Các hình thức vận động

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin doc (Trang 32 - 33)

L. Phoiơbắc (Ludwig Feuerbach, 1804 1872) là nhà triết học duy vật duy nhất trong nền triết học cổ điển Đức, bậc tiền bố

b) Các hình thức vận động

• Dựa vào trình độ phát triển của khoa học vào cuối thế kỷ 19, Ph.Angghen chia vận động ra thành 5 hình thức: Vận động

cơ học - sự di chuyển của vật thể trong không gian theo thời

gian; Vận động vật lý thể hiện thông qua các hiện tượng nhiệt, điện, từ, ánh sáng...; Vận động hóa học thể hiện bằng sự hóa

hợp và phân giải các chất…; Vận động sinh học thể hiện bằng sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường…; Vận động xã hội bao gồm mọi sự thay đổi xảy ra trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, nếu dựa trên trình độ phát triển của khoa học hiện nay thì vận động có thể được chia ra thành 3 nhóm: vận động trong lĩnh vực vật chất vô sinh bao gồm vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hóa học; vận động trong lĩnh vực vật

chất hữu sinhbao gồm vận động dưới tế bào, vận động tế bào, vận động cá thể, vận động của sinh quyển; vận động trong lĩnh vực vật chất xã hội bao gồm mọi sự thay đổi trong các cá nhân hay cộng đồng xã hội.

Cơ sở phân chia và ý nghĩa của việc phân loại vận động:

Một là, các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất,

chúng ứng với các trình độ kết cấu - tổ chức khác nhau của vật chất, và được các khoa học liên ngành hay chuyên ngành khác nhau nghiên cứu, nhưng bản thân chúng không cô lập mà có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Luận điểm này đã được chứng minh bởi định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, bởi các lý thuyết trường thống nhất.

Hai là, các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở của

các hình thức vận động thấp và bao hàm trong nó các hình thức vận động thấp hơn, trong khi đó, các hình thức vận động ở trình độ thấp không bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Do đó, chúng ta không được quy giản hình thức vận động cao về với các hình thức vận động thấp. Việc chủ nghĩa cơ giới quy mọi vận động vật chất về với vận động cơ học, chủ nghĩa Darwin xã hội quy vận động xã hội về với vận động sinh học… đều là những sai lầm cần phê phán.

Ba là, trong hiện thực, một sự vật vật chất nào đó có thể tồn

tại bằng nhiều hình thức vận động khác nhau, tuy nhiên, bản thân sự vật đó bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình thức

vận động cơ bản. Các hình thức vận động khác nhau của sự vật

vật chất có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng vận động vật chất nói chung thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồn tại vĩnh viễn của vật

chất. Vì vậy, muốn tìm hiểu hiện tượng vật chất ở cấp độ cấu trúc nào thì phải dựa trên hình thức vận động cơ bản của vật chất ở cấp độ đó để lý giải.

2. Quan niệm duy vật biện chứng về không gian và thời gian

Không gian, thời gian là những phạm trù xuất hiện rất sớm

trong nền văn hóa nhân loại. Ngay từ xa xưa, không gian được dùng để nói lên vị trí, kích thước, sự đồng tồn tại của các sự vật, còn thời gian được dùng để nói lên độ lâu của các tiến trình, trình tự thay đổi trước sau của sự tồn tại trong thế giới. Tuy nhiên, bàn về không gian và thời gian nói chung, về tính khách quan, tính

tuyệt đối, tính bất biến của chúng luôn là đề tài tranh cải trong

lịch sử triết học31.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, không gian và thời gian thống nhất với nhau và với vật chất vận động; không

gian và thời gian là thuộc tính cố hữu, là hình thức tồn tại của vật chất vận động. Trong thế giới, không có không gian và thời gian

bên ngoài vật chất vận động, và cũng không có vật chất vận động bên ngoài không gian và thời gian.

Do vật chất vận động tồn tại khách quan, vĩnh cữu, vô tận nên không gian và thời gian cũng mang bản tính khách quan,

vĩnh cữu, vô tận. Ngoài ra, không gian có tính ba chiều (dài, rộng,

cao) và thời gian có tính một chiều (quá khứ → hiện tại → tương lai). Chúng thống nhất lại thành không - thời gian bốn chiều hay

không - thời gian thực – là thuộc tính cố hữu, hình thức tồn tại

của vật chất vận động trong thế giới. Đầu thế kỷ 20, lý thuyết

tương đối Einstein ra đời đã bác bỏ tính tuyệt đối - bất biến của

không gian và thời gian và chứng minh tính tương đối - biến đổi, tính thống nhất của không gian và thời gian với vận chất vận động, nghĩa là luận chứng cho quan điểm duy vật biện chứng về không gian và thời gian.

31Chủ nghĩa duy tâmluôn phủ nhận tính khách quan của không gian và thời gian: I.Kant coi không gian và thời gian chỉ là hình thức chủ quan của

trực quan để xếp đặt các cảm giác được thu nhận một cách lộn xộn; còn

E.Mach cho rằng không gian và thời gian chỉ là một hệ thống liên kết các cảm giác – ấn tượng tâm lý thành từng chuỗi chặt chẽ, chúng tồn tại trong con người, lệ thuộc vào con người và do con người sinh ra. Chủ nghĩa duy vật siêu hình không chỉ khẳng định tính khách quan mà còn thừa nhận tínhtuyệt đối bất biến của không gian và thời gian và coi chúng như những thực thể. Là những thực thể, chúng tách rời nhau và đồng tách ra

khỏi vật chất, còn vật chất thì tách ra khỏi vận động. Thí dụ: Newton coi

không gian tuyệt đối như cái trống rỗng tuyệt đối để chứa vật thể. Nó thấu suốt, bất động, bất biến, không tác động lên cái gì và không cái gì tác động lên nó. Nó có trường độ, đồng nhất, đẳng hướng, ba chiều, liên tục và vô tận. Hình học của nó là hình học Euclide. Do những tính chất như thế mà vạn vật chuyển động trong nó luôn là chuyển động tự do, tương tác của các vật được truyền đi tức thời, các định luật vật lý học sẽ không thay đổi nếu ta chọn bất kỳ điểm nào làm gốc tọa độ, bất kỳ phương nào làm phương tọa độ, và bất kỳ miền nào làm miền khảo sát.

Thời gian tuyệt đối được hiểu như cái trống rỗng tuyệt đối để chứa biến cố. Nó chỉ là độ lâu thuần túy. Nó không tác động lên cái gì và không cái gì tác động lên nó. Nó đồng nhất, liên tục, vô tận và trôi đều theo một chiều từ quá khứ đến tương lai. Do những tính chất như thế mà trong cơ học, các biến cố xảy ra ở mọi miền trong vũ trụ đều tuân theo một trình tự thời gian như nhau với tính nhân quả nghiêm ngặt giống nhau, do đó mà các công thức biến đổi Galilée được áp dụng. Những tính chất của không gian và thời gian tuyệt đối nêu trên là hiển nhiên. Chúng ta chỉ tiếp xúc với không gian thời gian tương đối, nghĩa là không gian cụ thể do các vật thể chiếm chỗ và độ lâu cụ thể mà giác quan cảm nhận được khi nhờ vào một quá trình nào đó. Chúng là một bộ phận của không gian và thời gian tuyệt đối.

Tính đa dạng của thế giới vật chất vận động được thể hiện qua tính đa dạng của cấu trúc không gian và thời gian. Vì vậy, tương ứng với kết cấu – tổ chức của vật chất mà khoa học hiện nay phát hiện ra - vật chất vô sinh, vật chất hữu sinh và vật chất xã hội, chúng ta có thể nói về không gian và thời gian vật lý học, không gian và thời gian sinh học, không gian và thời gian xã hội. Đây là không gian và thời gian hiện thực. Trong toán học thuật ngữ không gian n chiều chỉ là sự trừu tượng hóa để nghiên cứu các đối tượng đặc thù.

Ø Câu 18: Trình bày quan niệm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.

Vấn đề nguồn gốc và bản chất của ý thức là vấn đề rất phức tạp của triết học, là nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa khoa học và thần học. Nếu chủ nghĩa duy tâm - tôn giáo đồng nhất ý thức con người với linh hồn cá nhân, rồi đồng nhất linh hồn cá nhân với linh hồn thế giới, và tìm kiếm nguồn gốc, bản chất của chúng trong cái siêu nhiên, phi lịch sử - xã hội, thì chủ nghĩa duy vật – khoa học coi ý thức con người là đời sống tâm lý - tri thức - tinh thần của họ, và dựa vào các thành tựu khoa học cùng cơ sở thực tiễn để tìm kiếm nguồn gốc, làm rõ bản chất của nó trong cái tự nhiên, cái lịch sử - xã hội của chính con người.

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w