Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam và một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi gà tại trang trại gà thịt của công ty cổ phân dinh dưỡng hải thịnh tại phường tích lương, thành phố thái nguyên (Trang 25)

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng kinh tế trang trại Việt Nam chỉ phát triển mạnh những mẽ trong những năm gần đây, có thể xem thực hiện chỉ thị 100 Ban bí thư TW khóa IV, NQ 10 của Bộ chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân và đặc biệt sau khi luật đất đai ra đời năm 1993 thì kinh tế trang trại thực sự đã có các bước phát triển khá nhanh và đa dạng.

Bảng 2.1. Sốtrang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương trong cả nước

Tiêu chí TT trồng cây hằng năm TT Trồng cây lâu năm TT chăn nuôi TT nuôi trồng thủy sản Tổng số Đồng bằng Sông Hồng 34.224 22.332 13.651 35.648 119.586 Đông Bắc 322 623 3.419 2.982 11.332 Tây Bắc 116 1.166 542 1.095 5.502 Bắc Trung Bộ 411 45 76 104 17 Duyên Hải Nam Trung Bộ 6.825 1.622 1.206 797 1.299 Tây Nguyên 1.840 988 616 2.665 7.070 Đông Nam Bộ 1.290 5.930 714 63 8.458 Đồng bằng sông Cửu Long 2.008 9.732 5.250 3.178 22.537

Tổng cộng 47.036 42.438 25.474 46.532 175.801

(Nguồn tổng số liều điều tra)

Nếu theo quy định của cục thống kê và tiêu chuẩn trang trại (Quyết định số 359/1998/QĐ – TCTK ngày 01/07/1989) thì năm 2015 cả nước có 45.372 trang trại. Trong đó chia theo hướng sản xuất có 37.949 trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm. Chiếm 83,6%; 1.306 trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 3,8%; 2.559 trang trại kinh doanh chiếm 5,6%.

Chia theo vùng kinh tế: Vùng Đông Bắc có 3.491 trang trại chiếm 7,7%; vùng Tây Bắc có 238 trang trại chiếm 0,5%; vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 1.394 trang

Nam Bộ có 8.402 trang trại chiếm 18,4%; vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có 19.259 trang trại chiếm 42,4%.

Số lao động bình quân/trang trại là 2,8 người lao đông thuê ngoài theo thời vụ là 11,5 người. Bình quân mỗi trang trại trồng trọt có 5,3 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp có 26,8 ha, nuôi trồng thủy sản có 10,7 ha. Vốn Sản xuất bình quân của một trang trại là 60,2 triệu đồng, thu nhập mỗi bình quân trang trại 22,6 triệu đồng (thu nhập đã trừ chi phí).

Về quy mô diện tích của mỗi trang trại của nước ta theo điều tra của cục thống kê cho thấy: Trang trại dưới 1 ha chiếm 15%; từ 1 - 5ha chiếm 28%; từ 5 - 10ha chiếm 34%; từ 10-20ha chiếm 4% và trên 50 ha chiếm 3%.

Ngoài việc gáp phần làm giàu cho các trang trại, phát triển khinh tế trang trại ở Việt Nam trong những năm qua đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 50.000 lao động làm thuê thường xuyên và 520.000 lao động làm thuê theo thời vụ tạm thời ở nông thôn. Tổng số vốn huy động đầu tư phát triển kinh tế trang trại ước tính là 2.730,8 tỷ đồng, thu nhập hằng năm của từ các hoạt động kinh tế trang trại là 1.032,6 tỷ đồng. Ngoài ra các trang trại còn đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ của rừng từ 22% lên 28%. Kinh tế trang trại đã tự khẳng định vai trò của mình trên hầu khắp các vùng kinh tế: đồi núi, đồng bằng, ven biển. [10]

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành phát triển

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của trại

Trang trại chăn nuôi của CTCP dinh dưỡng Hải Thịnh có địa bàn phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cách, thành phố Thái Nguyên 12 km về phía Nam.

Phường Tích Lương có địa bàn dinh giới hành chính sau: Phường Tích lương nằm về phía Tây của quốc lộ 3 và đối diện qua quốc lộ với các phường khác cũng thuộc thành phố Thái Nguyên lần lượt từ phía Bắc sang phía Đông là phường Tân Lập, Phú Xã, Trung Thành và một đoạn nhỏ với phường Tân Thành. Phía Tây là xã Thịnh Đức thuộc thành phố Thái Nguyên.

Phường Tích Lương có địa bàn tương đối bằng phẳng, tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 9,3 km2. Đất đai đa dạng, màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm.

Nằm trong khu đồng bằng Bắc Bộ, phường Tích Lương có khí hậu mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam – khí hậu nhiệt đới gió mùa:

-Lượng mưa hàng năm cao nhất đạt 2.157 mm. Thấp nhất đạt 1.060 mm, nhiệt độ trung bình trong năm là 210C.

-Độ ẩm trung bình hằng năm đạt 82%, cao nhất 88% và thấp nhất là 67%, nhiệt độ trung bình trong năm là 210C.

Phường Tích Lương có diện tích chủ yếu là đất nông nghiệp, đô thị hóa hiện mới chỉ tập trung ở các khu vực ven quốc lộ và xung quanh các trường Đại học, Cao đẳng. Phường Tích Lương có ít các đường lớn, có 2 con đường phố lớn, 2 con đường nằm trên địa bàn là đường 3 tháng 2 (Quốc lộ 3) và đường Thích Lương. Trên địa bàn phường có khá nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn nhỏ của các doanh nghiệp địa phương. Phường Tích Lương còn có hồ chứa nước sạch Tích Lương và nhà máy xử lý nước sạch là nhà máy nước sạch là nhà máy nước thứ 2

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh

Địa chỉ: Khu 8 – phường Đại Phúc – thành phố Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh Chi nhánh 1: Khu công nghiệp Đức Thọ - huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh Chi nhánh 2: Tỉnh Lộ 398 – thôn Lịm Xuyên – Song Khê – Bắc Giang

Công ty Cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh thành lập năm 2005 đến nay đã được 15 năm hoạt động, sau khi thành lập thì Công ty chỉ chuyên là sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với nhu cầu của thị trường và chảy qua 15 năm vượt qua đầy thách thức với các đối thủ lớn như: CTCP chăn nuôi C.P Việt Nam, CTCP Hoà Phát, Công ty TNHH Phú Thái,... thì CTCP dinh dưỡng Hải Thịnh đã tạo dựng và gặt hái được nhiều thành công với phương chân “Hợp tác - Chia sẻ - Thành công” đã giúp người chăn nuôi và người tiêu dùng luôn tin cậy các sản phẩm của Công ty. Đến nay Công ty thức ăn chăn nuôi không những phát triển và được người dân tiêu dùng Công ty còn tiếng hành mở quy mô chăn nuôi tạo thành một mô hình khép kín với nhiều trang trại ở các tỉnh lân cận ngoài tỉnh.

Hải Thịnh có đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao, nhà máy với các trang trại có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo từ các trường Đại học có uy tín chuyên về ngành chăn nuôi

Ngoài ra các trang thiết bị trang bị trong các nhà máy, phòng thí nghiệm được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới như: Đức, Nhật, Israel,... cho phép phân tích được chất lượng tinh, nguyên vật liệu cám, lò mổ,... tạo được các sản phẩm an toàn và chất lượng để xuất bán ra ngoài thị trường, đã phát triển không những chăn nuôi trong tỉnh mà còn có nhiều trại ở các tỉnh lâm cận chăn nuôi các loại gia súc gia cầm, kinh doanh thuốc thú y và còn có lò mổ lợn riêng để đóng và chế biến các loại thực phẩm bán ra ngoài thị trường.

Bên cạnh đó Công ty tổ chức các chương trình vào cuối năm để cho các trang trại khách đến học hỏi. Đặc biệt Công ty còn tổ chức các chương trình từ thiện mang tên “Hải Thịnh cùng em đến trường” giúp các em học sinh vươn lên tiếp tục trên con đường học tập.

3.1.3. Mô hình tổ chức, nhiệm vụ và chức năng các bộ phận và hình thức hoạt động của Công ty động của Công ty

3.1.3.1. Mô hình của Công ty

Công ty được thành lập năm 2005 với sự góp vốn của bốn người: 1 Lê Văn Hải - Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị và tổng Giám đốc 2 Lê Văn Hưng - Chức vụ: Phó Giám đốc

3 Lê Văn Bắc - Chức vụ: Quản lý lò mổ thực phẩm 4 Lê Văn Quý - Giám đốc lò mổ thực phẩm

Bộ máy tổ chức của CTCP dinh dưỡng Hải Thịnh

CTCP dinh dưỡng Hải Thịnh bao gồm các bộ phận:

- Bộ phận hành chính và quản lý nhân sự - Trưởng phòng: Lê Thị Bích - Bộ phận bán hàng - Trưởng phòng: Nguyễn Văn Túc

- Bộ kỹ thuật - Trưởng phòng: Trần Thanh Liêm

- Bộ phận sản xuất - Quản lý sản xuất: Dương Công Chi - Bộn phận kinh doanh - Quản lý kinh doanh: Lê Văn Hưng - Bộ phận kế toán - Trưởng phòng: Nguyễn Thị Linh

Bộ phận hành chính Bộ phận bán hàng Bộ phận kỹ thuật Bộ phận sản xuất Bộ phận kinh doanh Bộ phân kế toán Ban Giám đốc Chủ tịch hội đồng quản trị

3.1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận

3.1.3.2.1. Bộ phận hành chính * Nhiệm vụ

- Xây dựng tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty.

- Quy hoạch phát triển đội ngũ các công nhân viên, sắp xếp, bố trí, tiếp nhận điều hành công nhân viên của từng bộ phận.

- Làm đầu mối trong việc xây dựng và quản lý các văn bản, quy định của Công ty. - Quản lý cập nhập, bổ sung hồ sơ, lý lịch và bảo hiểm xã hội cho các công nhân viên lao động của Công ty.

- Thực hiện chế độ như: Nâng lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phụ cấp cho Công ty.

- Thực hiện các công tác thi đua khen thưởng tập thể và cá nhân theo quy định của Công ty.

- Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện

- Điều hành và quản lý phương tiện đi lại phục vụ các hoạt động của Công ty. * Chức năng

- Đảm nhiệm các công tác hành chính, tổng hợp văn thư và lưu trữ. - Phụ trách công tác thi đua khen thưởng.

- Thực hiện công tác thanh tra, giám sát, pháp chế của Công ty theo quy định. 3.1.3.2.2. Bộ phận bán hàng

* Nhiệm vụ

- Thực hiện ra chi tiêu doanh thu hàng tháng và phân bộ chi tiêu cho Công ty. - Theo dõi thực tế so với chỉ tiêu.

- Lập sổ theo dõi bán các loại giống gà, vịt và gà, vịt, lợn và trứng thương phẩm. * Chức năng

- Thực hiện xuất chuồng và bán các thực phẩm được đóng gói của Công ty để đạt doanh thu theo yêu cầu mục tiêu của Công ty.

- Điều phối phù hợp cho các thương lái và cửa hàng để sản xuất tránh trường hợp dư thừa.

- Kiểm tra, giám sát công việc của các nhân viên thuộc bộ phận.

- Tham gia tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn nhân sự thuộc bộ phận phụ trách. 3.1.3.2.3. Bộ phận kỹ thuật

* Nhiệm vụ

- Tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng, giám sát các loại thực phẩm bán ra ngoài và công tác điều trị, phòng chống trong chăn nuôi.

- Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng thực phẩm chế biến của Công ty đang sản xuất để nâng cao chất lượng và giá trị các thực phẩm.

- Trực tiếp báo cáo lên Giám đốc về chất lượng, số lượng trong công tác chăn nuôi, chế biến và sản xuất cám.

- Theo dõi, đối chiếu các hạng mục trong quá trình sản xuất và mức tiêu hao nguyên vật liệu để làm cơ sở ký hợp đồng giữa các khách hàng.

* Chức năng.

- Thiết kế, triển khai giám sát về các kỹ thuật của các trang trại tại các tỉnh - Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng sản phẩm và chất lượng chăn nuôi tại các tỉnh.

3.1.3.2.4. Bộ phận sản xuất * Nhiệm vụ

- Theo dõi tình hình chăn nuôi và sản xuất của công ty đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra.

- Kiểm tra các mặt hàng mà Công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu - Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn.

* Chức năng

- Bộ phận sản xuất có quyền quyết định và định kỳ xuất chuồng các loại gà tại các trang trại của Công ty.

- Thiết kế quy hoạch chăn nuôi.

3.1.3.2.5. Bộ phận kinh doanh

Bộ phận kinh doanh là bộ phận tìm đầu ra cho các thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và các loại giống gà, vịt, lợn và gà, vịt, thương phẩm của Công ty. Công việc của bộ phận bao gồm:

- Xác định thị trường mục tiêu: - Khách hàng là ai?

- Đặc điểm của họ như thế nào?

- Xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh: giá cả, hệ thống phân phối. - Xây dựng kế hoạch bán hàng, mục tiêu lợi nhuận cho Công ty.

* Nhiệm vụ

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược kinh doanh mới: Điều phối các hoạt động và tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận, thực hiện các chiến lược mục tiêu tiếp thị mà đã dược Công ty đã đưa ra.

- Thiết lập mối quan hệ với các trang trại và các cửa hàng siêu thị: bộ phận có nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ tốt nhất để Công ty luôn được các trang trại và các cửa hàng siêu thị để Công ty luôn được ưu tiên hàng đầu.

- Thực hiện đúng và các quy định của Công ty. * Chức năng

- Nghiên cứu dự báo thị trường. Thu thập các thông tin thị trường để xác định nhu cầu của thị trường, mục tiêu thị trường, thị trường mới, hướng tới tiêu thụ các loại thực phẩm, cám và các loại trứng, gà, vịt, lợn và các loại giống gà, vịt, lợn của Công ty.

- Nghiên cứu xu hướng phát triển, cơ cấu nhu cầu và nghiên cứu các đặc thù thị trường của các khu vực ở các tỉnh ở các tỉnh.

- Bộ phận được kiểm tra, giám sát và khen thưởng cho các công nhân viên của bộ phận.

- Có quyền tham gia tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn các nhân sự thuộc bộ phận quản lý.

3.1.3.2.6. Bộ phận kế toán * Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch tài chính, vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cân đối vốn.

- Thu thập thông tin, số liệu một cách đầy đủ và chính xác để Giám đốc nắm được tình hình kinh doanh của Công ty lãi hay lỗ.

* Chức năng

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh - Thực hiện việc theo dõi tình trạng thay đổi nhân sự trong Công ty.

- Thực hiện chế độ hoạch toán kinh doanh theo các quy định của pháp luật. - Thực hiện soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán. - Theo dõi giải quyết công nợ của Công ty.

3.1.3.3. Hình thức hoạt động

Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh thành lập năm 2005 Công ty chỉ chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi sau khi trải qua 15 thành lập cho đến nay thì đã có được nhiều trang trại khác tại các tỉnh lân cận. Công ty đã hoạt động theo một chuỗi khép kín với các lĩnh vực hoạt của Công ty

* Các lĩnh vực hoạt động CTCP dinh dưỡng Hải Thịnh

- Một trại gà ở Phường Tích Lương và một trại gà ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

- Hai trại vịt thương phẩm ở Quảng Ninh.

- Một trại giống gà, một trại giống vịt, một trại vịt đẻ, 2 trại lợn thương phẩm và một trại giống lợn ở Hiệp hòa - Bắc Giang. Ngoài ra Công ty còn thuê căng tin ở trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang để bán cho các sinh viên của trường.

- Một trại giống gà và một trại gà và vịt thương phẩm ở Vĩnh Phúc. - Một trại vịt đẻ ở Lạng Sơn.

- Một trại gà thương phẩm và một trại vịt đẻ và 2 trại giống lợn Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi gà tại trang trại gà thịt của công ty cổ phân dinh dưỡng hải thịnh tại phường tích lương, thành phố thái nguyên (Trang 25)