Phân loại: Quy luật khác nhau về phạm vi, vai trò, tính

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin doc (Trang 37 - 38)

L. Phoiơbắc (Ludwig Feuerbach, 1804 1872) là nhà triết học duy vật duy nhất trong nền triết học cổ điển Đức, bậc tiền bố

c) Phân loại: Quy luật khác nhau về phạm vi, vai trò, tính

chất tác động, mức độ phổ biến.

• Nếu dựa trên phạm vi bao quát, quy luật được chia thành quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy. Quy luật tự

nhiêntác động trong lĩnh vực tự nhiên, chúng không đòi hỏi sự hoạt động có ý thức của con người, và là đối tượng khám phá của các ngành khoa học tự nhiên. Quy luật xã hộitác động trong lĩnh vực đời sống xã hội, chúng đòi hỏi sự hiện hữu hoạt động có ý thức của con người, và là đối tượng khám phá của các ngành khoa học xã hội. Quy luật tư duy tác động trong lĩnh vực tư tưởng - khái niệm, phán đoán, suy luận… -, chúng chi phối quá trình hình thành và phát triển tri thức con người về thế giới, và là đối tượng khám phá của các ngành khoa học lôgích.

• Nếu dựa trên mức độ phổ biến, quy luật được chia thành quy luật riêng, quy luật chung và quy luật phổ biến. Quy luật

riêng tác động trong một lĩnh vực hiện thực, và được một khoa học chuyên ngành nghiên cứu. Quy luật chung tác động trong

nhiều lĩnh vực hiện thực, và được khoa học liên ngành nghiên

cứu. Quy luật phổ biến tác động trong mọi lĩnh vực hiện thực - tự nhiên, xã hội, tư duy -, và được phép biện chứng duy vật nghiên cứu.

Các quy luật phổ biến của phép biện chứng phản ánh các

mối liên hệ phổ biến, nghĩa là phản ánh các bình diện tổng quát

của quá trình vận động và phát triển diễn ra trong toàn bộ thế giới – tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong đó, các mối liên hệ phổ biến, cơ bản hơn được thể hiện qua các quy luật cơ bản của phép biện chứng: quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến

những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định. Các

quy luật này lần lượt vạch ra phương thức, nguồn gốc và khuynh

hướng của quá trình phát triển diễn ra trong thế giới. Còn các mối

liên hệ phổ biến, ít cơ bản hơn được thể hiện thông qua các quy luật không cơ bản của phép biện chứng duy vật, nghĩa là thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù: cái riêng -

cái chung, nguyên nhân - kết quả, nội dung - hình thức, bản chất - hiện tượng, ngẫu nhiên - tất nhiên, khả năng - hiện thực.

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin doc (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w