Báo điệntử Tuổi Trẻ Online

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay . (Trang 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Báo điệntử Tuổi Trẻ Online

Báo Tuổi Trẻ là tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, báo ra số đầu tiên ngày 02/09/1975. Số tứ hai của tờ báo với măng – séc “Tuổi trẻ - Tiếng nói của Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh” chính thức khẳng định đây là cơ quan ngôn luận của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh.

Ra đời trong hoàn cảnh bao cấp nhưng đến năm 1983, Tuổi Trẻ đã có thể tự đứng vững bằng tiềm lực tài chính của mình. Đây cũng là một trong những tờ báo in hàng đầu của Việt Nam, có lượng phát hành rất lớn. Từ những số đầu tiên, chỉ phát hành với số lượng vô cùng hạn chế là khoảng 5.000 bản/tuần. Nhật báo Tuổi Trẻ có thời điểm báo Tuổi Trẻ đã phát hành tới 500.000 bản/ngày. Báo Tuổi Trẻ hiện có một số ấn phẩm như: Tuổi Trẻ Cuối tuần, Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ Online, Tuoitrenews, Áo trắng, Tuổi Trẻ Mobile, Tuổi Trẻ Media Online…

Tuổi Trẻ Online được cấp giấy phép chính thức hoạt động ngày 01/12/2003. Chỉ trong một thời gian ngắn, tờ báo này đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình, luôn đứng trong top những trang web tiếng Việt được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam. Ngày 03/8/2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) thành lập và sản xuất những chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác phát sóng với các kênh truyền hình trong nước. Ngày 21/6/2010 Tuổi Trẻ News (phiên bản tiếng Anh) thành lập và sau đó là sự ra đời của Tuổi Trẻ Mobile (phiên bản báo điện tử cho điện thoại di động) vào tháng 9/2010.

Hiện nay, Tuổi Trẻ Online cũng hướng đến việc phát huy các yếu tố đa phương tiện của báo điện tử, kết hợp các phương tiện truyền tải thông

tin của cả báo in, phát thanh và truyền hình. Để làm được điều đó, Tuổi Trẻ Online phải xây dựng một đội ngũ phóng viên, BTV chuyên nghiệp, phát huy được thế mạnh đa phương tiện trên trang báo điện tử của mình. Trên thực tế, Tuổi Trẻ Online đã xây dựng cho mình một trang báo đa phương tiện, đặc biệt là có thể thấy rõ xu hướng audio hóa các tác phẩm báo chí trên trang báo này.

Hiện nay, Tuổi Trẻ Online là một trong những trang báo điện tử có tên tuổi, có lượng bạn đọc ổn định ở Việt Nam. Theo thống kê đến năm 2010, Tuổi Trẻ online vẫn dẫn đầu về chất lượng với tiêu chí “rất tốt” với tỷ lệ bình chọn của người đọc là 54,5%, tiếp đến là Vietnamnet 50,2% và VnExpress (39,8%).

Theo thống kê của trang Alexa.com, trong nhiều tháng báo Tuổi Trẻ Online xếp ở vị trí thứ 50 trong số những trang website ở Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ người truy cập từ Việt Nam là 82,8%, Hoa Kỳ là 5,3%, Nhật Bản là 1,7%, Australia là 1,5%, Singapore là 1,4%. Trang Alexa.com cũng thống kê được, thời gian lưu lại trang của các độc giả trung bình là 5,43 phút và có 7,20% người truy cập vào trang báo Tuổi Trẻ Online thông qua công cụ tìm kiếm.

Đánh giá sự lớn mạnh và vai trò của báo Tuổi Trẻ nói chung đối với sự nghiệp báo chí truyền thông của nước nhà, phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập báo Tuổi Trẻ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ đã khẳng định: “Nhìn lại quá trình hình thành, phát triển của Báo Tuổi Trẻ, nhất là sau thời điểm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, mới thấy rõ hơn sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của báo chí Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Từ vị trí khiêm tốn ban đầu, Tuổi Trẻ đã trở thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện gồm nhiều loại hình báo chí, nhiều sản phẩm báo chí. Hoạt động kinh tế báo chí, hoạt động xã hội của Tuổi Trẻ cũng đạt được nhiều thành công và tạo được bản sắc riêng”. [52, tr. 1]

Cũng theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ, những năm gần đây Tuổi Trẻ đã vượt tầm vóc của một đoàn thể, phạm vi của một địa phương trở thành một trong những tờ báo tốp đầu của cả nước về lượng phát hành và khả năng chi phối thông tin đối với công chúng.

Trong xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại, báo Tuổi Trẻ cũng phải thường xuyên đổi mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của bạn đọc.

2.2.5.Báo điện tử Thanhnien.vn

Ngày 03 tháng 01 năm 1986, báo Thanh Niên ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin Thanh Niên trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Tròn 10 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước vẫn còn ứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Lúc đó, cả nước vừa tập trung khắc phục hậu quả của chiến tranh, phá thế bao vây cấm vận, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vừa bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới. Nhu cầu thông tin của người dân về các sự kiện của đất nước và quốc tế, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục… ngày càng cao. Nhu cầu về một tờ báo dành cho mọi tầng lớp thanh niên trong xã hội: trí thức, doanh nhân trẻ, sinh viên học sinh, Việt kiều… trở nên cấp thiết. Đặc biệt, nhiều cán bộ trẻ từng tham gia phong trào sinh viên học sinh đô thị miền Nam rất muốn có một tờ báo nhằm tuyên truyền, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp thanh niên vừa giúp người trẻ bày tỏ nguyện vọng, vừa tạo điều kiện cho họ tham gia trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ mới.

Trong bối cảnh đó, ông Huỳnh Tấn Mẫm (thời bấy giờ đang là Phó Ban Mặt trận Trung ương Đoàn, Phó Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam) và ông Nguyễn Công Khế (đang công tác ở báo Phụ nữ Việt Nam, được Trung ương Đoàn mời về), đã được Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam tin tưởng, giao nhiệm vụ xây dựng tờ Báo Thanh Niên từ thuở ban đầu với nhiều ước vọng về một tờ báo đầy sức sống, năng động, sáng tạo.

Năm 1985, những số “Thông tin Thanh Niên” đầu tiên đã được phát hành đến với bạn đọc. Ngày 12/08/1985, Ban Bí thư Trung ương Đoàn có Công văn số 940/CVTWĐ gửi Ban Tuyên huấn Trung ương xin ý kiến về

việc cho phép xuất bản tờ tin mang tên Thanh Niên. Ngày 02/01/1986, Ban Tuyên huấn có Công văn số 01 TH/TW trả lời Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đồng ý để Trung ương Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam xuất bản hàng tuần tờ tin mang tên Thanh Niên. Trên cơ sở đó, ngày 03/01/1986, Cục Xuất bản và báo chí (Bộ Văn hóa) cấp giấy phép xuất bản báo chí tạm thời số 1/XB-BC.

Trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của các trang tin điện tử - báo điện tử ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Ban Biên tập báo Thanh Niên quyết định đầu tư, mở thêm trang tin điện tử Thanh Niên. Ngày 25/09/2003, Bộ Văn hóa - Thông tin cấpgiấy phép số 14/GP-BC thiết lập trang tin điện tử trên internet cho báo Thanh Niên. Ngày 01/12/2003, website

http://thanhnien.vn/ chính thức khai trương. Thời gian đầu, trang tin điện tử Thanh Niên đảm nhận khá tốt việc chuyển tải các tin, bài, ảnh từ báo in lên. Nhưng do báo Thanh Niên có nguồn thông tin rất dồi dào, phong phú, đa dạng; đồng thời nhu cầu thông tin của bạn đọc ngày càng cao nên “chiếc áo” trang tin điện tử của báo Thanh Niên trở nên quá chật chội. Việc xin phép ra báo điện tử Thanh Niên là điều tất yếu. 10 năm sau, báo điện tử Thanh Niên được cấp phép (Ngày 29/7/2013, Bộ Thông tin - Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 298/GP-BTTTT cho báo Thanh Niên). Đồng thời một số website trực thuộc cũng được phép hoạt động:

Chuyên trang tin nóng:

http://tinnong.thanhnien.vn/ Chuyên trang giải trí: http://ihay.thanhnien.vn/

Chuyên trang thế giới xe:

http://thegioixe.thanhnien.vn/ Chuyên trang ẩm thực: http://saigonamthuc.thanhnien.vn/ Chuyên

trang thể thao: http://thethao.thanhnien.vn/ Chuyên trang media: http://video.thanhnien.vn/

Ngày 05/09/2013, một bước tiến mới nữa trong quá trình phát triển của Thanh Niên được ghi dấu ấn là Thanh Niên phiên bản mobile chính thức khai trương, đi vào hoạt động (m.thanhnien.vn). Thanh Niên mobile cung cấp đến bạn đọc tiện ích đọc báo trên điện thoại di động và máy tính bảng thông qua nền tảng web trên di động tại địa chỉ m.thanhnien.vn và ứng dụng đọc báo dành cho các máy sử dụng hệ điều hành iOS và Android. Cuối năm 2013, Báo Thanh Niên trở thành tờ báo đầu tiên tại Việt Nam cho phép người đọc có thể xem clip và hình ảnh 3D trên báo in. Theo đó, người dùng chỉ cần tải ứng dụng đọc Báo Thanh Niên trên điện thoại thông minh và máy tính bảng (Thanh Niên mobile) và soi vào những tin bài có gắn logo TNsnap là có thể xem ngay clip và hình ảnh 3D.

Theo đánh giá của trang Alexa.com, báo Thanh Niên online đứng thứ 78 trong tổng số website ở Việt Nam. Trong đó, lượt truy cập trong nước là 84,3%, tại Mỹ là 4,9%, Đức là 1,4%, Australia là 1,3% và Singapore là 0,9%. Thời gian lưu lại trangcủa độc giả trung bình là 5,08 phút và có 11,40% số độc giả truy cập vào website thông qua các trang tìm kiếm.

2.2.Thực trạng sử dụng báo điện tử trong giới trẻ hiện nay

2.2.1.Mục đích sử dụng báo điện tử

Theo Từ điển Tiếng Việt: Mục đích là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được. Trong tâm lý học, mục đích là một trong ba thành tố để tạo nên “nội dung đối tượng” của hoạt động (mặt tâm lý). Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới và kết quả là tạo ra sản phẩm cho cả con người và thế giới.

Theo quan điểm của nhà tâm lý học kiệt xuất của thế kỷ XX A.N.Leonchiev, cấu trúc vĩ mô của hoạt động gồm 6 thành tố. Phía chủ thể

bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa 3 thành tố này, đó là: hoạt động – hành động – thao tác. Ba thành tố này thuộc vào các đơn vị thao tác (mặt kỹ thuật) của hoạt động. Phía khách thể (đối tượng của hoạt động) bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ của chúng với nhau, đó là: động cơ – mục đích – phương tiện. Những thành tố này tạo nên “nội dung đối tượng” của hoạt động (mặt tâm lý). Hoạt động hợp bởi hành động. Hành động diễn ra bằng các thao tác. Hoạt động luôn luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng) đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Để đạt mục đích, con người phải sử dụng các phương tiện. Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng để tạo ra sản phẩm của hoạt động (“sản phẩm kép” – cả về phía khách thể, cả về phía chủ thể).

Như vậy, hoạt động đọc báo điện tử được tổ hợp bởi nhiều hành động đọc báo. Hoạt động đọc báo này luôn hướng đến một động cơ nhất định (nằm trong đối tượng), đó sẽ là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động đọc báo. Tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau mà cách lựa chọn thông tin của mỗi độc giả cũng khác nhau. Nếu đọc báo để giải trí, độc giả sẽ chọn những bài viết mang tính hài hước, vui vẻ; Nếu đọc báo để tìm kiếm thông tin, độc giả sẽ hướng tới bài viết có hàm lượng thông tin lớn, hàn lâm và có nghiên cứu khoa học; Nếu đọc báo để nắm bắt tình hình đời sống, độc giả sẽ tìm kiếm những bài báo có tính chất thời sự, nóng bỏng…

Nghiên cứu về thực trạng đọc báo điện tử của giới trẻ Việt Nam hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra bảng hỏi với 250 bạn trẻ, trong độ tuổi từ 18 – dưới 30 tuổi. Số phiếu phát ra là 250, số phiếu thu về là 220 phiếu với 55,7% đang là học sinh – sinh viên, 19,5% là nhân viên văn phòng, 14,5% làm kinh doanh buôn bán và 10,4% là công nhân. Trong số đó, độ tuổi từ

18 – 25 chiếm số đông với 81,8%, kế đến là độ tuổi trên 25 với 15,5% và độ tuổi từ 15 – 18 là 2,7%.

Trong số 220 người được hỏi đã lựa chọn đọc các báo điện tử lần lượt là VnExpress, Dân Trí, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet với tỉ lệ phần trăm như trong biểu 2.1 [Phụ lục, tr.120]

Để xác định mục tiêu của đối tượng độc giả này, luận văn đã chia các báo trên thành ba nhóm báo khác nhau: Nhóm báo điện tử “thuần” và phổ biến nhất (VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet), nhóm báo điện tử có “gốc” từ báo in (Tuổi Trẻ, Thanh Niên) và nhóm báo điện tử khác (bao gồm những báo điện tử không nằm trong hai nhóm trên). Kết quả khảo sát đã cho thấy, độc giả lựa chọn đọc báo điện tử với mục đích tìm kiếm thông tin về các vấn đề mang tính thời sự là chủ yếu, tiếp đến là tìm kiếm tài liệu phục vụ cho công việc và học tập, thứ nữa là để giải trí khi rảnh rỗi và sau cùng là các mục đích khác.

Bảng số liệu trên cho thấy, độc giả trẻ có xu hướng lựa chọn những trang báo điện tử uy tín, phổ biến và có độ tin cậy cao vào việc tìm hiểu về đời sống xã hội hàng ngày hoặc là thông tin nguồn phục vụ cho công việc và học tập. Những mục đích mang tính giải trí, độc giả sẽ lựa chọn những trang báo (hoặc trang tin) mang tính chất giật gân, câu khách. Đối với mỗi người, nhận thức sẽ quyết định đến mục đích của bản thân, mục đích sẽ tác động đến ý thức và làm ảnh hưởng tới hành vi, lối sống. Do đó, khi nắm bắt được mục đích đọc báo điện tử của giới trẻ, các nhà báo, phóng viên nói riêng và các tòa soạn nói chung sẽ biết cách điều chỉnh thông tin trước khi đưa thông tin tiếp cận với độc giả sao cho hiệu quả nhất.

2.2.2.Địa điểm và phương tiện sử dụng báo điện tử

Từ điển tiếng Việt định nghĩa, “địa điểm” là nơi chốn cụ thể xảy ra một sự việc nào đó còn “phương tiện” là cái dùng để tiến hành công việc

gì đó và đạt được mụcđích nào đó. Theo định nghĩa này, địa điểm sử dụng báo điện tử sẽ là nơi chốn cụ thể nào đó (nhà ở, cơ quan, nơi công cộng…) mà độc giả đã dùng cái gì đó có kết nối internet để tiến hành đọc báo (máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh…).

Theo báo cáo về người dùng internet di động tại khu vực Đông Nam Á năm 2013 của Mạng Quảng cáo Di động Toàn cầu (Vserv.mobi) và Hiệp hội Tiếp thị Di động (MMA), hơn một nửa số người dùng internet di động là những người trẻ tuổi, đang ở độ tuổi dưới 24 và hơn 1/3 trong số đó có trình độ đại học và sau đại học, 70% người dùng có nghề nghiệp chuyên môn. Đó là các học giả, doanh nhân, công chức, giáo viên, sinh viên, học sinh, người làm công tác xã hội… Công việc và cuộc sống hàng ngày đòi hỏi họ phải tiếp xúc với internet. Máy tính, điện thoại và kết nối mạng gần như trở thành những thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của họ, dù chỉ một ngày. Mạng internet từ lâu đã trở thành phương tiện nghiên cứu, học tập, làm việc, giải trí và kết nối quen thuộc của những đối tượng này.

Báo điện tử ra đời, hoạt động và phát triển song hành, mật thiết với kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin. Do đó, để có thể tiếp nhận được thông tin từ loại hình báo chí này, công chúng buộc phải có những phương tiện nhất định cũng như khả năng sử dụng chúng. Đây không đơn giản là việc bỏ ra số tiền nào đó để mua một tờ báo hay bật nút khởi động tivi. Công chúng của báo điện tử phải có máy vi tính hoặc thiết bị số tương tự như: máy tính xách tay, (laptop, notebook), máy tính cầm tay (palmtop), điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng… kết nối được với internet.

Theo Báo cáo về người dùng internet di động tại khu vực Đông Nam Á năm 2013 của Vserv.mobi và Hiệp hội Tiếp thị Di động (MMA), hơn 70% người dùng internet có năng lực chi tiêu mạnh mẽ bao gồm việc

thường xuyên đến các nhà hàng, trung tâm mua sắm và rạp chiếu phim. Họ thường xuyên có nhu cầu cũng như cơ hội, khả năng, phương tiện để

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay . (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w