M Ở ĐẦU
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn Bacillus đến tỷ lệ mọc của lạc
Thời gian sinh trưởng của cây là khoảng thời gian cần thiết để cây trồng hoàn
thành các giai đoạn phát dục của lạc được tính từ khi gieo đến khi thu hoạch. Thời gian nảy mầm được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt bắt đầu nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm của cây lạc phụ thuộc vào những yếu tố như di truyền, chất lượng hạt giống, thời vụ,
điều kiện ngoại cảnh và điều kiện thâm canh của từng vùng. Ở giai đoạn này cây lạc sống chủ yếu lấy dinh dưỡng từ hạt, quá trình nảy mầm phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng hạt giống và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này giúp cho quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong hạt tạo điều kiện cho hạt nảy mầm. Ảnh hưởng của chế
phẩm vi khuẩn Bacillusđến tỷ lệ mọc của giống lạc L23 được thể hiện ở Bảng 3.1. Kết quả Bảng 3.1 cho thấy: cả hai vụ Xuân Hè 2017 và vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tỷ lệ mọc của giống lạc L23 ở các chế phẩm vi khuẩn khác nhau không có sự sai
khác ý nghĩa thống kê trong 7 và 10 ngày theo dõi sau khi gieo hạt. Ở vụ Xuân Hè 2017, sau 7 ngày gieo trồng tỷ lệ mọc của cây lạc dao động trong khoảng từ 30,3 - 30,39% và 10 ngày sau khi gieo trồng tỷ lệ mọc dao động từ 59,5 - 70,71%. Trong khi
đó trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tỷ lệ mọc sau 7 ngày gieo trồng đạt tỷ lệ từ 26,26
- 35,35%, tỷ lệ mọc ở công thức đối chứng không xử lý thuốc thấp nhất chỉ đạt 26,26%, đến 10 ngày sau khi gieo trồng tỷ lệ mọc dao động trong khoảng từ 58,59 - 65,66%. Tỷ lệ mọc trong vụ Đông Xuân thấp hơn so với trong vụ Xuân Hè khoảng 5% ở giai đoạn 10 ngày sau khi gieo trồng.
Đến giai đoạn 15 ngày sau khi gieo trồng có sự sai khác ý nghĩa thống kê giữa
các công thức ở cả hai vụ Xuân Hè và vụ Đông Xuân. Trong vụ Xuân Hè 2017 tỷ lệ
S1A1 và BaD-S20D12 có tỷ lệ mọc cao nhất và có sự sai khác với công thức đối
chứng không xử lý chế phẩm vi khuẩn (79,80%).
Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc của giống lạc L23 trong vụ Xuân Hè 2017 và vụ Đông Xuân
2017-2018 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (%)
Công thức
thí nghiệm
Vụ Xuân Hè 2017 Vụ Đông Xuân 2017-2018 7 NSG 10 NSG 15 NSG 7 NSG 10 NSG 15 NSG BaD-S1A1 35,35a 66,67a 87,88a 33,33a 62,63a 88,89a BaD-S1F3 36,36a 67,68a 86,87b 34,34a 61,62a 86,87ab BaD-S13E2 35,35a 65,66a 86,87ab 32,32a 65,66a 86,87ab BaD-S13E3 33,33a 63,64a 83,84ab 34,34a 65,66a 85,86ab BaD- S18F11 38,38a 62,63a 86,87ab 35,35a 62,63a 88,89a BaD- S20D12 39,39a 70,71a 88,89a 33,33a 63,64a 85,86ab Đối chứng 30,30a 59,60a 79,80b 26,26b 58,59a 81,82b LSD 0,05 9,69 12,29 7,65 5,96 8,59 6,09
Ghi chú: NSG: ngày sau gieo; các chữ cái khác nhau trong cùng một cột có sai khác ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.
Tương tự vụ Xuân Hè, ở vụ Đông Xuân tỷ lệ mọc 15 ngày sau giao dao động từ
81,82 - 88,89%, nhưng chỉ có sự khác biệt giữa hai chế phẩm BaD-S1A1và BaD- S18F11 so với công thức đối chứng không sử dụng chế phẩm, các chế phẩm vi khuẩn
khác không có sự sai khác ý nghĩa thống kê. Tóm lại, việc sử dụng chế phẩm không ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc của cây lạc trong giai đoạn đầu 10 ngày sau khi gieo trồng trong giai đoạn này cây chủ yếu lấy dinh dưởng từ hạt và không chịu ảnh hưởng của
các chế phẩm vi khuẩn, nhưng đến giai đoạn 15 ngày sau khi gieo trồng bắt đầu có sự ảnh hưởng của chế phẩm đối với sự phát triển của cây lạc. Giữa hai vụ Xuân Hè và
Đông Xuân có tỷ lệ nảy mọc tương tự nhau.
Tỷ lệ mọc của hạt giống phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như bản chất hạt
giống cũng như điều kiện ngoại cảnh. Trong các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến tỷ
lệ mọc của hạt giống, các tác nhân gây bệnh nằm trên hạt giống và trong đất có thể làm giảm tỷ lệ mọc. Các tác nhân sinh học có thể tiêu diệt các nguồn bệnh hoặc làm kích thích tỷ lệ mọc của hạt làm cho tỷ lệ mọc tăng lên (Domenech et al., 2006; Lê Như Cương, 2014; Lê Như Cương, 2015).