Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay . (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển

Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương (tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam) có địa chỉ: http://quehuongonline.vn

đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của nước ta.

Đối tượng phục vụ chủ yếu của tạp chí là cộng đồng người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài cũng như thân nhân của họ ở trong nước và những độc giả quan tâm, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử báo chí nước nhà, đánh dấu các PTTT đại chúng ở Việt Nam đã có thêm một thành viên mới, một loại hình báo chí mới vừa hiện đại, vừa đặc biệt hữu dụng.

Tiếp nối sự ra đời của Quê hương Online, ngày 21/06/2016, báo Nhân dân điện tử (http://nhandan.vn/) chính thức phát hành trên mạng internet; ngày 03/02/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền

http://vovnews.vn; ngày 01/09/2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử http://vtv.vn. Đến nay, các cơ quan báo chí lớn như: Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thông tấn xã Việt Nam… đều có tờ báo điện tử. Từ chỗ ban đầu chỉ là những tờ báo phiên bản điện tử của báo in, những tờ báo trên đã phát triển độc lập, có phong cách riêng và dần thoát ra khỏi cái bóng bao trùm của báo in, khẳng định được ưu thế vượt trội của mình.

Bên cạnh đó, những tờ báo điện tử độc lập cũng dần xuất hiện. Ngày 26/02/2002, tờ Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net/) chính thức ra mắt độc giả và chính thức được cấp phép hoạt động báo chí, trở thành tờ báo điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp theo là tờ Vietnamnet

(http://vietnamnet.vn/) cũng được cấpphép vào ngày 23/01/2003, VnMedia

(http://vnmedia.vn/) được cấp phép ngày 06/08/2003.

Theo báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015 của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 cho biết: Hiện cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248. Tính từ năm 2010, số lượng cơ quan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan.

1.3.2.Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử

Thực tế cho thấy, rất nhiều người không phân biệt được giữa báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử. Có rất nhiều

người nghĩ rằng, các trang thông tin điện tử hoạt động giống như trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động giống như báo điện tử.

Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ: Trang thông tin điện tử trên internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác.

Còn trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trang thông tin điện tử được phân loại và quy định quản lý như sau:

1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử, được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí.

2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. 3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chứcbộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.

4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ MXH để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên internet và các quy định có liên quan tại

Nghị định này.

5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử này được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan.

Theo thông tư số 9/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử không phải cấp phép gồm: trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử cá nhân; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành; diễn đàn nội bộ dành cho hoạt động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó; trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin được quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, thông tư số 9/2014/TT-BTTTT cũng quy định các trang thông tin điện tử phải cấp phép hoạt động là: trang thông tin điện tử tổng hợp; các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành khi cung cấp thông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.

Ngoài ra, thông tư còn quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp khi trích dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin (được quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP);

không đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí).

Trong khi đó, so với trang thông tin điện tử, báo điện tử có những điểm khác biệt nổi bật như sau:

Báo điện

tử Trang thông tin điện tử

Là của một tổ chức chính trị, xã hội nhất định, được cấp phép hoạt động.

Của tổ chức xã hội, công ty, đơn vị kinh tế, cá nhân; có hoặc không được cấp

phép hoạt động. Là hoạt động chính trị, phục vụ công

tác tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc, nhân dân.

Hoạt động theo Luật Báo chí.

Quảng bá cho tổ chức, cá nhân, sản phẩm và hoạt động vì mục đích riêng.

Nội dung thông tin: Được chọn lọc, đa dạng (mọi vấn đề của đời sống). Tính thời sự của thông tin cao. Có thể đồng thời với sự kiện xảy ra. Thông tin là những sự kiện có thật, chính xác, có thể kiểm tra. Thông tin mang tính định hướng, góp phần quản lý xã hội.

Nội dung thông tin: Hẹp, mang tính cá nhân (về doanh nghiệp, về sản phẩm, về công trình nghiên cứu khoa học). Thông tin không xuất hiện liên tục, cập nhật. Thông tin có thể có thật, có thể bị nói quá sự thật, thậm chí bịa đặt tùy theo mục đích của chủ trang web cần đạt

được.

Hình thức: Tờ báo được thiết kế theo chuyên trang, chuyên mục, bắt mắt nhưng đảm bảo tính chính trị của trật tự thông tin. Thể loại báo chí đa dạng, ngôn

Hình thức: Trang web được thiết kế không ổn định, tùy theo nội dung thông tin cần thông báo. Không sử dụng đa dạng các thể loại báo chí như: phóng sự,

ngữ đại chúng, dễ hiểu. điều tra…

Công chúng: Đa dạng, đại chúng, có sự

quan tâm đến những vấn đề có liên quan

Công chúng: Không có công chúng, chỉ

có người cần sử dụng thông tin cho mục

đến quyền lợi của mình hoặc của dân tộc, đất nước. Có sự phản hồi nhanh, hiệu quả, đóng góp lượng thông tin lớn cho tòa soạn, có nhu cầu thông tin cao

coi đó như món ăn tinh thần hàng ngày.

đích cá nhân của mình. Sự phản hồi thông tin chỉ xảy ra khi người dùng thực sư có lợi ích, nhu cầu.

Đội ngũ sản xuất thông tin: Là các nhà báo chuyên nghiệp.

Đội ngũ sản xuất thông tin: Là tổ chức

hoặc cá nhân có nhu cầu thông tin về mình.

Quá trình sản xuất thông tin: Chất liệu tác phẩm báo chí lấy từ cuộc sống, được

lựa chọn, kiểm tra…

Quá trình sản xuất thông tin: Sản xuất thông tin từ cái mình có, dựa trên nhu

cầu mua bán, trao đổi. Trang báo được phát hành trên

mạng internet nhưng có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Quá trình truyền tải thông

tin tức thời và phi định kỳ.

Quá trình truyền tải thông tin không liên tục theo thời gian và khó quản lý, kiểm soát.

1.3.3. Đặc điểm của báo điện tử

Internet đã tạo môi trường và tiền đề để báo điện tử ra đời. Đến lượt mình, sự ra đời và phát triển của báo điện tử được coi như một trong

những dịch vụ tiện ích giúp mạng internet ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Từ việc bị hoài nghi về chức năng, vai trò khi mới ra đời, báo điện tử đã trở nên vững mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội nói chung và tâm lý công chúng nói riêng. Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự ra đời của các thiết bị điện tử thông minh, hiện đại, báo điện tử đã có thêm điều kiện để đến gần với công chúng hơn. Bây giờ, bất kể ngày hay đêm, chỉ cần có thời gian rảnh là công chúng sẽ sử dụng thiết bị công nghệ sẵn có để truy cập vào các trang báo điện tử, tìm đọc thông tin mà mình quan tâm. Điều này diễn ra ở nhiều nơi: công sở, gia đình, quán cà phê… Báo điện tử không chỉ được chấp nhận ở góc độ đối tượng tiếp nhận là khán giả, độc giả mà ngay cả bản thân những người làm báo.

Có thể nói, báo điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với xã hội, đối với người dân. Về truyền tin, báo điện tử đã có những ảnh hưởng ở góc độ như sau:

Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lượng truyền tải mà báo in, phát thanh, truyền hình không thể có được. Báo điện tử không bị giới hạn khuôn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thông tin không giới hạn. Do đó, báo điện tử có thể cung cấp một lượng thông tin lớn, phong phú và chi tiết. Những thông tin trên báo điện tử được sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục… Bởi vậy, thông tin trên báo điện tử sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp vào tâm lý, nhận thức của người đọc, tạo ra những hành vi và lối sống nhất định. Đó có thể là tâm lý vui vẻ, hạnh phúc (đối với những thông tin tích cực); có thể là tâm lý bực bội, khó chịu (đối với những thông tin thiếu chính xác); có thể là tâm lý

hoang mang, lo sợ, hoài nghi… (đối với những thông tin tiêu cực: cướp, hiếp, giết).

Thứ hai, báo điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên thông tin được truyền tải đi khắp toàn cầu một cách nhanh chóng. Nó tiếp cận với độc giả khắp mọi nơi từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi miễn là có thiết bị kết nối với internet. Nó cũng tiếp cận với độc giả ở mọi lứa tuổi, từ thiếu nhi cho đến thanh niên, từ già đến trẻ; tiếp cận với mọi giới tính… Bởi thế, báo điện tử là một phương tiện truyền tải thông tin dễ dàng, sinh động và trực tiếp. Nhưng cũng vì thế mà sự ảnh hưởng của nó đối với công chúng là không lường được trước. Nếu không cẩn trọng trong việc đưa thông tin, báo điện tử dễ mắc phải những sai lầm trong việc định hướng dư luận xã hội.

Thứ ba, do đặc trưng riêng là sự nhanh chóng trong việc đưa thông tin tới độc giả, nhiều khi phải chạy đua với thời gian. Nhanh thì dễ ẩu. Các loại hình báo chí khác nhờ có đội ngũ BTV cẩn thận, nhạy bén và dày dặn kinh nghiệm nên đã tránh được điều này. Tuy nhiên, báo điện tử do phải chạy đua về tốc độ đưa thông tin nên

phóng viên đôi khi sẽ kiêm luôn BTV, TBT và sự sai sót trong quá trình đưa tin là điều khó tránh khỏi.

Không những thế, nếu báo in một khi đã phát hành sẽ không thể sửa được thông tin, truyền hình một khi đã phát sóng sẽ không thể đính chính ngay lập tức, phát thanh một khi đã đến tai công chúng thì khó có thể sửa lỗi, báo điện tử lại làm được. Thông tin được đưa vẫn có thể sửa được nên đã tạo tâm lý chủ quan, thiếu cẩn trọng đối với một bộ phận nhà báo. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thông tin, tâm lý người đọc.

Thứ tư, báo điện tử tự mình làm ảnh hưởng đến chính mình. Là loại hình báo chí phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ, toàn bộ nội dung thông tin phụ thuộc phần lớn vào sự ổn định của hệ thống máy móc. Vì báo điện tử chỉ phát hành một bản duy nhất nên khi gặp các sự cố hỏng hóc, virus phá hoại, tin tặc tấn công… nội dung sẽ bị chỉnh sửa, sai lệch hoặc bị phá hoại toàn bộ, khó lòng khôi phục lại. Điều này sẽ khiến tờ báo bị thiệt hại nặng về tài chính, uy tín và còn tạo tâm lý khó chịu, bực mình cho độc giả trong quá trình tiếp nhận thông tin từ báo điện tử.

Thứ năm, báo điện tử đưa rất nhiều thông tin nên người đọc nhiều khi bị nhiễu, bị choáng ngợp, mất tập trung và đôi khi không phân biệt được thông tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình. Do áp lực về doanh số, định mức thông qua việc giành lượng truy cập của độc giả, nhiều tờ báo điện tử đã tận dụng hết khả năng, công suất của tính đa phương tiện, khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, không giới hạn để đăng tải những thông tin kiểu như “lộ hàng”, “khoe ngực”… Họ cố tình giật tít “nửa kín, nửa lộ” về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể để tạo sự tò mò và kích thích ham muốn của người đọc. Có cảm giác như không một scandal “cởi”, “tự sướng”, “lộ” nào của showbiz bị bỏ sót. Những cụm từ như “phát sốt”, “lộ hàng”,

“ngực khủng”, “nội y”, “khiêu khích”, “sexy”… cùng những hình ảnh, clip “da thịt” xuất hiện nhan nhản. Chính điều này đã khiến tâm lý của người đọc bị ảnh hưởng, đối với một bộ phận giới trẻ sẽ hình thành nên suy nghĩ: “Lộ hàng + báo điện tử = Nổi tiếng”. Bởi vậy, không có gì lấy làm khó hiểu khi số lượng người trẻ được nhiều người biết đến bằng các scandal, với sự “tiếp tay” của báo điện tử ngày càng giatăng. Giới nghệ sĩ cũng trở nên “sống khỏe” hơn chỉ bởi sự “dễ dãi” mà báo điện tử đang làm.

Bên cạnh đó là các thông tin về cướp, hiếp, giết thường xuyên được đưa lên báo sẽ khiến cho người đọc có tâm lý hoang mang, lo sợ và đề phòng với mọi người xung quanh. Những người trong cuộc và bản thân công chúng hàng ngày tiếp tục bị tra tấn, rợn người vì sự vô cảm của nhiều

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay . (Trang 38)