3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh nói chung
3.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Định năm 2015
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh theo ranh giới hành chính xác định theo Chỉ thị 364 là 607.133 ha và phân bố như sau:
- Thành phố Quy Nhơn có diện tích tự nhiên là 28.606 ha, chiếm 4,71% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Huyện An Lão có diện tích tự nhiên là 69.688 ha, chiếm 11,48% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Huyện Hoài Nhơn có diện tích tự nhiên là 42.084 ha, chiếm 6,93% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Huyện Hoài Ân có diện tích tự nhiên là 75.320 ha, chiếm 12,41% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Huyện Phù Mỹ có diện tích tự nhiên là 55.592 ha, chiếm 9,16% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Huyện Vĩnh Thạnh có diện tích tự nhiên là 71.691 ha, chiếm 11,81% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Huyện Tây Sơn có diện tích tự nhiên là 69.220 ha, chiếm 11,4% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Huyện Phù Cát có diện tích tự nhiên là 68.071 ha, chiếm 11,21% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Thị xã An Nhơn có diện tích tự nhiên là 24.449 ha, chiếm 4,03% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Huyện Tuy Phước có diện tích tự nhiên là 21.987 ha, chiếm 3,62% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Huyện Vân Canh có diện tích tự nhiên là 80.425 ha, chiếm 13,24% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
a. Nhóm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp.
Toàn tỉnh hiện có 512.831 ha; chiếm 84,47% so với tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 71.396 ha so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do trong năm qua nhờ khai thác tốt quỹ đất chưa sử dụng để phát triển sản xuất tăng diện tích sử dụng, công tác khai hoang, phục hoá, khoanh nuôi phát triển rừng được quan tâm đã đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp tăng cao.
Các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước đang sử dụng 153.061 ha chiếm 29,85% so với tổng diện tích đất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng.
- Tổ chức kinh tế đang sử dụng 49.926 ha chiếm 9,74% so với tổng diện tích đất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng.
- Cơ quan, đơn vị của nhà nước đang sử dụng 23.952 ha chiếm 4,67% so với tổng diện tích đất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng.
- Tổ chức sự nghiệp công lập đang sử dụng 1.975 ha chiếm 0,39% so với tổng diện tích đất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng 9.933 ha chiếm 1,94% so với tổng diện tích đất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng.
Theo đối tượng được nhà nước giao để quản lý thì :
- Diện tích đất nông nghiệp được giao quản lý 83.014 ha. Trong đó UBND cấp xã đang quản lý 80.506 ha đất nông nghiệp, chiếm 96,98% diện tích đất nông nghiệp giao để quản lý.
b. Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp; bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
Toàn tỉnh hiện có 71.198 ha chiếm 11,73% so với tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 2.166,14 ha so với năm 2010.
Các đối tượng sử dụng đất phi nông nghiệp chủ yếu như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước đang sử dụng 9.107 ha chiếm 12,79% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng.
- Tổ chức kinh tế đang sử dụng 9.535 ha chiếm 13,39% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng.
- Cơ quan, đơn vị của nhà nước đang sử dụng 13.257 ha chiếm 18,62% so với tổng diện tích theo đối tượng sử dụng.
- Tổ chức sự nghiệp công lập đang sử dụng 1.108 ha chiếm 1,56% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng.
- Tổ chức khác đang sử dụng 119 ha chiếm 0,17% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng.
Đất phi nông nghiệp phân theo đối tượng giao để quản lý gồm:
- UBND cấp xã đang quản lý 32.347 ha đất phi nông nghiệp chiếm 84,95%. - Cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý 5.712 ha chiếm 15,0% diện tích đất phi nông nghiệp giao để quản lý.
c. Nhóm đất chưa sử dụng: hiện có 23.105 ha, chiếm 3,81% so với tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 71.486 ha so với năm 2010.
Các đối tượng được giao sử dụng nhưng chưa sử dụng gồm :
- Hộ gia đình cá nhân trong nước được giao sử dụng 30 ha chiếm 0,13% so với tổng diện tích đất chưa sử dụng theo đối tượng giao sử dụng.
- Cơ quan, đơn vị của nhà nước được giao sử dụng 3 ha chiếm 0,01% diện tích. Đất chưa sử dụng được giao để quản lý gồm :
- UBND cấp xã đang quản lý 23.058 ha đất chiếm 99,8% diện tích đất chưa sử dụng được giao để quản lý.
- Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý 15 ha chiếm 0,06% .
3.2.1.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Bình Định
Trước năm 2010, bộ máy quản lý nhà nước về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh chưa thật sự ổn định, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, việc bố trí và sử dụng cán bộ chưa thật sự khoa học và vẫn còn tình trạng làm thay, bao biện, chưa thật sự đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị do Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao. Từ sau năm 2010, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thì việc bố trí và sử dụng cán bộ đúng chuyên môn và có trình độ được nâng cao và cải thiện rất nhiều so với khoảng thời gian trước đây, đáp ứng nhu cầu thực tế của công việc đề ra, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật để vận dụng vào tình hình thực tế
của địa phương để giải quyết công việc được nhanh hơn và chính xác hơn. Bộ máy QLNN về đất đai ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được ngày một nâng lên, việc nhận thức đối với công việc chung được nâng lên và cải thiện rất nhiều. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thành lập xong 11 Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, thành phố, thị xã và 11 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện, thành phố, thị xã. Định biên cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố, thị xã bình quân là 10 người; Định biên cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đấtcấp huyện, thành phố, thị xã bình quân là 7người; Riêng đối với cấp xã, thị trấn cán bộ địa chính được bố trí từ 01 đến 02 người, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đúng chuyên ngành, và hưởng lương biên chế chính thức.
Riêng cấp tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường gồm 4 phòng ban: phòng Tài nguyên Khoáng sản, phòng Tài nguyên nước, phòng Thanh tra và Văn phòng sở. Các đơn vị trực thuộc sở gồm 8 đơn vị: Chi cục quản lý đất đai; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Trung tâm kỹ thuật dịch vụ Tài nguyên Môi trường; Trung tâm công nghệ thông tin; Chi cục bảo vệ môi trường; Trung tâm Quan trắc TNMT; Chi cục Biển và Hải đảo; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh. Tổng số biên chế trên 150 người, số nhân viên hợp đồng trên 300 người. Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, được bố trí và sử dụng tương đối đúng ngành nghề đã được đào tạo. Hiện nay tuổi đời trung bình của ngành Tài nguyên và Môi trường là khá trẻ, tính bình quân khoảng 30 tuổi, có trình độ chuyên môn sâu, tiếp cận và vận dung tiến bộ của khoa học công nghệ khá dễ dàng nên việc cập nhật thông tin về Luật, Nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn,... tương đối nhanh và chính xác, vận dụng và xử lý kịp thời cho công tác chuyên môn trên lĩnh vực đất đai.
Nhìn chung, bộ máy quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh là khá tốt nhưng việc bố trí, sử dụng cán bộ phân bổ về cấp huyện, xã không được đồng đều, trình độ chuyên môn có phần chênh lệch nên việc thực thi pháp luật đối với đất đai đối với từng địa bàn là có sự khác nhau.
a. Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản
Từ khi có Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Tổng cục quản lý đất đai. UBND tỉnh Bình Định đã kịp thời ban hành một số văn bản cụ thể để hướng dẫn chi tiết việc thực hiện, cụ thể như sau:
+ Quyết định 37/2007/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà, vật kiến trúc, mồ mả, cây cối, hoa màu khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh;
+ Quyết định 46/2009/QĐ-UB ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành bảng đơn giá đo đạc BĐĐC và đăng ký thống kê cấp GCN quyền sử dụng đất;
+ Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh ban hành diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Định;
+ Quyết định số 52/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh quy định hạn mức đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Định;
+ Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 15/4/2010 của UBND tỉnh Ban hành quy định cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các cơ quan trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và quản lý hồ sơ trên địa bàn tỉnh Bình Định;
+ Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Định;
+ Quyết định 24/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh;
+ Quyết định 447/QĐ-UBND ngày 8/9/2011 của UBND tỉnh về việc công nhận các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; + Quyết định 43/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Định;
+ Quyết định 70/QĐ-CTUBND ngày 11/01/2012 của CTUBND tỉnh về việc ban hành Quy chế chức và hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh;
+ Quyết định 49/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh;
+ Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Định
+ Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà cửa, vật kiến trúc và mồ mã khi nhà nước thu hồi đất trên ñịa bàn tỉnh Bình Định.
Và đến nay, áp dụng Luật đất đai 2013, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành thêm một số Quyết định thay thế các Quyết định đã ban hành trước đây không còn phù hợp:
+ Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh về việc quy định hạn mức đất ở trên địa bàn tỉnh;
+ Quyết định 40/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Định.
+ Quyết định 12/2015/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việcban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2015 để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Bình Định.
+ Quyết định 16/2015/QĐ-UBND ngày 21/7/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc sửa đổi Quyết định 40/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Định.
+ Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 24/7/2015 của UBND tỉnh về việc công nhận các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Định.
+ Quyết định 22/QĐ-UBND ngày 08/1/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế chức và hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định.
+ Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp trong việc cấp Giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b. Về công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CP của Chính phủ về việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, đến nay UBND cấp xã, phường, thị trấn; UBND cấp huyện, thị xã, thành phố cũng như UBND cấp tỉnh đã tiến hành tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, hoàn thành việc lập hồ sơ địa giới hành chính và quản lý tốt phạm vi ranh giới hành chính theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn cấp huyện vẫn còn sự tranh chấp ranh giới hành chính như: huyện Vân Canh có sự tranh chấp địa giới hành chính giữa xã Canh Hòa và xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên vì khi thực hiện Chỉ thị 364/TTg việc xác định ranh giới sử dụng đất trên bản đồ và ranh giới sử dụng đất ngoài thực địa đang sử dụng là không chính xác, vì vậy có sự sai lệch về ranh giới sử dụng đất như hiện nay. Và cho đến nay, việc xác định lại địa giới hành chính giữa xã Canh Hòa, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và điều chỉnh theo đúng địa giới hành chính và đúng quy định.
c. Về khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
Về khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính: hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính có 2 dạng: Bản đồ địa chính dạng số và bản đồ địa chính dạng giấy. Bản đồ địa chính dạng giấy được lập và sử dụng từ trước những năm 1993 cho đến nay và do nhu cầu của xã hội và tiến bộ của ngành công nghệ đã