Tình hình tiêu thụ sản phẩm Rau An Toàn tại HTX dịch vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông cao xã đông cao, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

Đông Cao năm 2019

Tình hình tiêu thụ Rau An Toàn hiện nay đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Vì diện tích sản xuất Rau An Toàn mới nhân rộng ra, mà chất lượng Rau lại ngon. Vì thế người tiêu dùng hay các thương lái tìm đến mua nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu. Lý do người tiêu dùng quan tâm đến Rau An Toàn và đặc điểm nguồn gốc cung cấp của Rau An Toàn là nơi chất lượng,

43

đảm bảo. Mặc dù Rau An Toàn xã Đông Cao chưa có thương hiệu nhưng được nhiều nơi biết đến.

Khâu tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất, làm ra sản phẩm đã khó nhưng tiêu thụ như thế nào là điều người dân quan tâm nhất. Làm sao để sản phẩm làm ra bán được với giá cao nhất mới là bài toán đặt ra và cần tìm lời giải. Khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao.

Sản phẩm cung ứng cho thị trường là rau tươi. Vì thế, cần phải có thị trường ổn định và giá cả hợp lý thì mới đáp ứng nhu cầu người dân mà nhất là người trồng rau. Ngược lại thì người dân sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc kéo theo nợ nần, lãi suất cao.

Rau An Toàn là sản phẩm tươi thành phần chính của rau la nước lên rau rất dễ bị héo và nhanh hỏng sau khi được thu hoạch. Vì thế công tác bảo quản cũng không phức tạp đối với người dân. Qua tình hình điều tra tôi thấy những người dân sản xuất Rau An Toàn họ không lo về thị trường tiêu thụ, họ đã có đầu ra ổn định thương lái sẽ thu mua hết tất cả sản phầm làm ra và giá cả ổn định.

Vì rau ở đây được sản xuất theo quy trình khép kín và an toàn lên rau có chất lượng rất tốt mẫu mã đẹp, rất tốt cho sức khỏe người sử dụng, biết được điều này đã có rất nhiều thương lái ở nhiều nơi về đây để đặt và mua hàng mang đi các tỉnh tiêu thụ nhưng thị trường tiêu thụ chính vẫn là thủ đô Hà Nội.

Để xác định được chi phí, lợi nhuận mà rau đem lại, tôi đã tiến hành khảo sát các hộ trong HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao.

Do cây trồng chủ yếu của HTX là cái loại rau cải lên quá trình sinh trưởng và phát triển thường khá là nhanh vào khoảng 25-30 ngày vào mùa đông và

44

35-40 ngày vào mùa hè lên em sẽ lấy mốc là 40 ngày cho 1 vụ rau ở đây. Kết quả thu được là :

Bảng 3.7: Chi phí đầu tư cho 1 ha trông rau an toàn lứa đầu tiên (40 ngày) Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đông) Nhà lưới Mét vuông 10.000 95.000 950.000.000 Giếng khoan cái 2 20.000.000 40.000.000

Máy bơm cái 2 5.000.000 10.000.000

I. Chi phí trung gian (IC) Giống kg 5 2.000.000 10.000.000 Phân đạm kg 30 9.000 270.000 Phân lân kg 90 4.000 360.000 Phân kali kg 45 9.000 405.000 Phân chuồng kg 1500 1.000 1.500.000 Vôi bột kg 20 2.000 40.000 Thuốc BVTV Lọ 10 50.000 500.000 Tổng chi phí trung gian (IC) 13.075.000

II. Chi phí lao động

Công phun thuốc TBVTV

công 5 180.000 900.000

Công làm cỏ công 15 130.000 1.950.000 Công bón phân công 15 150.000 2.250.000

Tổng chi phí lao động 5.100.000

III. Khấu hao

Khấu hao TSCĐ 5.946.000

Tổng chi phí cho lứa đầu

1.018.175.000

45

Qua bảng 3.7 ta thấy được chi phí cho 1 ha để sản xuất rau an toàn là khá cao số tiền bỏ ra ban đầu khá lớn. Để có được năng suất đạt hiệu quả cao thì người dân phải đầu tư từ đầu mà chưa được thu hoạch. Vì thế việc đầu tư cho việc trồng rau an toàn là khó khăn đối với các hộ nghèo, việc trồng rau an toàn yêu cầu phải có tâm huyết và kiên trì, bên cạnh đó cần phải có vốn để đầu tư và thời gian để chăm rau. Tuy nhiên khi đầu tư nặng nhất là về nhà lưới nhưng nhà lưới ta chỉ cần đầu tư 1 lần và dùng cho nhiều năm lên từ vụ sau sẽ không tốn nhiều chi phí như lúc ban đầu nữa. Và trên đây chỉ là những chi phí chính vẫn còn 1 số chi phí khác nữa. Trên đây có tài sản cố định là đầu tư từ đầu lên vốn bỏ ra rất cao nhưng những tài sản này có thể sử dụng qua nhiều năm lên nếu tính hao mòn của nó cho từng vụ thì cũng không quá cao, ta chỉ cần đầu tư 1 lần và dùng được nhiều lần cụ thể như:

Tài sản cố định Thời gian sử dụng(năm) Chi phí hao mòn 1 năm sủ dụng Chi phí hao mòn 1 vụ(40 ngày) Nhà lưới 20 47.500.000 5.280.000 Giếng khoan 10 4.000.000 444.000 Máy bơm 5 2.000.000 222.000 Tổng chi phí hao mòn TSCĐ 1 vụ 5.946.000

Vậy sau khi tính hao mòn TSCĐ thì chi phí cho 1 vụ(40 ngày) sản xuất rau an toàn = chi phí trung gian + chi phí lao động + khấu hao tài sản cố định

= 13.075.000 + 5.100.00 +5.946.000 =24.121.000 (đông)

Vậy 1 vụ sản xuất rau sẽ có tổng chi phí(TC) là 24.121.000 đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông cao xã đông cao, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)