M Ở ĐẦU
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. VI KHUẨN CÓ ÍCH VỚI CÂY TRỒNG
Xung quanh rễ cây trồng, trên bề mặt cây trồng và trong mô cây trồng luôn tồn
tại khu hệ vi khuẩn. Phần lớn chúng trung tính, một phần nhỏ gây bệnh cho cây trồng
và một phần có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng thông qua các cơ chế tạo chất
kích thích sinh trưởng, cố định đạm, phân giải lân, tạo chất kích kháng hay trực tiếp đối
kháng với các tác nhân gây bệnh hay gây bệnh cho côn trùng gây hại cây trồng
(Ahemad and Kibret, 2014; Ankit Kumar et al., 2017; D. Sherathia et al., 2016; Hayat
et al., 2010; Martínez-Hidalgo et al., 2015).
Trong các vi khuẩn có ích, Bacillus là một tác nhân sinh học đầy tiềm năng trong
kích thích sinh trưởng cây trồng (Ankit Kumar et al., 2017). Chúng có khả năng đối
kháng các loại vi nấm gây bệnh với phổ tác động rộng, không gây hại cho con người
và cây trồng. Mặt khác, Bacillus còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất hữu
cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản cho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải
tạo đất, khống chế và tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng bởi các
chức năng sinh học chuyên biệt của chúng. Bacillus là một trong những vi sinh vật được nghiên cứu ứng dụng nhiều, đặc biệt trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Một
số chủng Bacillus đã được sử dụng để sản xuất ra chế phẩm sinh học trừ côn trùng gây hại cây trồng như Bacillus thuringiensis trừ sâu tơ, các chế phẩm này đã được sử dụng
với khối lượng lớn phục vụ sản xuất. Vi khuẩn Bacillus subtilis nằm trong nhóm vi
đối kháng, vi khuẩn Bacillusđược chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại
nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi
khuẩn khác nhờ vào khả năng sinh ra các chất kháng sinh.
Một số loài vi khuẩn Bacillus sản xuất độc tố làm ức chế sự tăng trưởng và các hoạt động của nấm gây bệnh, trong đó nghiên cứu rõ nhất là các loài Bacillus subtilis
(Pinchuk et al., 2002). Ngoài ra, một số nghiên cứu đã báo cáo sự đối kháng trực tiếp
của một số loài khác bao gồm Bacillus amyloliquefaciens.
Chủng Bacillus subtilis được phát hiện bởi Ferdinand Cohn vào năm 1872,
Bacillus subtilis là trực khuẩn, Gram dương, kích thước (Glick, B. R, 1995). Hệ
Enzym của Bacillus subtilis rất phong phú và đa dạng gồm protease, amylase,
glucoamylase, cellulase (Glick, B. R, 1995). Bacillus subtilisđã được ứng dụng nhiều
trong các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp sản xuất enzyme như protease,
amylase (Pinchuk I.V,P. Bressollier, LB. Sorokulova, B Verneuil, M.C. Urdaci 2002). Một số chủng vi khuẩn Bacillus thể hiện các hoạt động ngăn chặn tác nhân gây
bệnh, thúc đẩy tăng trưởng thực vật, cải thiện sức khỏe cây trồng và năng suất được thể
hiện ở ba cơ chế sinh thái khác nhau như:
- Cơ chếđối kháng kháng sinh: Kháng sinh là một chất quan trọng sinh ra trong
quá trình sinh trưởng của vi sinh vật để tiêu diệt những mầm bệnh có trong đất, giúp
cây trồng phát triển. Nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự sinh trưởng
của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
- Cơ chế dosiderophore: Vi sinh vật đối kháng có khả năng cạnh tranh trực tiếp
với nguồn bệnh về dinh dưỡng, oxy, không gian sống, sinh kháng sinh, tạo
siderophore… để sinh trưởng. Trong đó siderophore là một loại protein sinh ra trong
quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, nó có khả năng hấp thụ các ion Fe3+ trong môi
trường với áp lực cao nhằm phục vụ trực tiếp cho sự sinh trưởng và hô hấp của vi sinh
vật, làm cho môi trường xung quanh nghèo sắt, dẫn đến các loài vi sinh vật khác không đủ ion Fe3+ cho quá trình sinh trưởng của mình, do đó chúng sẽ không tiếp tục sinh trưởng được.
- Cơ chế tăng cường sức đề kháng của cây (kích kháng): Tác dụng của vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật: Vi khuẩn kích thích sinh trưởng thực vật là vi khuẩn
vùng rễ khi tương tác với rễ cây có thể tạo tính kháng cho cây chống lại vi khuẩn, nấm
và virus gây bệnh. Hiện tượng này được gọi là tính kích kháng.