Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng(acacia mangium) từ các nguồn giống khác nhau tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 36 - 38)

1.2.3.1. Thuận lợi

- Các xã, phường, thị trấn trên toàn huyện đang nỗ lực triển khai xây dựng Nông thôn mới theo chương trình của Đảng và Chính phủ, hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia đã tương đối hoàn thiện với hệ thống đường liên huyện, liên xã đang dần hoàn thiện (100% số xã đã có đường ô tô đến tận UBND xã và có mạng lưới điện quốc gia). Hệ thống giao thông ra ngoại tỉnh có hệ thống đường bộ nối liền với các trung tâm kinh tế của cả nước là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển trên mọi phương diện: kinh tế, xã hội, du lịch, dịch vụ, .v.v.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch. Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu đã có những thành công khi áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất hàng hoá.

- Là một trong những huyện được Đảng và Nhà nước quan tâm trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, nhiều Chương trình ưu tiên của Chính phủđược triển khai cho các xã thuộc vùng sâu xa, khó khăn.

1.2.3.2. Khó khăn

- Trong những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đồng Hỷ, tỷ lệ hộ nghèo chung đã giảm xuống rõ rệt, tuy nhiên hộ

nghèo ở những vùng dân tộc thiểu số còn ở mức caọ Điều này đã gây ra sự mất cân bằng về mức sống giữa thành thị và nông thôn.

- Phân bố dân cư không đồng đều trên các vùng, người dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những nơi núi cao, sâu xa, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, năng suất sản lượng thấp, tình trạng đốt rừng để làm nương vẫn còn;Nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động, có kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc nhưng thiếu lao động có tay nghề caọ Những vấn đề trên đã làm cho công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

- Tăng trưởng kinh tế không đều giữa các vùng, các ngành và giữa các bộ phận dân cư; sự phát triển của nông nghiệp còn nặng về quy mô, chưa đầu tư chiều sâu và công

nghệ cao, thiếu đa dạng, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh còn ít, là nguyên nhân hạn chế sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, chất lượng cần được nâng cao để có thể thu hút và cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước;

- Cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi đã được đầu tư nhưng còn dàn chải, không tập trung nên đã hạn chế hiệu quả sử dụng.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Rừng trồng keo tai tượng có nguồn gốc nhập hạt giống từ Australia (20128), có xuất xứ từ Pongaki-Oriomo, Papua New Guineạ Hạt giống do Viện nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cung cấp cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên để giao cho các vườn ươm trong tỉnh gieo ươm,

được kiểm tra, nghiệm thu đảm bảo các tiêu chuẩn về vườn ươm, tiêu chuẩn cây giống...; rừng trồng thuần loài tuổi 2 đến tuổi 4 (Rừng trồng các năm 2016 -2019) tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Rừng trồng keo tai tượng thuần loài, hạt giống có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất hạt giống trong nước (hạt giống Đồng Nai, hạt giống Phú Thọ ...) từ tuổi 2 đến tuổi 4 (Rừng trồng các năm 2016 -2019) tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Đề tài chỉ đánh giá sinh trưởng, chất lượng rừng trồng, xác định trữ lượng hiện tại và so sánh giữa keo tai tượng có nguồn gốc hạt nhập từ Australia từ tuổi 2 đến tuổi 4 trồng thuần loài với loài cây keo tai tượng có nguồn gốc hạt giống trong nước ở cùng tuổi và cùng trồng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1.Địa đim nghiên cu

Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo tai tượng(acacia mangium) từ các nguồn giống khác nhau tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)