chỉđạt 20,353 m3/ha/năm. Kết quả tăng trưởng vềđường kính, chiều cao và trữ lượng rừng phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11567-2:2016 Tiêu chuẩn rừng trồng – rừng trồng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - phần 2: keo Tai tượng do Bộ Khoa học và Công nghệ

công bố năm 2016.

3.3.Đánh giá chất lượng rừng trồng

3.3.1. T l sng và tình hình sâu bnh hi

Từ những so sánh đánh giá về hệ số biến động, độ đồng đều vềđường kính và chiều cao vút ngọn của keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) và Keo tai tượng khác, đồng thời căn cứ vào các biên bản nghiệm thu trồng rừng, kết quả kiểm tra trồng rừng của Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ cho thấy tỷ lệ cây sống đối với Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) rất cao trên 90%, có những lô rừng tỷ lệ

cây sống đạt 100%, cao hơn so với Keo tai tượng hạt giống khác.

Qua kết quảđiều tra đánh giá về chất lượng rừng trên các OTC và thông tin các phiếu phỏng vấn người dân nhận thấy khả năng chống chịu sâu bệnh hại của Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) tốt hơn Keo tai tượng khác. Hầu như không có cây bị sâu bệnh, trong các OTC thi thoảng có một số cây bị vàng lá, còi cọc là do bị cạnh tranh về không gia dinh dưỡng, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng của câỵ

3.3.2. Cht lượng cây các cp tui

Chất lượng cây quyết định đến chất lượng rừng trồng, tỷ lệ cây tốt, xấu thể hiện khả năng sinh trưởng của lâm phần.Từ những đánh giá về chất lượng cây rừng, người trồng rừng có thểđề xuất hướng tác động kịp thời vào rừng ở từng giai đoạn tuổi cũng như tình trạng rừng đểđạt hiệu quả cao nhất.

Bảng 3.9. Thống kê chất lượng rừng trồng tuổi 3, 4 trên cùng loại đất

Nguồn

hạt CL N/ha % N/ha % N/ha %

KTT 20128 Tốt 1.538 94,40 1.383 86,54 1.350 87,95 TB 72 4,40 200 12,51 139 9,04 xấu 20 1,20 15 1,39 46 3,01 KTT khác Tốt 1.222 76,40 984 63,40 805 53,14 TB 314 19,60 515 33,20 605 39,96 xấu 64 4,00 53 3,40 104 6,90

Chất lượng các lâm phần tại khu vực điều tra có tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu khác nhau khá rõ giữa loài và tuổị Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) có tỷ lệ cây tốt cao hơn Keo tai tượng khác, tỷ lệ cây xấu rất thấp chỉ từ 1,20% đến 3,01%

ở các tuổi, do ở tuổi 2 những cây sinh trưởng chậm, kém chất lượng đã được người dân trồng dặm, thay thế bằng cây sinh trưởng tốt nên tỷ lệ cây tốt caọ Đồng thời, cây giống

được cơ quan nhà nước cấp nên có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.

Ở Keo tai tượng khác, do người dân tự mua giống về trồng nên không xác định

được chính xác nguồn gốc và chất lượng cây giống, cây trồng sinh trưởng phát triển ở

mức tương đối, người dân cũng tiến hành trồng dặm cây, tuy nhiên tỷ lệ cây trung bình cao, tỷ lệ cây xấu cũng cao hơn ở Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128).

3.3.3. Thc bì, thm tươi

Thực bì dưới tán rừng đượcđánh giá thông qua các đặc điểm: Thành phần loài,

độ che phủ và tình hình sinh trưởng. Đặc điểm thực bì là một trong những tiêu chí thể

hiện hiệu quả của mỗi loại rừng.Lâm phần có lớp thực bì đa dạng, độ che phủ cao và sức sinh trưởng tốt thì lâm phần đó có hiệu quả sinh thái cao và ngược lạị

Kết quảđiều tra cho thấy:Thực bì dưới tán rừng Keo tai tượng hạt giống khác có

độ che phủ 65,74%, chiều cao trung bình dưới 1m, tình hình sinh trưởng ở mức trung bình. Dưới tán rừng Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) chỉ tiêu này thấp hơn. Thảm cỏ mọc dưới tán rừng trồng Keo chiếm ưu thế là Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Chít (Thysanolaena maxima), họ Guột (Dicranopteris spp.), Ké hoa đào (Urena cobata),

Thài lài tía (Tradescantia zebrina), Lạc tiên (Passiflora foetida), …và một số loài trong họ dương xỉ.

3.3.4. Vt rơi rng dưới tán rng

Lượng vật chất rơi rụng dưới tán rừng là chỉ tiêu nói lên mức độ hoàn trả lại chất dinh dưỡng cho đất, tùy từng loại cây và điều kiện sinh trưởng mà lượng xác thực vật hoàn trả lại cho đất khác nhaụ Nhìn chung vật chất rơi rụng dưới tán rừng chủ yếu là lượng cành khô, lá rụng. Qua điều tra OTC xác định lượng cành khô lá rụng trong mỗi OTC bình quân khoảng 0,48kg/OTC đến 0,53 kg/OTC. Tuy nhiên, do đề tài không có

điều kiện nghiên cứu từ trước khi trồng nên kết quả này chỉ mang tính nhận xét sơ bộ, cần phải có những nghiên cứu sâu và cụ thể mới có thểđánh giá được chính xác chỉ

tiêu nàỵ

* Đánh giá chung

Nhìn chung tình hình sinh trưởng của các loài Keo tai tượng trong khu vực điều tra có sự khác nhau, hệ số biến động ở các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng Hvn và D1.3

của keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) và Keo tai tượng hạt giống khác kháu nhau tương đối rõ. Biến động về đường kính lớn hơn biến động và chiều cao vút ngọn. Do đề tài lựa chọn nghiên cứu loài Keo tai tượng với tuổi cây bé nên trữ lượng lâm phần tại thời điểm điều tra không cao, bước đầu mới chỉđáp ứng yêu cầu về băm dăm, nguyên liệu các sản phẩm ván dăm. Tuy nhiên, từ những nghiên cứu về sinh trưởng này là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật, biện pháp kinh doanh rừng, kéo dài chu kỳ

kinh doanh để phục vụ cho việc lựa chọn chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ

lớn, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như gỗ xẻ, gỗ trụ mỏ ...

Sinh trưởng của các loài Keo tai tượng trong khu vực nghiên cứu cơ bản phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam về tiêu chuẩn rừng trồng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ

nhỏ (TCVN 11567-2:2016) do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm 2016.

3.4. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh của dự án và đề xuất một số biện pháp kỹthuật lâm sinh phù hợp đối với keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) thuật lâm sinh phù hợp đối với keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) tại khu vực nghiên cứụ

3.4.1. Các bin pháp k thut thâm canh ca d án

3.4.1.1. Thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng +) Đất để trồng rừng sản xuất

Diện tích đất chưa có rừng là đất trống hoặc đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách; Diện tích đất chưa có rừng, thực bì là cây bụi, cây gỗ rải rác và cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao trên 0,5m với số lượng dưới 500 cây/ha, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế.

Diện tích tre nứa có tỷ lệ che phủ dưới 20%, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế; diện tích giang, lịm, le ở tất cả các mật độ và tỷ lệ che phủ. Riêng đối với cây Keo tai tượng trồng ở nơi có độ dốc dưới 250 và trồng ở nơi không có hoặc có xảy ra gió bão, lốc xoáy dưới cấp 6.

+) Nguyên tắc và kỹ thuật xử lý thực bì

ạ Nguyên tắc:

Tận dụng triệt để khả năng phòng hộ (giữđất, giữ nước, chống xói mòn, chống bồi tụ lòng hồ, lòng sông, suối…) của thực bì sẵn có, nhất là những nơi có độ dốc cao, lượng mưa lớn. Tùy theo đặc tính sinh thái của cây trồng (cây ưa sáng hoặc cây chịu bóng) và biện pháp gây trồng, công thức trồng để chọn phương pháp xử lý thực bì theo hướng có lợi cho sinh trưởng của cây trồng, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất mức

độ rửa trôi của lớp đất mặt. Việc xử lý thực bì phải được hoàn thành trước khi trồng ít nhất là 1 tháng.

b. Kỹ thuật xử lý thực bì:

- Nếu thực bì chủ yếu là cây cỏ, cây bụi thấp mọc rải rác thì không cần phát dọn mà chỉ kết hợp phát dọn theo hố lúc đào hố.

- Nếu thực bì chiếm tỷ lệ lớn, rậm rạp, cao hoặc có khả năng chèn ép, cạnh tranh, xâm lấn cây trồng thì phải xử lý thực bì toàn diện, chiều cao gốc phát<15 cm.

+) Kỹ thuật làm đất

- Tiến hành làm đất theo hố, hố phải đào theo đường đồng mức.

- Khi có mưa xuân, đủ ẩm tiến hành cuốc hố ngay từ tháng 03. Khi cuốc hố phải

để toàn bộ lớp đất mặt sang một bên.

- Kích thước hố: Cây tầng trung (cây kinh tế): 30cm x 30cm x 30cm.

Lưu ý: Chiều sâu của hốđược tính từ phía thấp nhất của mặt đất đến đáy hố. - Bón phân và lấp hố: Toàn bộ lớp đất mặt được đập tơi và trộn đều với phân NPK rồi cho xuống đáy hố sau đó đập tơi lớp đất cái lấp lên trên. Trước khi lấp hố

phải nhặt sạch cỏ và rễ cây, không có đá lẫn, đá cục, hố phải lấp đầy hình mui rùạThực hiện lấp hố trước khi trồng từ 10 đến 15 ngàỵ

- Phân bón lót: Bón lót phân NPK (tỷ lệ 5:10:3 hoặc có tỷ lệ tương đương) hoặc phân vi sinh khối lượng từ 0,2 đến 0,3 kg/hố phân NPK hoặc từ 0,3 đến 0,5 kg phân vi sinh/hố.

- Lấp hố: Trước khi lấp hố phải nhặt sạch cỏ và rễ cây, không có đá lẫn, đá cục.

Đập đất thật nhỏ, cho phần đất mặt xuống trước trộn đều với phân bón lót, sau đó đến phần đất đáỵHố phải lấp đầy hình mui rùa trước khi trồng từ 5 - 10 ngàỵ

- Đối với những diện tích đất trồng rừng có Mối gây hại, cần thực hiện biện pháp: Trộn thuốc trừ Mối dạng bột vào hố trồng, làm mồi nhử, dùng thuốc trừ sâu hoặc thuốc vi sinh trừ Mối tận gốc.

+) Thời vụ trồng rừng

Thời vụ trồng: Trồng rừng vào vụ xuân hè: Nếu thời tiết thuận lợi, mưa nhiều có thể bắt đầu trồng từ tháng 3 đến 31 tháng 5 hàng năm.

Trường hợp nếu thời tiết mát, mưa kéo dài thì có thể kết thúc trồng rừng vào trung tuần tháng 6.Không nên trồng rừng vào những trận mưa nhỏđầu tiên trong năm vì đất chưa đủ ẩm.

+) Phương thức, phương pháp và loài cây trồng rừng

- Phương thức: Trồng rừng thuần loài

- Phương pháp trồng: Trồng rừng bằng cây con có bầu bầu Polyetylen (kích thước 7 x 11 cm).

- Loài cây trồng: Cây keo tai tượng hạt giống nộị

Cây keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128) . - Công thức trồng: 02 công thức

+ Công thức A: Trồng keo tai tượng hạt giống nộị

+ Công thức B: Trồng keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128). - Mật độ trồng: 1.660 cây/ hạ

- Cự li trồng: Cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m. (hố cuốc hình nanh sấu để

chống xói mòn và tạo khoảng không ánh sáng cho cây quang hợp…).

+) Cây giống

- Tiêu chuẩn kỹ thuật cây giống đưa vào trồng rừng: Cây Keo tai tượng hạt giống nội, hạt giống nhập ngoại: Tiêu chuẩn cây con chiều cao vút ngọn (Hvn) ≥ 30 cm,

đường kính gốc (Dg) ≥ 0,30 cm. Thời gian nuôi cây trong vườn ươm ≥ 5 tháng.

+) Kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng

Thời điểm trồng: Trồng cây vào những ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ

và đất trong hố phải đủẩm (tránh ngày nắng nóng trên 300C hoặc gió bão); rải cây giống đến đâu trồng ngay đến đó và trồng hết trong ngàỵ

Dùng vật dụng như cuốc, xẻng… đào giữa hố trồng rộng 20cm, sâu từ 12 đến 15cm để trồng câỵ

Khi trồng cây phải xé bỏ vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng vào giữa hố, lấp đất cao trên cổ rễ từ 01 đến 02cm, lèn chặt đất xung quanh bầu, tránh làm vỡ bầu; nếu địa hình bằng phẳng, lấp hố đầy hình mâm xôi cao hơn mặt đất tự nhiên từ 03 đến 05 cm để

thoát nước; nơi địa hình dốc, lấp hố thấp hơn hoặc bằng miệng hốđể giữẩm; thu dọn vỏ bầu sau khi trồng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

* Trồng dặm: Sau khi trồng một tháng, tiến hành kiểm tra tỷ lệ cây sống và trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng(acacia mangium) từ các nguồn giống khác nhau tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)