Tự ý thức, tiềm thức, vô thức…

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin doc (Trang 35 - 36)

L. Phoiơbắc (Ludwig Feuerbach, 1804 1872) là nhà triết học duy vật duy nhất trong nền triết học cổ điển Đức, bậc tiền bố

b) Tự ý thức, tiềm thức, vô thức…

Tự ý thức là quá trình con người tự phản ánh chính mình

(thế giới bên trong) trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Đó là ý thức của con người về hành vi, tình cảm, tư tưởng, động cơ, lợi ích, địa vị… của mình trong xã hội, nghĩa là con người cố nhận thức mình như một cá nhân trong cộng đồng xã hội. Trình độ tự ý thức phản ánh trình độ phát triển nhân cách, mức độ làm

chủ chính mình của mỗi cá nhân. Nó là cơ sở để con người tự điều chỉnh hành vi của mình theo các chuẩn mực xã hội. Tự ý thức có thể là tự ý thức của một cá nhân, của một giai cấp, của một tập đoàn xã hội…

Tiềm thức - ý thức dưới dạng tiềm năng là những hoạt

động tâm lý – nhận thức tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể nhưng có liên hệ trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy. Do là những tri

thức đã biến thành kỹ năng, bản năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, nên tiềm thức có thể tự động gây ra các hoạt động tâm lý – nhận thức mà chủ thể không cần hay không thể kiểm soát một cách trực tiếp. Tiềm thức giúp giảm sự quá tải trong hoạt động nhận thức khoa học, giảm sự căng thẳng trong hoạt động tâm lý thường ngày.

Vô thức là những hiện tượng tâm lý không do lý trí điều

khiển, không bị ý thức kiểm soát, nghĩa là xảy ra bên ngoài phạm

vi lý trí hay chưa được ý thức chú ý đến. Dù là một thực thể xã hội có ý thức nhưng không phải mọi hành vi của con người đều do ý thức chỉ đạo. Có những hành vi do bản năng chi phối hay do thói quen thực hiện vẫn tự động xảy ra, nghĩa là chúng không do lý trí chỉ đạo mà là do vô thức điều khiển. Là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, vô thức điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự suy tính của lý trí. Dù thể hiện rất đa dạng, - ham muốn bản năng, giấc mơ, bị thôi miên, sự mặc cảm, trực giác, nói lỡ lời…-, nhưng nói chung, vô thức luôn thực hiện chức năng giải tỏa những ức chế vượt

ngưỡng trong hoạt động thần kinh, do đó nó góp phần lập lại thế

cân bằng mới trong hoạt động tinh thần của con người để tránh tình trạng ức chế hay căng thẳng quá mức do thần kinh làm việc quá tải gây ra. Ngoài ra, vô thức còn có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục, khoa học, nghệ thuật… nhưng không vì vậy mà chúng ta tuyệt đối hóa, thần bí hóa nó. Không nên tách vô thức ra khỏi hoàn cảnh xã hội và cô lập nó với hoạt động ý thức của con người; bởi vì, con người là một thực thể xã hội có ý thức, vô thức nằm trong con người có ý thức, do đó hành động vô thức của con người sẽ bị ý thức can thiệp đến để hướng hành vi con người đến các chuẩn mực mà xã hội kiến tạo nên. Vô thức

chỉ là một mắt xích trong cuộc sống có ý thức của con người.

ØCâu 19: Phân tích vai trò và tác dụng của ý thức. Trình bày tóm tắt nội dung nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới và nguyên tắc khách quan mácxít?

Nếu chủ nghĩa duy vật tầm thường đề cao nhân tố vật chất coi nhẹ nhân tố tinh thần (ý thức), còn chủ nghĩa duy tâm đề cao nhân tố tinh thần coi nhẹ nhân tố vật chất thì, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của nhân tố vật chất đối với ý thức, đồng thời cũng vạch rõ sự tác động ngược trở lại của ý thức đến vật chất, đặc biệt là vật chất xã hội – vật chất có mang

ý thức, từ đó xác định đúng vai trò và tác dụng của ý thức trong đời sống con người.

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w