Phong tục tập quán của 1 số nước yêu thích?

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS và MAIL môn MARKETING căn bản marketing là gì tầm quan trọng của marketing (Trang 48 - 49)

- Tết Nguyên Đán ở Việt:

Tết Nguyên Đán được người dân Việt Nam gọi là Tết ta để phân biệt với Tết dương lịch. Mỗi năm khi Tết đến, mọi thành viên trong gia đình được trở về sum họp dưới mái ấm, về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

Trong đêm giao thừa – thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các gia đình sẽ làm lễ thắp hương cúng gia tiên để đón năm mới, tiễn năm cũ qua đi, cầu may mắn, tài lộc và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

- Tết Oshougatsu ở Nhật Bản:

Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến 3-1. Người dân Nhật Bản chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12. Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới. Ngày 1/1 là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Người ta quan niệm rằng, xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Tết Nhật Bản có những điểm tương đồng với các nước phương Đông, tuy nhiên cũng có nét đặc sắc về phong tục tập quán khác biệt với nhiều nghi thức đặc biệt và mang phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống.

- Mâm đồ lễ cúng tổ tiên ở Hàn Quốc:

Mâm cúng tổ tiên cực kỳ quan trong đối với người Hàn Quốc trong ngày Tết. Mỗi gia đình thường mất đến hẳn 1 ngày để chuẩn bị hết các nguyên liệu, sau đó cần phải nấu nướng , công việc này vất vả cho các bà nội trợ trong nhà. Một bàn lễ cúng của người Hàn được sắp xếp cầu kì không kém, khoảng 20 món ăn khác nhau được bày biện trên mâm lễ, tùy theo vùng miền mà các món có thể khác nhau, lúc nào cũng đầy đủ các món mặn, ngọt, món tráng miệng và phải được đặt theo đúng

quy. Người Hàn Quốc tin rằng để bày tỏ lòng thành kính nhất tới tổ tiên và những người đã khuất là khi đồ thờ cúng phải ngon và trình bày đẹp nhất, chính vì vậy mà họ rất cẩn trong và dành nhiều thời gian cho trong việc này.

- Văn hóa cưới hỏi thời xưa ở Trung Quốc:

Người Trung Quốc vốn rất coi trọng lễ nghi, vì vậy hôn lễ truyền thống của Trung Quốc phải trải qua 6 lễ nghi (lục lễ): nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh.

- Lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan:

Songkran diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 hàng năm, đánh dấu giao thời từ năm cũ sang năm mới với nhiều với nhiều việc tẩy uế nhà cửa và ăn vận quần áo mới, một phong tục tập quán đặc trưng của quốc gia được rất nhiều các du khách du lịch Thái Lan tới tham gia hàng năm.

- Nhảy qua trẻ sơ sinh để xua đuổi ma quỷ ở Tây Ban Nha:

Truyền thống này diễn ra ở ngôi làng Castrillo de Murcia thuộc thành phố Sasamón, được gọi là lễ hội El Colacho. Người ta sẽ mặc trang phục màu đỏ và vàng, đeo mặt nạ và nhảy qua những đứa trẻ mới được sinh ra trong vòng một năm trước đó, được đặt nằm cẩn thận trên một tấm nệm trải trên mặt đất.

Mặc dù việc này có vẻ không an toàn nhưng mọi người tin rằng làm cách này sẽ khiến ma quỷ tránh xa trẻ con. Sau cú nhảy, người ta sẽ rắc cánh hoa hồng xung quanh các em bé. Truyền thống này có từ những năm 1600, vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

Một phần của tài liệu BÀI tập LMS và MAIL môn MARKETING căn bản marketing là gì tầm quan trọng của marketing (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)