Bệnh gỉ sắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn bacillus ở quảng nam (Trang 56 - 60)

M Ở ĐẦU

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Bệnh gỉ sắt

Bệnh xuất hiện và gây hại khi cây bắt đầu ra hoa và bệnh gây hại kéo dài cho

đến khi thu hoạch, bệnh hại trên lá bánh tẻ và lá già, lá biến vàng sớm và nhanh dẫn đến rụng, vết bệnh khi chớm xuất hiện có màu nâu đỏ ở mặt dưới của lá, mặt trên của

lá vết bệnh có những chấm nhỏ màu vàng nâu liên kết với nhau. Qua theo dõi diễn

biến gỉ sắt trên cây lạc ở các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở các

* Vụ Xuân Hè 2017

Trong vụ Xuân Hè 2017, bệnh bắt đầu xuất hiện từ ngày 24/5. Kết quả cho

thấy tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh ở các công thức khác nhau và có sự sai khác ý

nghĩa thống kê giữa các công thức. Trong ngày đầu xuất hiện bệnh, tỷ lệ bệnh ở

công thức III cao nhất là 48,67% diện tích bị bệnh trên đồng ruộng, nhưng không

có sự sai khác so với công thức đối chứng. Các công thức khác tương tự chưa thấy

sự sai khác ý nghĩa thống kê đối với công thức đối chứng, tỷ lệ bệnh trong kỳ theo

dõi đầu tiên dao động trong khoảng từ 27,33 - 48,67%. Việc đánh giá tỷ lệ bệnh

xuất hiện trên đồng ruộng cao nhưng chị số bệnh thấp thì ít ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây lạc. Trong ngày 24/5 chỉ số bệnh của các

công thức thí nghiệm dao động từ 3,04 - 5,41%, trong đó công thức sử dụng chế

phẩm BaD-S13E2 có chỉ số bệnh cao nhất, so với các công thức đối chứng chưa

thấy sự sai khác ý nghĩa thống kê trong giai đoạn đầu phát hiện bệnh.

Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt trên giống lạc L23 ở các công thức thí

nghiệm qua các kỳ điều tra trong vụ Xuân Hè 2017 (%)

Công thức thí nghiệm Kì điều tra 24/5 07/6 21/6 05/7 TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB BaD-S1A1 27,33d 3,04d 54,00f 6,00f 60,00e 7,56d 61,33d 13,04c BaD-S1F3 45,33bc 5,04bc 63,33e 7,04e 67,33d 8,52bcd 68,00c 12,89c BaD-S13E2 48,67abc 5,41abc 67,33d 7,48e 72,67c 8,96bc 72,67b 13,85b BaD-S13E3 42,67c 4,74c 69,33c 7,70c 72,00e 9,04bc 72,67b 14,00b BaD- S18F11 53,33a 5,93a 74,00b 8,22b 78,00b 9,56b 74,00b 14,00b BaD- S20D12 46,67abc 5,19abc 62,00e 6,89e 65,33d 8,15cd 63,33d 11,48d Đối chứng 52,67ab 5,85ab 91,33a 10,15a 94,00a 12,81a 84,67a 15,93a LSD0,05 7,48 0,83 1,34 0,14 4,02 1,09 2,65 0,67

Ghi chú: TLB: tỷ lệ bệnh; CSB: chỉ số bệnh. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột có sai khác ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

Ngày theo dõi 07/6: Qua theo dõi cho thấy tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao hơn so

khoảng từ 54 - 91,33%, giữa các công thức có sự sai khác ý nghĩa thống kê ở mức ý

nghĩa P<0,05. Công thức đối chứng không sử dụng chế phẩm có tỷ lệ bệnh cao nhất 91,33%, trong khi đó công thức I sử dụng chế phẩm BaD-S1A1 có tỷ lệ bệnh thấp nhất

54,00%, các công thức khác lần lượt có tỷ lệ bệnh từ 62 - 74,00%. Tất cả các công

thức có sử dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus đều có sai khác so với công thức đối

chứng không sử dụng chế phẩm. Về chỉ số bệnh trong ngày này dao động trong

khoảng từ 6 - 10,15%, tương tự như tỷ lệ bệnh, công thức không sử dụng chế phẩm có

tỷ lệ bệnh gỉ sắt cao nhất và có sự sai khác ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

Ngày theo dõi 21/6: Trong kỳ theo dõi này tỷ lệ bệnh tương tự như kỳ điều tra trước với mức tỷ lệ bệnh từ 60 - 94% số cây xuất hiện bệnh trên đồng ruộng và công thức đối chứng có tỷ lệ bệnh cao nhất đến 94%, công thức I (BaD-S1A1) và công thức

IV (BaD-S13E3) có tỷ lệ bệnh thấp nhất lần lượt là 60 và 72%. Tất cả các công thức đều có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa P<0,05. Chỉ số bệnh trong giai đoạn này cao hơn so với giai đoạn trước dao động từ 7,56 - 12,81%. Công thức đối chứng chỉ số bệnh cao nhất 12,81%, công thức I có chỉ số bệnh thấp nhất

7,56%, giữa các công thức có sự sai khác ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng

không sử dụng chế phẩm của vi khuẩn Bacillus.

Ngày 05/7: Kỳ theo dõi cuối cùng bệnh gỉ sắt trên đồng ruộng. Lúc này tỷ lệ

bệnh có giảm xuống nhưng chỉ số bệnh trên đồng ruộng lại cao hơn so với giai đoạn trước, điều này cho thấy rằng mức độ gây hại của bệnh gỉ sắt trong giai đoạn cuối nặng hơn so với giai đoạn đầu. Tỷ lệ bệnh trong giai đoạn này dao động từ 61,33 - 84,67%, công thức VI có tỷ lệ bệnh giảm nhiều so với những giai đoạn trước và tỷ lệ bệnh thấp

nhất trong tất cả các ông thức cùng với công thức I, tỷ lệ bệnh ở mức 61,33 và 63,33%. Giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác ý nghĩa thống kê so với công thức đối

chứng. Chỉ số bệnh trong ngày 05/7 dao động từ 11,48 - 25,93%, công thức đối chứng

không sử dụng chế phẩm có chỉ số bệnh cao nhất so với tất cả các công thức sử dụng

chế phẩm vi khuẩn. Như vậy, qua đó ta có thể thấy việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus đã có ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt trên cây lạc trong vụ

Xuân Hè 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

* Vụ Đông Xuân 2017 - 2018

Kết quả Bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt trong vụ Đông Xuân

2017 - 2018 giữa các công thức có sự sai khác nhau về mặt ý nghĩa thống kê.

Ngày 10/3: khi cây bắt đầu ra hoa cũng là giai đoạn bắt đầu thấy sự xuất hiện của

bệnh gỉ sắt trên đồng ruộng. Lúc này kết quả điều tra cho thấy rằng tỷ lệ bệnh trong giai đoạn đầu xuất hiện ở mức thấp hơn so với vụ Xuân Hè, tỷ lệ bệnh dao động từ

33,33 - 44,67%. Trong đó công thức IV có sử dụng chế phẩm có tỷ lệ bệnh cao nhất

giữa các công thức chưa thấy sự sai khác ý nghĩa thống kê. Chỉ số bệnh là chỉ tiêu để đánh giá mức độ gây hại trên đồng ruộng, khi chỉ số bệnh càng cao thì mức độ gây gại đến sinh trưởng và năng suất càng lớn. Chỉ số bệnh trong ngày theo dõi đầu tiên của

vụ Đông Xuân cho thấy dao động từ 3,7 - 4,96%, giữa các công thức chưa thấy sự sai

khác ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt trên giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm qua các kỳ điều tra trong vụ Đông Xuân 2017-2018 (%)

Công thức thí nghiệm Kì điều tra 10/3 24/3 07/4 21/4 TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB BaD-S1A1 34,67ab 3,85ab 56,67e 6,74e 60,00e 8,15d 62,67e 13,93b BaD-S1F3 38,00ab 4,22ab 65,33d 7,85cd 68,00d 8,89bcd 69,33cd 13,48bc BaD-S13E2 44,67a 4,96a 69,33c 8,15bcd 73,33c 9,48bc 72,67bc 14,59b BaD-S13E3 41,33ab 4,59ab 70,67c 8,44bc 74,00bc 9,70bc 73,33bc 14,67b BaD- S18F11 33,33b 3,70b 76,67b 8,81b 78,67b 9,93b 74,67b 14,67b BaD- S20D12 33,33b 3,70b 63,33d 7,48d 65,33e 8,44cd 66,67de 12,44c Đối chứng 36,00ab 4,00ab 92,00a 10,96a 92,67a 13,26a 89,33a 17,63a LSD0,05 10,79 2,74 0,67 5,33 1,29 4,25 1,33

Ghi chú: TLB: tỷ lệ bệnh; CSB: chỉ số bệnh. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột có sai khác ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.

Ngày 24/3: Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của bệnh gỉ sắt tăng lên so với giai đoạn đầy theo dõi. Trong đó, tỷ lệ bệnh dao động trong khoảng từ 56,67 - 92,67%, chỉ số

bệnh dao động từ 6,74 - 10,96%. Trong đó công thức I (BaD-S1A1) có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp nhất lần lượt là 56,67% và 6,47%, công thức đối chứng có tỷ lệ bệnh

và chỉ số bệnh cao nhất 92% và 10,96%. Giữa các công thức đều có sự sai khác ý

nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Ngày 07/4: Trong giai đoạn theo dõi này, tỷ lệ bệnh không tăng lên nhưng chỉ

số bệnh của các công thức tăng lên so với giai đoạn trước điều tra. Tỷ lệ bệnh dao động từ 60 - 92,67%, trong đó công thức đối chứng có tỷ lệ bệnh cao nhất 92,67%,

công thức I (BaD-S1A1) và công thức VI (BaD-S20D12) có tỷ lệ bệnh thấp nhất là 60 - 65,33%. Chỉ số của bệnh gỉ sắt dao động từ 8,15 - 13,26%, và công thức I (BaD-

S1A1) có chỉ số bệnh thấp nhất và tất cả các công thức đều có sự sai khác ý nghĩa

thống kê so với công thức không sử dụng chế phẩm vi khuẩn có ích Bacillus.

Ngày 21/4: trong giai đoạn thu hoạch của cây lạc cho thấy tỷ lệ bệnh có giảm

xuống nhưng chỉ số bênh lại tăng lên so với giai đoạn trước của quá trình theo dõi. Tỷ

lệ bệnh dao động từ 62,67% (BaD-S1A1) đến 89,33% (đối chứng). Chỉ số bệnh dao động từ 12,44 - 17,63%, trong đó các công thức xử lý chế phẩm đều có chỉ số bệnh

thấp hơn so với công thức đối chứng.

Tương tự vụ Xuân Hè 2017, trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 việc sử dụng các

chế phẩm vi khuẩn có ích Bacillus đã làm giảm tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt trên

đồng ruộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn bacillus ở quảng nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)