Vai trò của rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông cao xã đông cao, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 33)

- Vai trò đối với người tiêu dùng

Trong cuộc sống con người, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các loại vitamin A, B, C, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần cho sự phát triển của cơ thể con người. Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh. Chất xơ trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp, bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và lợi. Vitamin D trong rau giàu caroten có

20

thể hạn chế những biến cố về ung thư phổi. Một số nhà dinh dưỡng của Việt Nam cũng như của thế giới nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng 1300 - 1500 calo năng lượng để sống và hoạt, tương đương với lượng rau dùng hàng ngày TB cho 1 người vào khoảng 250 - 300gr/ngày (tức khoảng 7,5 - 9kg/người/tháng).

Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, ông Doralle (1942) đã cho biết: lượng rau phải cung cấp TB/người khoảng 360 gr/ngày (tức khoảng 10,8kg/tháng/người).

Rau an toàn có hàm lượng nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật, dư lượng thuốc BVTV trong rau ở trong giới hạn cho phép không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu. Một số chủng loại rau trái vụ đã sản xuất quanh năm làm phong phú thêm chủng loại rau, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn cho bữa ăn gia đình.

-Vai trò đối với người sản xuất.

Cây rau còn là cây để trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất. Sản xuất RAT đã làm thay đổi cách sản xuất truyền thống của người nông dân, bảo vệ sức khỏe trong quá trình sản xuất. Sản xuất RAT đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, bình quân 1 sào canh tác 1 năm cho thu nhập khoảng 13 - 15 triệu đồng, trừ chí phí còn lãi 8-10 triệu đồng. Nghề trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút lớn lực lượng lao động vốn đang dư thừa ở nông thôn hiện nay, 1ha trồng rau an toàn sử dụng thường xuyên từ 20 - 30 lao động.

-Vai trò đối với cộng đồng Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể trồng rau quanh năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình. Rau là cây ngăn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30-40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp 75-85 ngày, rau gia vị chỉ 15-20 ngày một

21

vụ… cho nên một năm có thể trồng được 2-3 vụ, thậm chí 4-5 vụ. Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến. Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường CNH-HĐH. Sản xuất rau tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt, dưa chuột….

Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho ngừơi lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái.

2.3. Tình hình sản xuất rau an toàn của thế giới và Viêt Nam

2.3.1. Tình hình sản xuất Rau An Toàn trên toàn thế giới

Rau an toàn là loại cây có tốc độ tăng diện tích đất trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và bông sợi hoặc bỏ hoang thì này đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế (Châu Á cũng là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất thế giới hiện nay. Trung Quốc là một quốc gia phát triển rộng nhất châu lục, tốc độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này). Trong vòng 20 năm qua, sản xuất rau của Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 6%/năm. So với mặt bằng chung của các nước đang phát triển trên thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau Trung Quốc cao hơn tới 3%/năm. Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt 2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái, 1,33%/năm so với cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ, 2,41%/năm so với cây họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm.

22

Theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do tác động của các yểu tố như sự thay đổi cơ cấu do tác động của các yểu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư... tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2010, đặc biệt là các loại rau lá. USDA cho rằng nếu như nhu cầu rau diếp và các loại rau xanh khác tăng khoảng 22 - 23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7 - 8%. Giá rau tươi sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2002 - 2004. Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm, các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada, Mỹ... vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu.

2.3.2 Tình hình sản xuất rau an toàn của Việt Nam

Diện tích rau quả liên tục tăng trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm. Năm 2018, diện tích rau quả đạt hơn 1,8 triệu ha, trong đó cây ăn quả đạt gần 1 triệu ha cho sản lượng gần 10 triệu tấn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT): Miền Nam có 14 loại quả có diện tích lớn (trên 10 ngàn ha/loại), trong đó lớn nhất là xoài (80 ngàn ha), chuối (78 ngàn ha), thanh long (53 ngàn ha), sầu riêng (47 ngàn ha), cam (44 ngàn ha), rau (44 ngàn hà), nhãn (35 ngàn ha), dứa (33 ngàn ha), chanh (27 ngàn ha), chôm chôm (25 ngàn ha), mít (20 ngàn ha), quýt (15 ngàn ha), bơ (14 ngàn ha), na (11 ngàn ha). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả chủ lực (chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam), tiếp đến là vùng Đông Nam bộ (17%), vùng duyên hải Nam Trung bộ (15%) và vùng Tây Nguyên (10%).

Cả nước hiện có khoảng 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công nghiệp, với tổng công suất thiết kế 800.000 tấn sản phẩm/năm. Riêng

23

miền Nam có 71 cơ sở chế biến. Ngoài ra, còn có hàng ngàn cơ sở chế biến quy mô nhỏ.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả liên tục tăng trưởng nhanh từ năm 2013: 1,073 tỷ USD đến 2018 đạt hơn 3,8 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam được mở rộng và tăng trưởng mạnh. Từ 13 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD năm 2014, đến năm 2018 đã có 14 thị trường trên 20 triệu USD; 5 thị trường 10 – < 20 triệu USD; 36 thị trường đạt từ 1 - < 10 triệu USD.

Bảng 2.1. Kinh ngạch xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn năm 2013 - 2018

Đơn vị tính: 1.000 USD

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Xuất khẩu 1.073 1.489 1.839 2.461 3.502 3.810 Nhập khẩu 415 522 622 925 1.547 1.745

Nguồn: Trích báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III 2013-2019 của Hiệp hội Rau quả Việt Nam

Theo bảng trên ta thấy rõ được sản lượng rau quả của Việt Nam không ngừng tăng lên qua từng năm và đem lai giá trị rất lớn là do diện tích gieo trồng không ngừng tăng lên theo từng năm làm tăng sản lượng và cả giá trị không hề nhỏ.

2.3.3 Bài học kinh nghiệm khi sản xuất rau an toàn

Những năm gần đây, trước nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân, ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức tham gia sản xuất, kinh doanh rau an toàn. Nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT, quy trình trong sản xuất rau an toàn, bước đầu, một số doanh nghiệp đã có những thành công và thương hiệu nhất định cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm làm rau an toàn thì chưa đủ mà cần phải kiểm soát chặt chẽ "đầu vào" và "đầu

24

ra" đối với sản phẩm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ vững thương hiệu của mình.

Thông thường, nếu có hồ sơ và sổ sách theo dõi, tất cả quy trình chăm bón cây trồng sẽ được thể hiện rất rõ. Từ việc sử dụng liều lượng thuốc BVTV bao nhiêu? thời điểm phun? đối tượng cây trồng nào?... đều được ghi chép cẩn thận sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn, đồng thời là cơ sở pháp lý vững chắc để chứng minh nguồn rau sạch do doanh nghiệp sản xuất.

Thiết nghĩ, đây là bài học kinh nghiệm chung cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch nhằm góp phần giữ vững thương hiệu, uy tín trong bối cảnh kinh tế thị trường đang trên đà hội nhập hiện nay.

25

PHẦN III

KẾT QUẢ THỰC TẬP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông cao xã đông cao, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)