Quanđiểm lý thuyết trong nghiêncứu về ảnh hưởng của báo điệntử đố

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay . (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quanđiểm lý thuyết trong nghiêncứu về ảnh hưởng của báo điệntử đố

tử đối với lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay

Khi nhắc tới hai từ “ảnh hưởng”, mỗi người sẽ có cách định nghĩa khác nhau. Có người thì cho rằng, “ảnh hưởng” có nghĩa là tác động (từ người, sự việc hoặchiện tượng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc người nào đó. Cũng có ý kiến cho rằng, “ảnh hưởng” là khi một người suy nghĩ hoặc hành động được thay đổi bởi của người khác. Ảnh hưởng có thể là cả tốt và xấu. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm “ảnh hưởng” theo định nghĩa sau: “Ảnh hưởng là tác động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó. Ví dụ: Ảnh hưởng của khí hậu đối với cây cối; nói chuyện làm ảnh hưởng đến người khác…” [29, tr. 7].

công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lượng thông tin khổng lồ đến với công chúng. Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình các sự kiện. Nói cách khác, báo chí không chỉ đơn thuần là người đưa tin, phản ánh thụ động các sự kiện; nó còn đóng vai trò ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện như một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và quy định chiều hướng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai trò đó chính là áp lực của dư luận xã hội do báo chí tạo ra.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, tính đến năm 2015, dân số Việt Nam đạt 91,9 triệu người, tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi (thanh niên) chiếm 31,2%. Con số này cho thấy, giới trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.

Giới trẻ luôn là một trong những nhóm công chúng đích của truyền thông đại chúng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ… giới trẻ được sống trong nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng.

Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nước và của địa phương nơi mình đang sống. Có thể nói, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ.

Không những vậy, do sự đa dạng, phong phú và cập nhật thông tin nhanh chóng nên báo điện tử còn tìm thấy cho mình được nguồn tri thức

hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống của mình. Một số những trang báo chuyên ngành còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của giới trẻ.

Thế nhưng, bên cạnh những hình đẹp về giới trẻ, vẫn còn đâu đó những người trẻ có lối sống lệch lạc, thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật do tác động của những mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng. Những người trẻ này có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội phạm.

Thông qua các PTTT đại chúng (trong đó tích cực nhất là báo điện tử), dư luận không khỏi cảm thấy sốc trước hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh - sinh viên: “ngắn trước, rách sau”, “siêu mỏng”, rồi các “hot girl, hot boy” sang chảnh; truy cập các website độc hại, chat nude, đua xe, quan hệ tình dục sớm; trường học thì thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực học đường. Đặc biệt, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần4.300 vụ án so với 6 năm trước đó. Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhối dư luận xã hội.

Điều đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa. Theo thống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dưới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%. Nếu như Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 người khi chỉ còn kém vài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trường (ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ,

Bình Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83 tuổi) để cướp 700 nghìn đồng khi Trường chưa đầy 16 tuổi. Hay vụ Nông VănCông (ở xã Ngọc Đường, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lưu Thị Linh để cướp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinh lớp 9 của Trường THCS xã Ngọc Đường…

Dư luận cũng giật mình khi mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT; Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động; Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại. Tất cả những số liệu này phần nào giống như tín hiệu báo động về sự xuống cấp trong lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Trong đó, các PTTT đại chúng nói chung và báo điện tử nói riêng đã phần nào “góp tay” khiến tình trạng này gia tăng mạnh hơn.

Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, giữa một “biển” thông tin, giới trẻ có thể “lạc lối”, nếu không được định hướng, giáo dục. Thế nhưng, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của kinh tế thị trường và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đưa tin, làm ảnh hưởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ.

Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có không ít tờ báo thu hút độc giả bằng những bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị hiếu tầm thường, dục vọng thấp kém của con người. Việc các ngôi sao, người mẫu, diễn viên thường xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng, dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thượng được xã hội tôn vinh, kích thích giới trẻ học đòi theo những điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc

sống.

Thông tin báo chí đối với thế hệ trẻ ngày nay vừa thừa, vừa thiếu. Thừa những thông tin giải trí, giật gân vô bổ, thậm chí độc hại mà thiếu những thông tin nghiêm túc, có tính phát hiện, khai sáng, cảnh báo, có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Báo điện tử đang phát triển “nóng” nhưng thiếu chiều sâu, thiếu đỉnh cao. Có không ít tờ báo coi nhẹ chức năng thông tin, phản biện xã hội mà lại chú trọng tính chất giải trí, thương mại, chạy theo thị hiếu tầm thường của độc giả.

Có thể nói, vai trò, tác động của báo chí, truyền thông nói chung, báo điện tử nói riêng đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn, nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, các ban ngành, cơ quan truyền thông cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao tác động của báo điệntử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.

1.3.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam

1.3.1.Quá trình hình thành và phát triển

Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương (tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam) có địa chỉ: http://quehuongonline.vn

đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của nước ta.

Đối tượng phục vụ chủ yếu của tạp chí là cộng đồng người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài cũng như thân nhân của họ ở trong nước và những độc giả quan tâm, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử báo chí nước nhà, đánh dấu các PTTT đại chúng ở Việt Nam đã có thêm một thành viên mới, một loại hình báo chí mới vừa hiện đại, vừa đặc biệt hữu dụng.

Tiếp nối sự ra đời của Quê hương Online, ngày 21/06/2016, báo Nhân dân điện tử (http://nhandan.vn/) chính thức phát hành trên mạng internet; ngày 03/02/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền

http://vovnews.vn; ngày 01/09/2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử http://vtv.vn. Đến nay, các cơ quan báo chí lớn như: Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thông tấn xã Việt Nam… đều có tờ báo điện tử. Từ chỗ ban đầu chỉ là những tờ báo phiên bản điện tử của báo in, những tờ báo trên đã phát triển độc lập, có phong cách riêng và dần thoát ra khỏi cái bóng bao trùm của báo in, khẳng định được ưu thế vượt trội của mình.

Bên cạnh đó, những tờ báo điện tử độc lập cũng dần xuất hiện. Ngày 26/02/2002, tờ Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net/) chính thức ra mắt độc giả và chính thức được cấp phép hoạt động báo chí, trở thành tờ báo điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp theo là tờ Vietnamnet

(http://vietnamnet.vn/) cũng được cấpphép vào ngày 23/01/2003, VnMedia

(http://vnmedia.vn/) được cấp phép ngày 06/08/2003.

Theo báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015 của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 cho biết: Hiện cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248. Tính từ năm 2010, số lượng cơ quan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan.

1.3.2.Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử

Thực tế cho thấy, rất nhiều người không phân biệt được giữa báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử. Có rất nhiều

người nghĩ rằng, các trang thông tin điện tử hoạt động giống như trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động giống như báo điện tử.

Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ: Trang thông tin điện tử trên internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác.

Còn trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trang thông tin điện tử được phân loại và quy định quản lý như sau:

1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử, được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí.

2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. 3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chứcbộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.

4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ MXH để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên internet và các quy định có liên quan tại

Nghị định này.

5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử này được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan.

Theo thông tư số 9/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử không phải cấp phép gồm: trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử cá nhân; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành; diễn đàn nội bộ dành cho hoạt động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó; trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin được quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, thông tư số 9/2014/TT-BTTTT cũng quy định các trang thông tin điện tử phải cấp phép hoạt động là: trang thông tin điện tử tổng hợp; các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành khi cung cấp thông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.

Ngoài ra, thông tư còn quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp khi trích dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin (được quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP);

không đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí).

Trong khi đó, so với trang thông tin điện tử, báo điện tử có những điểm khác biệt nổi bật như sau:

Báo điện

tử Trang thông tin điện tử

Là của một tổ chức chính trị, xã hội nhất định, được cấp phép hoạt động.

Của tổ chức xã hội, công ty, đơn vị kinh tế, cá nhân; có hoặc không được cấp

phép hoạt động. Là hoạt động chính trị, phục vụ công

tác tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc, nhân dân.

Hoạt động theo Luật Báo chí.

Quảng bá cho tổ chức, cá nhân, sản phẩm và hoạt động vì mục đích riêng.

Nội dung thông tin: Được chọn lọc, đa dạng (mọi vấn đề của đời sống). Tính thời sự của thông tin cao. Có thể đồng thời với sự kiện xảy ra. Thông tin là những sự kiện có thật, chính xác, có thể kiểm tra. Thông tin mang tính định hướng, góp phần quản lý xã hội.

Nội dung thông tin: Hẹp, mang

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay . (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w