DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn bacillus ở quảng nam (Trang 43 - 44)

M Ở ĐẦU

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM TẠ

TẠI QUẢNG NAM

Sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lạc nói riêng đều diễn ra trên đồng

ruộng nên chịu tác động rất lớn từ các yếu tố môi trường. Bên cạnh yếu tố về đất đai và dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cây lạc từ

việc chi phối thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và phát triển, năng suất, chất lượng

cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lạc. Trong đó, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng suất ở lạc. Vì vậy, ngoài sự sai khác của các nhân tố thí nghiệm thì nắm được các yếu tố thời tiết sẽ giúp chúng ta có thể lý giải được một số khác biệt trong kết

quả thí nghiệm.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa

khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình

năm 20 - 21oC, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung

bình 2.000 - 2.500mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở

miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm (http://www.quangnam.gov.vn).

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển

của cây lạc, chúng tôi đã thu thập số liệu thời tiết trong thời gian nghiên cứu từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam và kết quả được thể hiện ở Bảng 2.5.

Qua số liệu Bảng 2.5 chúng tôi có nhận xét sau: Trong vụ vụ Xuân Hè 2017, nhiệt độ trung bình dao động từ 24,5 - 29,6oC. Nhiệt độ dần ổn định và tăng lên vào

cuối vụ và đạt cao nhất tháng 6 (19,6 oC). Tương tự nhiệt độ, độ ẩm cũng khá ổn định qua các tháng, dao động từ 78 - 88%, tháng 6 do nền nhiệt độ cao và số ngày nắng

nhiều (256h nắng) nên ẩm độ cũng thấp nhất. Nhìn chung, vụ Xuân Hè 2017 ở Quảng Nam có lượng mưa rất thấp và biến động mạnh qua các tháng, trong đó tháng 3 - tháng

5 mưa rất ít với lượng dao động từ 32,0 - 40,5mm, đây là giai đoạn lạc ra hoa nên sẽ ảnh hưởng đến số hoa hữu hiệu của lạc. Tháng 6 và tháng 7 mưa nhiều hơn nên quá

trình hình thành quả thuận lợi hơn. Số giờ nắng tương đối ổn định, tháng 6 có số giờ

nắng cao nhất là 256 giờ và thấp nhất ở tháng 3 chỉ 156 giờ.

Vụ Đông Xuân 2017 - 2018, nền nhiệt trung bình 21,3 - 25,9oC, cao hơn so với

TTNN từ 1,3 - 4,9oC, tháng 02 có nền nhiệt xấp xỉ TBNN, các tháng còn lại đều cao hơn TBNN. Tổng lượng mưa cũng có sự chênh lệch khá lớn, tháng 02 lượng mưa rất

thấp chỉ có 9,6mm nhưng đến tháng 4 mưa rất nhiều với tổng lượng mưa của tháng lên

đến 200,3mm. Vụ Đông Xuân 2017 - 2018, số giờ nắng ở các tháng cũng biến động

lớn, tháng 01 hầu như không có nắng (chỉ 44 giờ) nên ảnh hưởng đến giai đoạn cây

giờ, ẩm độ trung bình ở vụ Đông Xuân 2017 - 2018 khá cao, dao động từ 84 - 92%, với ẩm độ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh gây hại trên cây lạc.

Bảng 2.4. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân Hè 2017 và Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Nam Thời gian Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) TB Max Min TB Min

Vụ Xuân Hè 2017 Tháng 3 24,5 32,5 16,6 88 58 182 36,2 Tháng 4 26,9 37,4 20,5 84 47 195 32,0 Tháng 5 28,5 36,4 23,5 83 58 208 40,5 Tháng 6 29,6 39,6 24,3 78 40 256 113,8 Tháng 7 28,0 37,4 23,8 85 48 169 292,0 Vụ Đông Xuân 2017 - 2018 Tháng 01 21,9 30,7 16,2 92 53 44 90,4 Tháng 02 21,3 29,5 14,5 87 61 117 9,6 Tháng 3 24,2 33,0 18,2 86 59 162 42,1 Tháng 4 25,9 37,0 17,9 84 51 196 200,3

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam

Nhìn chung, diễn biến thời tiết trong quá trình thí nghiệm không có hiện tượng

bất thường gì nhưng cũng không thuận lợi nhiều cho sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Nhiều tháng (tháng 2, 3,4 và 5) lượng mưa quá ít nên không chủ động tưới cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn bacillus ở quảng nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)