Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng(acacia mangium) từ các nguồn giống khác nhau tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 40 - 45)

2.4.2.1.Phương pháp kế thừa các số liệu có sẵn

- Kế thừa số liệu của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vềđiều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, bản đồ quy hoạch 3 loại rừnghuyện Đồng Hỷ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên.

- Các số liệu của Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên như về diện tích, danh sách trích ngang các hộ tham gia trồng rừng, hợp đồng trồng rừng, bản đồ thiết kế trồng rừng sản xuất thể hiện được vị trí lô rừng, khoảnh, diện tích, loài cây, năm trồng, vốn đầu tư,công thức thiết kế kỹ thuật và các tài liệu khác có liên quan.

2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu bổ sung

- Đơn vịđiều tra nghiên cứu là ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, được lập cho khu vực nghiên cứu về tình hình sinh trưởng đối với loài cây keo tai tượng hạt nhập từ

Australia từ tuổi 2 đến tuổi 4và có đối chứng là các OTC điển hình cho khu vực nghiên cứu của loài cây keo tai tượng hạt có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất hạt giống trong nước.

- Phương pháp lp OTC:

+ Lập OTC: Diện tích mỗi OTC là 500m2 (20x25). Dung lượng mẫu quan sát n≥

50 cây cho mỗi OTC.

- Keo tai tượng hạt giống nhập từ Australia (20128): 10 OTC tuổi 4; 10 OTC tuổi 3; 5 OTC tuổi 2;

- Keo tai tượng khác: 10 OTCtuổi 4; 10 OTC tuổi 3; 5 OTC tuổi 2

- Điu tra trong OTC: Đo đếm, điều tra 100% số cây trong OTC, gồm một số

chỉ tiêu chính như:

+ Đường kính ngang ngực (D1.3): là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình sinh trưởng của từng cá thể (thể tích) và trữ lượng của lâm phần (M).

Đường kính đo bằng thước dây, đo chu vi thân cây ở vị trí 1,3 m.

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thước Bruleis có độ chính xác đến 0,1 m, đơn vị tính là m, kết hợp với sào đo caọ

+ Chiều cao dưới cành (Hdc) là chiều cao của cây rừng tính từ vị trí gốc cây (sát mặt đất) đến vị trí điểm phân cành lớn đầu tiên của thân cây, chiều cao dưới cành biểu hiện khả năng tỉa cành tự nhiên của loàịChiều cao dưới cành ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ gỗ chính phẩm, chiều cao dưới cành càng lớn thì tỷ lệ gỗ chính phẩm càng cao và ngược lại, từđó làm ảnh hưởng đến năng suất của lâm phần.

+ Đường kính tán lá (Dt): Tán cây là một trong những chỉ tiêu của cấu trúc lâm phần.Thông qua tán cây có thểđánh giá tình hình sinh trưởng và đề xuất các biện pháp tác động vào rừng.Đường kính tán lá là nhân tố quyết định hiệu quả giữ nước của rừng nên việc tác động các biện pháp chăm sóc, giảm mật độ cây rừng để thúc đẩy sự tăng trưởng vềđường kính D1.3 và đường kính tán là rất cần thiết.Thông qua chỉ tiêu đường kính tán lá có thể dự đoán được khả năng cải thiện điều kiện sinh thái môi trường.

Đo tính đường kính tá lá bằng thước dây đo theo 2 chiều Đông Tây-Nam Bắc, đơn vị

tính là m.

+ Điều tra chất lượng cây rừng: Dựa vào Hvn, D1.3, độ thẳng thân, khả năng tỉa cành tự nhiên, độ thon, chiều cao dưới cành… để đánh giá chất lượng cây (tốt, xấu, trung bình).

Cây tốt là những cây có Hvn, D1.3 cao hơn Hvn, D1.3 của những cây trung bình, không sâu bệnh, tỉa cành tự nhiên tốt, thân thẳng, ít mấu mắt, độ thon cây đồng đềụ

Cây xấu là những cây có các chỉ tiêu sinh trưởng về D1.3, Hvn thấp hơn cây trung bình, phân nhiều cành nhánh, nhiều mấu mắt, thân cây không thẳng, bị sâu bệnh, cụtngọn.

Bảng 2.1. Mẫu biểu phiếu điều tra tình hình sinh trưởng của rừng trồng PHIẾU ĐIỀU TRA OTC

Xã: ..., huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Số hiệu ô tiêu chuẩn: ...

Tọa độ tâm ô tại thực địa (VN2000): X = ...; Y = ... Tiểu khu: ... , Khoảnh: ... , Lô: ..., diện tích lô: m2

Diện tích OTC: 500 m2

Độ dốc trung bình: ……….……….…… Trạng thái ô tiêu chuẩn: Rừng trồng tuổi ...( năm trồng ...)

Trạng thái lô: Rừng trồng Độ tàn che: ………..……… STT Tên loài cây gỗ Đường kính (cm) Chiều cao (m) Dt (m) Phẩm chất cây gỗ Ghi chú C/vi D1.3 Hvn Hdc ĐT NB TB [1] [2] [3] [4] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12]

- Phương pháp RRA, PRA:

Với phương pháp này chúng tôi tiến hành lập bảng câu hỏi để điều tra từ phía người chỉđạo trồng rừng và người trực tiếp trồng rừng về khả năng, trình độ kỹ thuật, phương pháp lựa chọn đất đai, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã áp dụng, những thuận lợi khó khăn khi tiến hành kinh doanh rừng, những đề xuất, giải pháp của họ

(Phỏng vấn chọn ngẫu nhiên 03-05 cán bộ kỹ thuật, kiểm lâm địa bàn ở cơ sở và từ

100-120 hộ trồng rừng).

- Phương pháp quan sát

Nhằm quan sát và ghi chép các yếu tố của đối tượng nghiên cứu (Ví dụ: Đánh giá nhanh cây tốt, trung bình, xấu …).

Quan sát các biểu hiện bên ngoài của đối tượng phỏng vấn như: hoạt động, ngôn ngữ, cử chỉ….

2.4.2.3. Xử lý và phân tích số liệu

Sau khi đã thu thập các tài liệu và điều tra các số liệu cần thiết tiến hành xử lý nội nghiệp bằng các phương pháp như sau:

a) Phương pháp so sánh và phân tích tổng hợp

b) Xử lý số liệu từ quá trình điều tra thực địa trên các OTC tiến hành tổng hợp và tính toán theo các công thức cho các chỉ tiêu cụ thể và kiểm tra kết quả bằng phần mềm Excel 7.0 (Ngô Kim Khôi, 1998).

+ Tính các đặc trưng thống kê: * Trung bình mẫu (X): X =  = n i nixi n 1 1 (3.1) * Phương sai: S2 =  = − − n i X Xi n 1 2 ) ( 1 1 (3.2) * Sai tiêu chuẩn:

S = 2 S (3.3) * Hệ số biến động: S% = x100 X S (3.4)

* Tính thể tích thân cây được tính theo công thức: V = D .Hvn.f 4 ) ( . 2 3 . 1 π (3.5) f : Là hình số giảđịnh, lấy f trung bình = 0,48 * Trữ lượng trên 1 ha:

M = Vtb x Nht (m3/ha) (3.6) Trong đó: ni: Tần số quan sát

xi: Trị số quan sát

M: Trữ lượng cây đứng trên 1 ha V: Thể tích thân cây

Hvn: Chiều cao vút ngọn

+ Để so sánh sự khác biệt giữa các chỉ số sinh trưởng ở hai nguồn giống Keo tai tượng (nguồn hạt nhập từ Australia và nguồn hạt khác), tác giả sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics 20 và phương pháp phân tích T-test được sử dụng trên phần mềm R-software phiên bản 4.0.2. để kiểm tra sự khác biệt thông qua trị sốP.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng(acacia mangium) từ các nguồn giống khác nhau tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)