L. Phoiơbắc (Ludwig Feuerbach, 1804 1872) là nhà triết học duy vật duy nhất trong nền triết học cổ điển Đức, bậc tiền bố
a) Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin
Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán, V.I.Lênin đã phát biểu cách hiểu đó như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”27. Định nghĩa này có banội dung cơ bản:
Một là, vật chấtkhông phải là một quan niệm của khoa học mà là một phạm trù triết học, nghĩa là một sự phản ánh trừu tượng nhất và khái quát nhất của tư duy con người.
Hai là, phạm trù vật chất phản ánh tính thực tại khách quan,
nghĩa là phản ánh mọi cái tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào cảm giác (ý thức, tư duy) ở con người, nhưng có thể gây ra cảm giác bằng cách tác động trực tiếp hay gián tiếp lên giác quan của con người.
Ba là, cảm giác (ý thức, tư duy) của con người - thực tại chủ
quan - chỉ làsự phản ánh (chép lại, chụp lại) thực tại khách quan
– vật chất.
b) Ý nghĩa
Định nghĩa này có ý nghĩalớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học hiện đại.
Một là: Nó thể hiện cách giải quyết duy vật vấn đề cơ bản
của triết học. Khi khẳng định tính thứ nhất của tồn tại vật chất và tính thứ hai của tồn tại tinh thần, ý thức, nhận thức của con người, triết học duy vật biện chứng không chỉ khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức của con người mà còn chỉ rõ, thông qua ý thức của con người, thế giới vật chất được nhận thức. Cảm giác nói riêng, nhận thức, ý
thức của con người nói chung chỉ là hình ảnh chủ quan chép lại,
chụp lại, phản ánh thế giới vật chất khách quan. Từ cảm giác hình thành tri giác, biểu tượng… và các hoạt động cảm tính; rồi từ đây, khái niệm, phán đoán, suy luận… xuất hiện cùng các hoạt 26 V.I.Lênin, Toàn tập, T.18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 323. 27 V.I.Lênin, Toàn tập, T.18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.151.
động lý tính của con người. Song song với hoạt động lý tính, các quá trình cảm xúc, ý chí xảy ra dưới sự tác động của thế giới bên ngoài lên các cơ quan thụ cảm. Nhận thức, ý thức chỉ là đặc tính của một dạng vật chất phát triển cao – vật chất xã hội, có nguồn gốc sâu xa từ thế giới vật chất khách quan. Điều này không chỉ góp phần khắc phục những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật cũ đồng nhất vật chất với một dạng thể cụ thể nào đó của nó hay đi tìm một thứ vật chất “thật sự” tồn tại bên cạnh các sự vật vật chất trong thế giới, mà còn bác bỏ thuyết không thể biết của chủ nghĩa duy tâm.
Hai là: Nó cho phép xác định cái vật chất trong đời sống xã hội của con người để tìm kiếm các nguyên nhân vật chất - những
nguyên nhân thuộc về phương thức sản xuất chi phối đời sống xã hội. Khi xác định đúng những nguyên nhân vật chất - cơ sở cuối cùng gây ra các biến cố xã hội, triết học duy vật biện chứng góp phần củng cố nhận thức khoa học cho các ngành khoa học
xã hội và tìm ra các phương án tối ưu thúc đẩy hoạt động xã hội phát triển. Điều này góp phần khắc phục sự thống trị lâu đời của chủ nghĩa duy tâm – thần bí, củng cố quan niệm duy vật lịch sử
trong nhận thức xã hội của con người.
Ba là:Nó khẳng định tính đa dạng và tính vô tận của thế giới vật chất khách quan mà các ngành khoa học khác nhau chỉ nghiên cứu những lát cắt, những lĩnh vực khác nhau trong thế giới đó, để làm sáng tỏ những tính chất và kết cấu phức tạp của thế giới vật chất và làm sâu sắc thêm nhận thức của con người về thế giới vật chất khách quan nhận thức được. Điều này góp phần khắc phục sự đồng nhất siêu hình quan niệm (phạm trù)
của triết học về vật chất với các quan niệm của khoa học về tính chất và kết cấu của thế giới vật chất, và chỉ ra mối liên hệ mật
thiết giữa chúng với nhau.
ØCâu 17: Trình bày quan niệm duy vật biện chứng về vận động và không gian, thời gian.
Với tính cách là một thực thể, vật chất có các thuộc tính như
vận động, không gian, thời gian. Chúng trực tiếp trả lời cho câu
hỏi: Vật chất tồn tại bằng cách nào, như thế nào? Cũng như quan niệm về vật chất, các quan niệm về vận động, không gian,
thời gian xuất hiện rất sớm trong lịch sử triết học, mà nội dung
của chúng không ngừng được làm phong phú và sâu sắc thêm nhờ vào sự phát triển của các khoa học cụ thể. Tuy nhiên, không nên đồng nhất quan niệm triết học về vận động, không gian, thời
gian với các quan niệm của khoa học cụ thể về chúng.
1. Quan niệm duy vật biện chứng về vận động a) Vận động là gì?
Với tính cách là “thuộc tính cố hữu của vật chất”, là “phương thức tồn tại của vật chất”, “vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình
diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”28. Điều này có nghĩa là:
- Trong thế giới, không có vận động bên ngoài vật chất và cũng không có vật chất không vận động; vận động và vật chất
thống nhất với nhau.
- Vận động bao giờ cũng là tự vận động của vật chất được tạo nên do sự tác động qua lại giữa các yếu tố nội tại trong cấu trúc của vật chất, trong đó, mâu thuẫn là nguồn gốc sâu xa của mọi sự vận động xảy ra trong thế giới.
- Vận động vật chất là tuyệt đối, nhưng tính tuyệt đối của vận động chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong nó
sự đứng im tương đối, bởi vì, nếu không có sự đứng im tương
đối thì không có sự vật nào tồn tại được. Hiện tượng đứng im tương đối hay trạng thái cân bằng tạm thời, sự ổn định về chất của sự vật luôn xảy ra trong quá trình vận động của nó. Đứng im
chỉ là một hình thức vận động đặc biệt – vận động trong trạng
thái cân bằng của sự vật vật chất cụ thể có gắn liền với một hệ quy chiếu hay một quan hệ xác định. Ph.Angghen đã chỉ ra rằng,
“vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ phá vỡ sự cân bằng riêng biệt ấy”, “mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời”29 trong sự vận động tuyệt đối và vĩnh viễn của thế giới vật chất. Và, “trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”30.
Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại - lý thuyết trường tương tác… đã góp phần chứng minh cho quan điểm duy vật biện chứng về tự vận động của vật chất, đồng thời bác bỏ quan niệm duy tâm siêu hình cho rằng nguồn gốc vận động của thế giới vật chất tự nhiên nằm trong một lực lượng phi vật chất siêu nhiên nào đó bên ngoài thế giới vật chất – Cái hích của
Thượng đế. Quan điểm này, xét đến cùng, thể hiện sự bế tắc
trong lý giải thế giới. Tuy nhiên, trong lịch sử khoa học, chủ nghĩa duy tâm thường bám vào các thành tựu mới của khoa học để xuyên tạc chúng. Ví dụ, chủ nghĩa duy tâm vật lý học dựa trên cách hiểu siêu hình, đồng nhất vật chất với khối lượng, đồng nhất vận động với năng lượng xuyên tạc công thức E=mc2, để rút ra kết luận cho rằng vật chất biến thành năng lượng, và coi sự tồn tại năng lượng thuần tuý là bằng chứng của sự tồn tại vận động không có vật chất. Sự thật, công thức này chỉ nói lên mối tương quan giữa khối lượng và năng lượng - hai đặc trưng cơ bản của vật chất - chứ không nói lên khối lượng biến thành năng lượng, và cũng không cho phép coi năng lượng là vận động thuần tuý không có vật chất hay là cơ sở của thế giới.
Vật chất chỉ tồn tại bằng cách vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà vật chất thể hiện sự tồn tại của chính mình. Vận động của vật chất được biểu hiện bằng muôn vàn 28 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập,T. 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 89 & 519.
29 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, T. 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 740 & 471.
hình thức, kiểu khác nhau; trong đó, vận động của ý thức, tư duy, trên thực tế, cũng là sản phẩm của sự vận động vật chất. Khám phá thế giới khách quan, nhận thức vật chất, xét về thực chất, là vạch ra tính cụ thể của các hình thức và kiểu vận động của thế giới vật chất. Do vật chất không được sáng tạo và không bị hủy diệt (tính tuyệt đối) nên vận động vật chất trong thế giới cũng không được sinh ra hay không mất đi, mà chỉ chuyển từ hình thức, kiểu này sang hình thức, kiểu khác. Tính đa dạng của tồn tại vật chất trong thế giới được thể hiện bằng tính đa dạng của
các hình thức vận động.