7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng sử dụng báo điệntử trong giới trẻ hiện nay
2.2.1.Mục đích sử dụng báo điện tử
Theo Từ điển Tiếng Việt: Mục đích là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được. Trong tâm lý học, mục đích là một trong ba thành tố để tạo nên “nội dung đối tượng” của hoạt động (mặt tâm lý). Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới và kết quả là tạo ra sản phẩm cho cả con người và thế giới.
Theo quan điểm của nhà tâm lý học kiệt xuất của thế kỷ XX A.N.Leonchiev, cấu trúc vĩ mô của hoạt động gồm 6 thành tố. Phía chủ thể
bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa 3 thành tố này, đó là: hoạt động – hành động – thao tác. Ba thành tố này thuộc vào các đơn vị thao tác (mặt kỹ thuật) của hoạt động. Phía khách thể (đối tượng của hoạt động) bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ của chúng với nhau, đó là: động cơ – mục đích – phương tiện. Những thành tố này tạo nên “nội dung đối tượng” của hoạt động (mặt tâm lý). Hoạt động hợp bởi hành động. Hành động diễn ra bằng các thao tác. Hoạt động luôn luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng) đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Để đạt mục đích, con người phải sử dụng các phương tiện. Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng để tạo ra sản phẩm của hoạt động (“sản phẩm kép” – cả về phía khách thể, cả về phía chủ thể).
Như vậy, hoạt động đọc báo điện tử được tổ hợp bởi nhiều hành động đọc báo. Hoạt động đọc báo này luôn hướng đến một động cơ nhất định (nằm trong đối tượng), đó sẽ là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động đọc báo. Tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau mà cách lựa chọn thông tin của mỗi độc giả cũng khác nhau. Nếu đọc báo để giải trí, độc giả sẽ chọn những bài viết mang tính hài hước, vui vẻ; Nếu đọc báo để tìm kiếm thông tin, độc giả sẽ hướng tới bài viết có hàm lượng thông tin lớn, hàn lâm và có nghiên cứu khoa học; Nếu đọc báo để nắm bắt tình hình đời sống, độc giả sẽ tìm kiếm những bài báo có tính chất thời sự, nóng bỏng…
Nghiên cứu về thực trạng đọc báo điện tử của giới trẻ Việt Nam hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra bảng hỏi với 250 bạn trẻ, trong độ tuổi từ 18 – dưới 30 tuổi. Số phiếu phát ra là 250, số phiếu thu về là 220 phiếu với 55,7% đang là học sinh – sinh viên, 19,5% là nhân viên văn phòng, 14,5% làm kinh doanh buôn bán và 10,4% là công nhân. Trong số đó, độ tuổi từ
18 – 25 chiếm số đông với 81,8%, kế đến là độ tuổi trên 25 với 15,5% và độ tuổi từ 15 – 18 là 2,7%.
Trong số 220 người được hỏi đã lựa chọn đọc các báo điện tử lần lượt là VnExpress, Dân Trí, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet với tỉ lệ phần trăm như trong biểu 2.1 [Phụ lục, tr.120]
Để xác định mục tiêu của đối tượng độc giả này, luận văn đã chia các báo trên thành ba nhóm báo khác nhau: Nhóm báo điện tử “thuần” và phổ biến nhất (VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet), nhóm báo điện tử có “gốc” từ báo in (Tuổi Trẻ, Thanh Niên) và nhóm báo điện tử khác (bao gồm những báo điện tử không nằm trong hai nhóm trên). Kết quả khảo sát đã cho thấy, độc giả lựa chọn đọc báo điện tử với mục đích tìm kiếm thông tin về các vấn đề mang tính thời sự là chủ yếu, tiếp đến là tìm kiếm tài liệu phục vụ cho công việc và học tập, thứ nữa là để giải trí khi rảnh rỗi và sau cùng là các mục đích khác.
Bảng số liệu trên cho thấy, độc giả trẻ có xu hướng lựa chọn những trang báo điện tử uy tín, phổ biến và có độ tin cậy cao vào việc tìm hiểu về đời sống xã hội hàng ngày hoặc là thông tin nguồn phục vụ cho công việc và học tập. Những mục đích mang tính giải trí, độc giả sẽ lựa chọn những trang báo (hoặc trang tin) mang tính chất giật gân, câu khách. Đối với mỗi người, nhận thức sẽ quyết định đến mục đích của bản thân, mục đích sẽ tác động đến ý thức và làm ảnh hưởng tới hành vi, lối sống. Do đó, khi nắm bắt được mục đích đọc báo điện tử của giới trẻ, các nhà báo, phóng viên nói riêng và các tòa soạn nói chung sẽ biết cách điều chỉnh thông tin trước khi đưa thông tin tiếp cận với độc giả sao cho hiệu quả nhất.
2.2.2.Địa điểm và phương tiện sử dụng báo điện tử
Từ điển tiếng Việt định nghĩa, “địa điểm” là nơi chốn cụ thể xảy ra một sự việc nào đó còn “phương tiện” là cái dùng để tiến hành công việc
gì đó và đạt được mụcđích nào đó. Theo định nghĩa này, địa điểm sử dụng báo điện tử sẽ là nơi chốn cụ thể nào đó (nhà ở, cơ quan, nơi công cộng…) mà độc giả đã dùng cái gì đó có kết nối internet để tiến hành đọc báo (máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh…).
Theo báo cáo về người dùng internet di động tại khu vực Đông Nam Á năm 2013 của Mạng Quảng cáo Di động Toàn cầu (Vserv.mobi) và Hiệp hội Tiếp thị Di động (MMA), hơn một nửa số người dùng internet di động là những người trẻ tuổi, đang ở độ tuổi dưới 24 và hơn 1/3 trong số đó có trình độ đại học và sau đại học, 70% người dùng có nghề nghiệp chuyên môn. Đó là các học giả, doanh nhân, công chức, giáo viên, sinh viên, học sinh, người làm công tác xã hội… Công việc và cuộc sống hàng ngày đòi hỏi họ phải tiếp xúc với internet. Máy tính, điện thoại và kết nối mạng gần như trở thành những thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của họ, dù chỉ một ngày. Mạng internet từ lâu đã trở thành phương tiện nghiên cứu, học tập, làm việc, giải trí và kết nối quen thuộc của những đối tượng này.
Báo điện tử ra đời, hoạt động và phát triển song hành, mật thiết với kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin. Do đó, để có thể tiếp nhận được thông tin từ loại hình báo chí này, công chúng buộc phải có những phương tiện nhất định cũng như khả năng sử dụng chúng. Đây không đơn giản là việc bỏ ra số tiền nào đó để mua một tờ báo hay bật nút khởi động tivi. Công chúng của báo điện tử phải có máy vi tính hoặc thiết bị số tương tự như: máy tính xách tay, (laptop, notebook), máy tính cầm tay (palmtop), điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng… kết nối được với internet.
Theo Báo cáo về người dùng internet di động tại khu vực Đông Nam Á năm 2013 của Vserv.mobi và Hiệp hội Tiếp thị Di động (MMA), hơn 70% người dùng internet có năng lực chi tiêu mạnh mẽ bao gồm việc
thường xuyên đến các nhà hàng, trung tâm mua sắm và rạp chiếu phim. Họ thường xuyên có nhu cầu cũng như cơ hội, khả năng, phương tiện để truy cập mạng internet cũng như sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy vi tính.
Còn theo comScore, công ty chuyên về thống kê trực tuyến hàng đầu thế giới, xu thế sử dụng các thiết bị để truy cập internet tại khu vực Đông Nam Á cũng đã cósự thay đổi theo thời gian. Trước đây, chủ yếu người dùng tại khu vực này truy cập intenet bằng máy tính nhưng giờ đây, phương tiện này chỉ được dùng để truy cập internet trong giờ hành chính (giờ làm việc). Trong khi đó, máy tính bảng và điện thoại di động thường xuyên được dùng để lên mạng vào buổi tối.
Theo Hội thảo Internet Day 2013 do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức ngày 04/12/2013 cho biết, có tới 90% trong tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam từng vào mạng bằng thiết bị di động và 50% truy cập internet qua điện thoại ít nhất một lần mỗi ngày.
Thông qua bảng hỏi về địa điểm và phương tiện mà giới trẻ dùng để đọc báo điện tử, tác giả luận văn đã thu được kết quả như sau: độc giả trẻ thường đọc báo điện tử ở nhà và nơi công cộng là chính, tiếp đó sẽ là cơ quan và quán internet, sau cùng là thư viện và những nơi khác.
Cũng thông qua bảng hỏi, có tới 84,1% độc giả trẻ tuổi lựa chọn điện thoại thông minh là phương tiện đọc báo điện tử, kế tiếp là máy tính xách tay với 56,8%, máy tính để bàn là 30,9% (chủ yếu là những người làm công việc văn phòng, hành chính), iPad là 23,6%, tivi có kết nối với internet là 2,3% và phương tiện khác là 1%.
Có thể nói, địa điểm và phương tiện đọc báo điện tử có những ảnh hưởng nhất định đối với quá trình tiếp nhận thông tin của độc giả. Sự tiếp nhận thông tin nhanh hay chậm một phần phụ thuộc vào tốc độ đường truyền của mỗi nơi và gói cước internet mà độc giả sử dụng. Phương tiện
đọc báo đóng vai trò như cầu nối giữa thông tin với độc giả. Do đó, hai yếu tố này ít nhiều có ảnh hưởng gián tiếp đến nhận thức của độc giả, đến hành vi và lối sống của giới trẻ.
2.2.3.Thời gian sử dụng báo điện tử
Có thể nói, công chúng báo điện tử thường có quỹ thời gian hạn hẹp. Điều này xuất phát từ tính chất công việc của công chúng báo điện tử. Họ là những người có trình độ văn hóa và nhận thức nhất định so với mặt bằng chung của xã hội. Họ lao động trí óc trong xã hội hiện đại, thường phải làm việc với cường độ cao nên quỹ thời gian hạn hẹp là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, báo điện tử chỉ là một trong nhữngcách mà công chúng chọn để tiếp cận thông tin. Họ còn chia sẻ quỹ thời gian hạn hẹp của mình cho blog, MXH, thư điện tử, trang thông tin điện tử…
Theo comScore, thời lượng trực tuyến của người dùng tại Việt Nam và Thái Lan nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Trung bình mỗi người dùng internet tại Việt Nam trực tuyến 26,2 giờ mỗi tháng. Các chuyên gia nhận định, thời gian trực tuyến của người dùng càng lâu thì nhu cầu tiếp nhận và trao đổi thông tin của họ càng lớn. Trong một nghiên cứu về công chúng của báo điện tử, Đại học Stanford và Viện Poynter nhận thấy, mỗi lần đọc bình quân của một độc giả thường ghé vào sáu nguồn cung cấp thông tin khác nhau (tương đương với xem lướt qua sáu nhật báo và đài truyền hình khác nhau), mỗi lần đọc trung bình sẽ kéo dài 34 phút.
Trong các thống kê gần đây cho thấy: 76% người dùng internet của thế giới thường xuyên sử dụng mạng để đọc tin tức trên báo chí. Mỗi ngày, họ dùng 10 – 20% thời gian của mình để truy cập các trang đa phương tiện và đọc thông tin. Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm số liệu internet quốc tế (Internet World Stats) cho thấy: trung bình mỗi người Việt sẽ dành tới hơn 5 giờ đồng hồ (đối với người dùng máy tính) và hơn 3 giờ
(đối với người dùng điện thoại) để truy cập internet.
Theo khảo sát của tác giả luận văn về thời gian đọc báo điện tử của giới trẻ cho thấy, họ thường đọc báo điện tử sau 19 giờ (72,9%) và 8 giờ - 11 giờ sáng (31,2%) hàng ngày.
Độc giả là giới trẻ thường có khung giờ đọc báo điện tử không cố định và họ có rất nhiều khung giờ đọc khác nhau. Khi đọc báo điện tử, các độc giả chủ yếu là để để cập nhật thông tin đời sống xã hội (59,2%), để giải trí (46,8%), vì liên quan đến công việc (38,5%), vì họ quá rảnh rỗi và muốn “giết” thời gian của mình (22,5%). Trong những khung giờ trên, độc giả thường quan tâm đến các chuyên mục: Giải trí (65,6%), thời sự trong nước (48%), pháp luật (47,1%), thời sự quốc tế (36,2%), thể thao (29,9%), khoa học – giáo dục (29%), những chuyên mục khác chỉ chiếm 4,1%.
Trong Hội thảo khoa học: “Nghiện internet: Những thách thức mới trong xã hội hiện đại” được tổ chức vào ngày 23/11/2013 do Bộ môn Tâm lý học – TrườngĐại học KHXH&NV (ĐHQG-HCM) cùng Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Đồng Nai phối hợp tổ chức, TS. Ngô Xuân Diệp – Trưởng Bộ môn Tâm lý học đã chỉ ra rằng: Internet được xem là một phát minh vĩ đại của con người, trở thành một mạng thông tin khổng lồ, với các thông tin thương mại, văn hóa, xã hội, y tế, tôn giáo, khoa học kĩ thuật; xâm nhập vào mọi góc cạnh, các tầng lớp của con người. Được cho là đem đến sự thay đổi tích cực cho con người trong cuộc sống, nhưng đồng thời internet cũng mang lại những tiêu cực cho con người: từ mất cắp dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng, mạo danh hay truy cập vào các trang có nội dung không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến lối sống của cá nhân, của tập thể, nhất là ảnh hưởng đến cả cộng đồng.
Thế nên, thời gian tiếp cận với internet nói chung và báo điện tử nói riêng sẽ phần nào làm ảnh hưởng tới lối sống của mỗi cá nhân giới trẻ.
Việc nắm bắt được thời gian đọc báo, thói quen đọc báo của độc giả trẻ sẽ giúp các tòa soạn biết được nhu cầu tiếp cận thông tin của họ. Từ đó đòi hỏi người làm báo nói chung, báo điện tử nói riêng sẽ phải làm việc hiệu quả, hợp lý và năng suất để đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi về thông tin từ công chúng của mình mà không làm ảnh hưởng tới tâm lý, hành vi của họ.
2.3.Nhận diện và đánh giá tác động của báo điện tử đối với lối sốngcủa giới trẻ hiện nay của giới trẻ hiện nay
2.3.1.Nhận diện tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa, “tác động” là gây ra sự biến đổi nào đó cho sự vật được hành động hướng tới. Nhận diện tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ ta phải xét tới các yếu tố gây ra sự biến đổi trong suy nghĩ, trong hành vi và dẫn đến thay đổi trong lối sống của giới trẻ.
Đánh giá về lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay, PGS.TS Trần Thị Việt Trung, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa cho biết: “Có thể nhận thấy rằng, lối sống của giới trẻ hiện nay (độ tuổi thành niên) có nhiều sự thay đổi so với thế hệ trước. Đó là lối sống hiện đại trong thời kỳ hội nhập. Lối sống này là xu hướng tất yếu, khó cưỡng lại được, bởi nó là trào lưu chung của giới trẻ trên thế giới. Lối sốnghiện đại có nhiều mặt tốt. Đó là lối sống cởi mở, đa phong cách, nhanh nhạy với cái mới, linh hoạt trong cuộc sống. Các em luôn tỏ ra tự tin, xông xáo vào nhiều lĩnh vực: kinh tế, khoa học, công nghệ, giải trí, nghệ thuật, thời trang và cả lĩnh vực quản lý, quản trị, lĩnh vực hoạt động chính trị, tư tưởng nữa. Điều nổi bật ở giới trẻ là yêu và say mê việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập, nghiên cứu, giao lưu, giải trí…”[Phụ lục, tr. 123]
nhưng báo điện tử đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong đời sống báo chí, đời sống xã hội của đất nước. Với dịch vụ internet tạo nên mạng thông tin báo chí điện tử sôi động, có sức hút đối với hàng triệu người, báo điện tử đã và đang trở thành một công cụ hữu ích có tác động mạnh đến độc giả.
Chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin trên báo điện tử ở tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Nó cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc không bị phụ thuộc vào không gian và thời gian.
Báo điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn.
Báo điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có