Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận về đất đai cho các tổ chức tại tỉnh bình định giai đoạn 2011 2015 (Trang 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km².

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông.

+ Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông.

+ Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông. + Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn, có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Toàn tỉnh nằm bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Nam, có địa hình dốc, phức tạp và bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển. Bình Định có các dạng địa hình sau:

- Vùng núi phía Tây và Tây Bắc của tỉnh có độ cao trên 500m (chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, bị chia cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trên 200), chiếm khoảng 42% diện tích tự nhiên, kéo dài theo chiều Bắc - Nam qua các huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh.

- Vùng đồi gò chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác khắp tỉnh và tập trung chủ yếu ở các huyện Hoài Nhơn, Vân Canh, An Lão. Độ dốc chủ yếu của địa hình vùng này từ 100 - 150.

- Địa hình đồng bằng và ven biển: Phân bố kéo dài theo hướng song song với bờ biển tạo nên vòng cung ôm lấy vùng trung du và núi phía tây của tỉnh (phổ biến ở huyện Hoài Nhơn và thành phố Qui Nhơn), có diện tích 198.453ha, chiếm 32% đất tự nhiên. Sát ven biển là khu vực cồn cát và các hòn núi đảo sườn dốc nằm ngang trên bờ biển.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, với lượng mưa trung bình tháng trên 100mm. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,70C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 34,90C (tháng 8). Nhiệt độ trung bình thấp nhất 20,60C. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 5 - 80C. Tổng tích ôn trong năm trên 90000C. Số giờ nắng dồi dào 2000 - 2700 giờ/năm.

- Lượng mưa, bốc hơi: Lượng mưa trung bình năm ở Bình Định dao động từ 2.000 - 3000mm. Khu vực phía Bắc mưa nhiều hơn phía Nam.

+ Vùng ven biển từ Phù Mỹ đến thành phố Quy Nhơn và một phần phía Tây của huyện Tây Sơn, Vân Canh có lượng mưa trung bình năm nhỏ hơn 2000mm.

- Khu vực trung tâm tỉnh bao gồm các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão và phía Bắc huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh có lượng mưa trung bình năm 2000 - 2500mm.

+ Phần lớn diện tích huyện An Lão có lượng mưa trung bình năm 2500mm. - Lượng mưa tập trung vào 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% tổng lượng mưa trong năm.

+ Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.400mm

Nhìn chung, chế độ mưa, ẩm, nhiệt và bức xạ có nhiều thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của các cây trồng nhiệt đới. Tuy nhiên, hạn chế lớn ở đây là mưa theo mùa. Mưa tập trung vào 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, gây úng ngập thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Mùa khô kéo dài 8 tháng mưa ít và thiếu ẩm gây ra tình trạng khô hạn cục bộ, thiệt hại cho sản xuất, thời gian thiếu ẩm 3 - 4 tháng, số ngày khô nóng có thể từ 35 - 50 ngày.

3.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn tỉnh có bốn con sông lớn là sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh, đó là:

- Sông Lại Giang: bắt nguồn từ Tây Bắc huyện An Lão với độ cao 500 - 800m. Diện tích lưu vực là 1.460km2. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra cửa biển Thanh Xuân. Sông này có hai nhánh: sông An Lão (85km) và sông Kim Sơn (64km). Lưu lượng trung bình năm tại trạm An Hoà là 23,6m3/s.

- Sông Kôn: bắt nguồn từ vùng núi Tây Bắc huyện Hoài Ân và An Lão ở độ cao 600 - 700mm. Diện tích lưu vực 2.980km2, chiều dài sông 171km. Lưu lượng trung bình năm 62,1m3/s (trạm cây muồng).

- Sông La Tinh (Phù Ly) : bắt nguồn từ Tây Bắc huyện Phù Cát. Diện tích lưu vực 719km2. Chiều dài 30km, lưu lượng trung bình năm 11,1m3/s (trậm Cây Muồng).

- Sông Hà Thanh: bắt nguồn từ vùng núi huyện Vân Canh với độ cao 600m. Diện tích lưu vực 539km2. Chiều dài 58km. Lưu lượng trung bình ở trạm Nâm tăng 10,4 m3/s.

Hiện nay các sông lớn về mùa khô thường cạn kiệt. Tổng lưu lượng dòng chảy kiệt chỉ chiếm 12 - 15% dòng chảy năm. Đặc biệt trong 3 tháng 4, 5, 6 của mùa hè, chỉ chiếm 7%. Vì vậy mùa này rất khó khai thác nước các dòng sông để tưới, phục vụ sản xuất.

Sông Kôn và sông Lại Giang bắt nguồn từ trung tâm mưa An Lão nên có moduyn dòng chảy năm khá 60 l/s/km2.

Sông La Tinh và Hà Thanh bắt nguồn từ vùng ít mưa nên moduyn dòng chảy năm thấp 35-40l/s/km2

Moduyn dòng chảy kiệt vùng An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn từ 15-20 l/skm2. Vùng Hoài Ân, Phù Mỹ từ 10 - 15l/skm2. Vùng Hà Thanh, Vân Canh nhỏ hơn 10 l/s/km2.

Các sông Bình Định không lớn, dòng chảy ngắn, độ dốc cao, nhiều thác ghềnh, lưu tốc dòng chảy lớn, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m3, tiềm năng thủy điện 182,4 triệu KW (chủ yếu là sông Kôn).

Do lượng mưa tập trung theo mùa, kết hợp với độ che phủ của rừng thấp nên hàng năm các con sông này gây lũ lụt, sa bồi, thủy phá nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống. Ngược lại, mùa khô nước các con sông cạn kiệt, chênh lệch giữa lưu lượng lũ và lưu lượng kiệt đến trên 1.000 lần.

Chế độ thuỷ triều ở đây là bán nhật triều không đều thời gian trong tháng, khoảng 20 ngày nhật triều. Biên độ của nhật triều từ (1,22,2m) nước ròng là (0,51m). Mùa mưa do lượng nước mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ (0,40,6m).

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000, của tỉnh Bình Định có 10 nhóm đất chính, với 27 loại đất, được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3. 1 Phân loại đất tỉnh Bình Định theo nhóm và loại đất

STT Tên đất Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển C 13.283 2,2 1 Cồn cát trắng Cc 10.494 1,74 2 Đất cát biển C 2.789 0,46 II Nhóm đất mặn M 12.710 2,11 1 Đất mặn sú vẹt đước Mm 438 0,07 2 Đất mặn nhiều Mn 2.654 0,44 3 Đất mặn ít và trung bình M 9.618 1,6 III Nhóm đất phèn S 456 0,08 1 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn Sp2M 49 0,01

2 Đất phèn tiềm tàng sâu Sp2 407 0,07

IV Nhóm đất phù sa P 63.756 10,58

1 Đất phù sa được bồi chua Pbc 24.371 4,04

2 Đất phù sa không được bồi chua Pc 15.783 2,62

3 Đất phù sa gley Pg 15.549 2,58

4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 4.840 0,8

5 Đất phù sa ngòi suối Py 3.213 0,53

V Nhóm đất xám và bạc màu X; B 70.809 11,75

1 Đất xám trên phù sa cổ X 353 0,06

2 Đất xám trên trên Macma acid và đá cát Xa 49.639 8,24

3 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 836 0,14

4 Đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát Ba 19.981 3,32

VI Nhóm đất đen R 160 0,03

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của Bazan Rk 160 0,03

VII Nhóm đất đỏ vàng F 401.811 66,68

1 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk 12.596 2,09 2 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu 1.034 0,17 3 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 33.408 5,54 4 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 351.302 58,3

5 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 1.362 0,23

6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 730 0,12

7 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 1.379 0,23

VIII Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 3.461 0,57

Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit Ha 3.461 0,57

IX Nhóm đất thung lũng D 12.875 2,14

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 12.875 2,14

X Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá E 3.292 0,55

Đất xói mòn trơ sỏi đá E 3.292 0,55

- Nhóm bãi cát, cồn cát và đất ven biển: Diện tích 13.283 ha, tỷ lệ 2,2% diện tích tự nhiên. Trong đó huyện Phù Mỹ 4.104 ha, Phù Cát 3.332 ha, Hoài Nhơn 2.197 ha,…

- Nhóm đất mặn: Diện tích : 12.710ha, tỷ lệ 2,11% diện tích tự nhiên. Trong đó huyện Phù Mỹ 4.593ha, Tuy Phước 3.386ha, Phù Cát 1.972ha, Quy Nhơn 785ha, Hoài Nhơn 502ha ,…

- Nhóm đất phèn: Diện tích 456 ha, tỷ lệ 0,08% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện Tuy Phước 407 ha, TP Quy Nhơn 49 ha.

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 63.756 ha, tỷ lệ 10,58% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn) 12.133 ha, Hoài Nhơn 9.455 ha, Tuy Phước 9.041 ha, Hoài Ân 8.351 ha, Phù Mỹ 8.796 ha.

- Nhóm đất xám và bạc màu: Diện tích 70.809 ha, tỷ lệ 11,75% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Tây Sơn 19.529 ha, Phù Cát 15.970 ha, Phù Mỹ 10.042 ha, Vân Canh 7.409 ha, Vĩnh Thạnh 5.125 ha, Tuy Phước 4.714 ha, Hoài Nhơn 3.269 ha.

- Nhóm đất đen: Nhóm này chỉ có một đơn vị là đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan. Diện tích 160 ha chiếm tỷ lệ 0,03% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 401.811 ha, chiếm tỷ lệ 66,68% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Vân Canh 69.178 ha, An Lão 62.219 ha, Vĩnh Thạnh 61.973 ha, Hoài Ân 61.942 ha, Phù Cát 35.006 ha, Tây Sơn 40.854 ha.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 3.461 ha, tỷ lệ 0,57% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện An Lão 2.171 ha, Vân Canh 1.140 ha, Hoài Ân 98 ha.

- Nhóm đất thung lũng: Nhóm đất này chỉ có một đơn vị là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 12.875 ha, tỷ lệ 2,14%, phân bố ở các huyện Phù Cát 2.971 ha, Phù Mỹ 2.710, Hoài Ân 2.549, Tây Sơn 1.818 ha, An Lão 1.260 ha.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 3.292ha, tỷ lệ 0,55% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện. Đất hình thành là kết quả của quá trình xói mòn rửa trôi trong nhiều năm trên các loại đất dốc có độ che phủ thấp. Độ phì nhiêu tự nhiên rất thấp. Đây là một trong các loại đất “có vấn đề”, ít có ý nghĩa đối với sản xuất nông lâm nghiệp.

b. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt:

Bình Định có lương mưa khá lớn, trung bình năm từ 2000 - 3000mm, cùng với 4 sông lớn và các hệ thống suối với tổng trữ lượng khoảng 5,2 tỷ m3. Ngoài ra, trên địa bàn của tỉnh còn có nhiều hồ, đầm như: hồ Núi Một (An Nhơn), Hội Sơn (Phù Cát), Thạch Khê, Vạn Hội (Hoài Ân); Thuận Ninh (Tây Sơn); Trà ổ (Phù Mỹ), đầm nước lợ Thị Nại (Quy Nhơn), Đề Gi (Phù Cát - Phù Mỹ),... vừa tích nước phục vụ cho sản xuất và đời sống, vừa thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.

Nhìn chung, Bình Định có tài nguyên nước mặt dồi dào nhưng phân bố không đều theo không gian vào thời gian. Mùa mưa phải khắc phục tình trạng úng ngập, mùa khô lại phải chống hạn. Do vậy, việc phát triển thuỷ lợi để khắc phục tình trạng trên, nhất là ở vùng đồi, núi nhằm đáp đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống là rất cần thiết.

- Nguồn nước ngầm:

Các kết quả điều tra khảo sát (Liên đoàn địa chất) tổng trữ lượng khai thác dự báo ở một số khu vực như sau: Khu vực Tam Quan 898 m3

/ngày, khu vực Trà Ổ 3.077 m3/ngày, khu vực Phù Mỹ 7.049 m3/ngày và khu vực Quy Nhơn 17.983 m3/ngày. Khai thác nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh qui mô còn quá nhỏ, phục vụ cho sinh hoạt là chính, sử dụng cho công nghiệp và nông nghiệp chưa đáng kể.

c. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng năm 2010 là 306.344,22 ha. Theo kết quả điều tra của ngành lâm nghiệp, hiện tại tài nguyên rừng của tỉnh như sau:

- Tỉnh Bình Định còn có hơn 40 loài cây dược liệu có giá trị khác, phân bố ở hầu hết mọi nơi trong tỉnh như: Ngũ Gia Bì, Sa Nhân, Bách Bộ, Thổ Phục Linh, Hoàng Đằng, Thiên Môm, Phong Kỳ, Kim Ngân,…Đặc biệt có cây Mai Gừng có giá trị rất dược liêu cao nhưng chỉ phân bố ở vài vùng rất nhỏ hẹp tại Vĩnh Thạnh.

- Hệ động vật rừng của Bình Định cũng khá phong phú về chủng loại, bước đầu đã thống kê được 360 loài động vật có xương sống thuộc 91 họ và 31 bộ, trong đó có 83 loài thú quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới.

Trong những năm gần đây diện tích rừng của Bình Định đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên việc quản lý rừng còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn tái diễn, việc quy hoạch rừng và giao rừng cho hộ dân cũng là vấn đề khó khăn về địa bàn quản lý, về kinh phí hỗ trợ,… nên chất lượng rừng thấp, chưa đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

d. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của tỉnh không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số khoáng sản được xác định có giá trị trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng như:

+ Đá xây dựng: Trữ lượng đá xây dựng trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 700 triệu m3, bao gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu xây dựng cao cấp.

+ Quặng Titan: Sa khoáng titan nằm dọc theo bờ biển, có một số mỏ lớn tập trung ở Phù Cát, Phù Mỹ, bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn). Hiện nay đang được thăm dò đánh giá lại trữ lượng.

+ Nước khoáng: Toàn tỉnh có các điểm nước khoáng là Hội Vân, Chánh Thắng (Phù Cát), Bình Quang (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Quy Nhơn), trong đó điểm Hội Vân có trữ lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn đặc hiệu chữa bệnh và đã được ngành y tế khai thác sử dụng trong nhiều năm qua.

+ Cao lin: tập trung ở hai khu vực là Phù Cát (trữ lượng 12 triệu m3) và Long Mỹ (trữ lượng 15 triệu m3) có thể làm nguyên liệu cho sản xuất sứ sử dụng cho điện hạ áp, trung áp và sứ dân dụng.

+ Đất sét: Sét sản xuất gạch ngói phân bố khắp các địa bàn trong tỉnh dưới dạng mỏ sét đồi hoặc ruộng, tổng trữ lượng trên 11,5 triệu m3, tập trung tại các huyện An Sơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, Tuy Phước.

+ Cát và cát trắng: Cát phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi và lòng sông cạn với trữ lượng lớn đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng. Riêng cát trắng tập trung ở Đập Cấm và Bình Đê (Hoài Nhơn) với tổng trữ lượng 0,9 triệu m3, cát vàng có ở Nhơn Hội.

+ Một số loại khoáng sản khác trữ lượng không nhiều, đó là vàng, chì, thiếc, than bùn,... Hiện nay đang trong quá trình tiếp tục điều tra thăm dò và nghiên cứu khả năng khai thác ứng dụng vào sản xuất. Đã có dấu hiệu về khoáng sản quý hiếm.

e. Tài nguyên biển: Bình Định có chiều dài bờ biển 134 km, với 3 cửa lạch lớn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận về đất đai cho các tổ chức tại tỉnh bình định giai đoạn 2011 2015 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)