Giải pháp nâng cao HQKT xuất Rau An Toàn tại HTX Dịch vụ nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông cao xã đông cao, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 59)

nghiệp Đông Cao

3.5.2.1. Giải pháp về giống

Sử dụng đúng giống cây, không sâu bệnh,không lai tạp hóa nhiều. Trồng cây biết nguồn gốc rõ ràng, cây phát triển tốt.

Tìm kiếm và sử dụng giống có năng suất và chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế cao.

52

Mở lớp tập huấn, xây dựng các chương trình dự án chuyển giao các kỹ thuật để nhân giống có năng suất, chất lượng mang lại HQKT cao cho các địa phương có nhu cầu sản xuất Rau An Toàn.

3.5.2.2. Giải pháp mở rộng diện tích và tăng năng suất

Mở rộng diện tích sản xuất Rau An Toàn theo chuyên canh, trồng một cách có quy hoạch, tập trung thành vùng, và liên kết với nhau tránh sản xuất tràn lan không mang lại hiệu quả kinh tế. Phát triển sản xuất trên cơ sở khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, phát huy tiềm năng của xã hội vào sản xuất.

Sản xuất gắn với việc ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật mới nhằm nâng coa năng suất, chất lượng. Cung cấp các dịch vụ kĩ thuật như: bón phân theo chương trình tiên tiến.

Thay thế một số diện tích các loại cây trồng khác không mang lại hiệu quả kinh tế.

Mở lớp tập huấn về các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất.

3.5.2.3. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân

Cung cấp thông tin thị trường để các hộ trồng rau có thông tin cần thiết về giá cả, nhu cầu của khách hàng.

Hội thảo các mô hình để người dân chia sẻ trực tiếp và được cung cấp thông tin về các kỹ thuật mới.

Tăng cường chuyển giao KHKT cho người dân để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh với các thụ trường trong nước và xuất khẩu.

Tổ chức cho nông dân đi tham quan các mô hình đạt hiệu quả cao những người có kinh nghiệm và việc trồng, chăm sóc, bảo quản,

Tăng cường cán bộ khuyến nông giúp đỡ người dân trong việc chăm sóc, phát hiện sớm và phòng trừ sâu bệnh cho cây rau.

53

Sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục mới bón cho cây.

Xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả làm mẫu tại địa phương, Mở rộng mô hình tạo điều kiện cho nông dân tham quan thí điểm những vườn rau đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế, có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất mạnh dạn áp dụng vào sản xuất của gia đình mình và tham gia vao HTX.

3.5.2.4. Tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất Rau An Toàn

Hỗ trợ vốn cho người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Chủ yếu những người dân không mở rộng được quy mô sản xuất, hay chuyển dịch cơ cấu cây trồng đều thiếu vốn. Vì vậy, các cấp chính quyền cần hỗ trợ vôn cho người dân để họ phát triển sản xuất. Hỗ trợ vốn cho người dân bằng cách cho vay với lãi xuất thấp, thời hạn kéo dài để người dân yên tâm sản xuất.

Trợ giá về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp cho người dân.

Tổ chức quy hoạch vùng sản xuất Rau An Toàn trên địa bàn xã. Tăng cường các dự án cung cấp vốn, vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu cho các hộ sản xuất rau.

3.5.2.5. Giải pháp về kỹ thuật

Thực hiện tốt vấn đề tưới tiêu cho cây rau, tu sửa hệ thống kênh mương, trạm bơm và xây dựng hệ thống tưới tiêu khoa học cho vùng rau chuyên canh.

Tổ chức nhiều hoạt đông trao đổi kinh nghiệm cho người dân với cán bộ khuyến nông.

3.5.2.6. Đẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ

Quy hoạch vùng sản xuất Rau An Toàn tập trung, chuyên canh nhằm tạo điều kiện đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra vùng nguyên liệu gắn với hệ thống tiêu thụ. Ứng dụng các công nghệ bảo quản và chế biến sau thu

54

hoạch để có những sản phẩm tốt hơn , bảo đảm chất lượng cho người tiêu dùng, tạo địa chỉ cung ứng ổn định.

Đưa ra sản phẩm tới người tiêu dùng, hạn chế qua các khâu trung gian là các nhà buôn nhằm giảm giá thành sản phẩm và không bị các nhà buôn ép giá

Xây dựng mối liên kết 4 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà sản xuất – Nhà kinh doanh để hiểu biết thông tin, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Nhà khoa học nghiên cứu kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rau mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nông dân thực hiện nghiêm chỉnh quy trình chăm sóc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, không sử dụng một cách bừa bãi thuốc trừ sâu, phân bón,… nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy việc sản xuất.

3.5.3.7. Khuyến khích và hoàn thiện kinh tế hợp tác

Tăng cường củng cố mối quan hệ trực tiếp giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp để tiêu thụ Rau An Toàn thong qua việc ký kết hợp đồng.

Cán bộ nông nghiệp địa phương kết hợp với nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách xây dựng thương hiệu Rau trên địa bàn xã. Tìm kiếm thị trường mới , xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm Rau giúp người dân mở rộng thị trường, ổn định về giá để người dân yên tâm sản xuất. Tăng cường việc cung cấp thong tin thị trường về sản phẩm Rau An Toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có được các thông tin cần thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ.

55

PHẦN IV KẾT LUẬN 4.1. Kết luận

Xã Đông Cao là một xã nổi tiếng sản xuất Rau An Toàn của thị xã Phổ Yên. Mang tổng diện tích sản xuất RAT trên 3,6ha, diện tích RAT hàng năm luôn được mở rộng.

Qua phân tích ta đã thấy rõ được HQKT của mô hình sản xuất RAT tại xã đem lại năng suất 14 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 126 tấn/ha/năm. Vì vậy mà người dân nơi đây đang dần chuyển dịch cơ cấu sang sản xuất Rau An Toàn.

Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất Rau An Toàn đạt rất cao, 1 vụ năm trong năm 2019 đạt, với Mức giá trị sản xuất là 84.000.000 đồng

Tổng chi phí là 24.121.000 đồng

Chi phí trung gian IC là 13.075.000 đồng Giá trị tăng thêm (VA) là 70.925.000 đồng Thu nhập hỗn hợp (MI) là 64.979.000 đồng

Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí (GO/TC) là 3,48 lần Giá trị sản xuất trên 1 công lao động (GO/CLĐ) là 16,4 đồng Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí là 2,94 lần

Giá trị gia tăng trên 1 công lao động là 13,9 đồng Với mức công lao động là 5.100.000 đồng

Tuy nhiên vẫn cùng trên một đơn vị diện tích, người dân cùng sản xuất lúa nhưng mức hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp hơn so với HQKT của mô hình sản xuất Rau An Toàn rất nhiều. Mức lợi nhuận mà Rau An Toàn đạt được trong 3 vụ năm 2019 là 252.000.000 đồng thì lợi nhuận mà lúa đạt được chỉ có 25.902.000 đồng cùng trên 1ha đất trồng trọt.

Nhìn chung mô hình sản xuất Rau An Toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đời sống người dân được thay đổi tại địa bàn xã Đông

56

Cao, song vẫn cần một số giải pháp phát triển nhằm nâng HQKT của mô hình sản xuất Rau An Toàn nhiều hơn nữa: giả pháp về giống, giải pháp mở rộng diện tích và năng suất, tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất Rau An Toàn, giải pháp về kỹ thuật, đẩy mạnh khâu bảo quản, khuyến khích và thiện kinh tế hợp tác.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền

Các cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh Rau An Toàn để các doanh nghiệp, các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ.

Tập trung nghiên cứu các loại sâu bệnh hại trên cây rau để hạn chế tối thiểu đến mức có thể sử dụng thuốc BVTV.

Nhà nước nên đưa ra chương trình hợp tác đối với cơ quan nghiên cứu để sản xuất đủ cây giống tốt, sạch bệnh và có nguồn gốc, nguồn gốc xác định, tuyệt đối không trồng cây giống không rõ nguồn gốc hoặc khác nguồn gốc với cây đã có thương hiệu.

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và cập nhật tài liệu cho lực lượng làm công tác khuyến nông , chuyển giao kỹ thuật để có thể chuyển giao kịp thời những thông tin kỹ thuật mới cho người sản xuất Rau An Toàn.

Các chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ khó khăn có cơ hội để đầu tư, ủng hộ người dân mạnh dạn trong phát triển kinh tế.

Tạo điều kiện cho người trồng ,thương lái, chủ vựa có thể vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi.

Hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh Rau An Toàn để kinh doanh có hiệu quả.

57

Nhiên cứu và cung cấp thông tin thị trường, thông tin về các thị trường tiềm năng cho sản phẩm.

Địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ, nhằm giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ dễ dàng hơn.

Hỗ trợ người sản xuất và kinh doanh Rau An Toàn tiếp cận với thị trường thế giới thông qua các tài liệu, hình ảnh của các mô hình sản xuất ở các nước tiên tiến, tham gia các hội trợ quốc tế.

4.2.2. Đối với người trồng

Nên tham gia thường xuyên các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nhằm biết được nhiều thông tin về quy trình trồng và tiêu thụ Rau An Toàn như thế nào là hiệu quả.

Nên tổ chức thành từng nhóm hộ có cùng sở thích, niềm đam mê trồng Rau An Toàn để thuận lợi trong việc sản xuất và tiêu thụ.

4.2.3. Đối với thương lái, công ty thu mua và tiêu thụ Rau An Toàn

Liên kết với người trồng trong việc thu mua Rau An Toàn nhằm ổn định đầu ra tránh trường hợp thừa thiếu khi giá cả biến động để người trồng Rau An Toàn có thể yên tâm sản xuất và cung cấp đủ số lượng như đã đặt, chất lượng đảm bảo.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Bùi Huy Đáp (1960). Cây nhiệt đới tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Thành phố

Hồ Chí Minh.

3. Bộ NN & PTNT (2009), Giáo trình khuyến nông, Nhà Xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

4.Danh từ kinh tế (1987), NXB Sự thật Hà Nội

5. Dương Văn Sơn (2008), Bài giảng xã hội học nông thôn, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. Dương Văn Sơn (2010), Giáo trình khuyến nông định hương thị trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Dương Văn Sơn (2013), Bài giảng giám sát đánh giá khuyến nông, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Đặng Trung Thuận (1999), Mô hình hệ thống sinh thái phục vụ phát triển. 9. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến

nông, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Tôn Thất Trình (1995), Tìm hiểu các loại cây có triển vọng xuất khẩu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

II . Tài liệu nước ngoài

12. GT. Gutiev (1987), Grapefruit and pummel, Sadovodsstvo - Moscow - USSP, No 1, P 27 - 29.

11. Chawalit Niyomdham (1992), Plant resources of South - East Asia 2 Edible fruit and nut, Indonexia, P128 - 131.

59

III. Tài liệu tham khảo từ Internet

14. FAO Production year book (1998).

15.http:/idoc.vn/tai-lieu/mo-hinh-va-cac-phuong-phap-mo-hinh-hoa-he- thong.html.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông cao xã đông cao, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)