Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 51 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vân Canh là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Định, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 35 km về hướng Tây Nam, diện tích tự nhiên 80.020,84 ha là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, vị trí của huyện nằm ở tạo độ địa lý từ 13030’ đến 13050’ vĩ độ Bắc và từ 108050’ đến 109005’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn; + Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên;

+ Phía Đông giáp huyện Tuy Phước & thành phố Quy Nhơn; + Phía Tây giáp huyện Kôngchoro, tỉnh Gia Lai.

Hình 1. Sơ đồ huyện Vân Canh

Huyện Vân Canh nằm trong vùng ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định gồm: Quy Nhơn - An Nhơn - Tuy Phước, cách khu kinh tế Nhơn Hội khoảng 50 km, cách thị xã Tuy Hòa - tỉnh Phú Yên khoảng 80 km. Có đường sắt Bắc - Nam và

đường Quốc lộ 19C chạy qua, nối liền trung tâm huyện với thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và thị trấn La Hai huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên; trong tương lai gần sẽ nối liền với tỉnh ĐắkLắc tạo thành tuyến hành lang Đông - Tây, đó là điều kiện thuận lợi cho huyện Vân Canh mở rộng mối giao lưu, phát triển kinh tế với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng [18].

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của huyện Vân Canh bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình đa dạng và phức tạp. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong huyện rất lớn. Tổng diện tích đồi núi chiếm khoảng 85% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chỉ chiếm 15%. Đất nông nghiệp và đất ở của huyện chạy dài theo địa hình từ Đông Bắc - Tây Nam dọc QL 19C và sông Hà Thanh.

Địa hình có các dạng chính sau :

- Địa hình núi cao: Là địa hình được uốn nếp khối, nâng lên tạo thành một dải hẹp dọc theo địa giới Vân Canh - Gia Lai. Gồm các núi cao từ 500-700 mét trở lên, bị phân cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trên 250.

- Địa hình núi trung bình: là địa hình có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc bị xâm thực chia cắt, phần lớn các sườn núi có độ dốc từ 150 đến 250.

- Địa hình núi thấp và thung lũng kiến tạo - xâm thực: chủ yếu là đất nông nghiệp trong các khu dân cư xen kẽ, sông suối và các hồ đập.

Địa hình phức tạp đã tạo ra hệ thống sông suối dày đặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối.

Do đặc điểm địa hình, huyện có những khó khăn về nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra ngập úng cục bộ [18].

Bảng 3.1. Bảng thống kê các cấp độ dốc ở huyện Vân Canh.

Độ dốc % so với diện tích tự nhiên của huyện

< 8 0 8 - 15o 15 - 25o > 25o 14,19% 34,57% 26,18% 22,09%

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Vân Canh nằm trong tiểu vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12, mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến cuối tháng 8.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,60C, biên độ nhiệt độ ngày trung bình tại đây thay đổi theo mùa, biên độ cao nhất vào mùa hè là 12,80C. Nhiệt độ cao nhất của huyện Vân Canh vào tháng 6,7 khoảng 37-380C [18].

Số giờ nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng khoảng 2400 giờ, số giờ nắng cao khoảng 263-264 giờ vào tháng 4, tháng 5, số giờ nắng thấp nhất khoảng 102 giờ vào tháng 12 [18].

Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân hàng năm đạt 80%. Độ ẩm không khí cao khoảng 84% vào các tháng 10, 11 và 12; thấp khoảng 70% vào tháng 7, tháng 8 [18].

Chế độ mưa: Lượng mưa biến động bình quân năm khoảng 1900-2100 mm/năm. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với lũ quét, nước sông lên cao. Mùa khô kéo dài thường gây ra hạn hán [18].

Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-2,3 m/s. Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là hướng Tây Bắc và Bắc, hướng thịnh hành vào mùa hè là hướng Đông Nam, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng [18].

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu khí hậu địa phương

STT Nội dung ĐVT Trị số trung bình

1. 2. 3. 4. 5. 6. Lượng bức xạ Nhiệt độ Số giờ nắng trung bình Độ ẩm không khí Lượng mưa Tốc độ gió kcal/cm2 oC giờ/ngày % mm/năm m/s 10 25,6 6,6 80 1.900-2.100 2-2,3

Nhìn chung, với nền nhiệt độ cao đều trong năm, tổng tích ôn và tổng lượng mưa lớn, thuận lợi cho nền nông nghiệp huyện phát triển. Tuy nhiên với lượng mưa phân bố không đều kết hợp với địa hình thiếu nguồn sinh thủy là một trong những hạn chế lớn của huyện Vân Canh. Vì vậy yếu tố thủy lợi để giữ nước và cấp nước có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi huyện Vân Canh có tổng chiều dài 190 km với mật độ lưới sông vào khoảng 2 km/km2, hệ thống sông chính là sông Hà Thanh, ngoài ra còn có khá nhiều hệ thống khe, suối phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện.

Sông Hà Thanh chảy qua huyện là hệ thống sông lớn thứ ba của Tỉnh, sau sông Kôn và sông Lại Giang. Tuy nhiên, diện tích lưu vực sông không lớn, chỉ khoảng 580 km2. Sông bắt nguồn từ những đỉnh núi cao trên 1.100 mét phía Tây Nam của huyện với tổng chiều dài khoảng 48 km, trong đó phần qua huyện 38 km. Lưu lượng dòng chảy chuẩn khoảng 13,6 m3/s, tổng lượng dòng chảy 429 triệu m3. Sông ngắn, có độ dốc cao, lưu tốc dòng chảy lớn, chênh lệch giữa lưu lượng lũ và lưu lượng kiệt lên đến 1.000 lần nên mùa mưa thường gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng [18].

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất:

Trên cơ sở kế thừa tài liệu bản đồ đất tỉnh Bình Định tỷ lệ 1/100.000. Theo kết quả điều tra của Hội khoa học đất Việt Nam, với phương pháp đánh giá đất của FAO- UNESCO, trên địa bàn huyện Vân Canh có các nhóm đất sau [18]:

- Đất cát (C): Arenosols (AR): Diện tích 282ha (chiếm 0,35% diện tích tự nhiên): Phân bố tại các xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, thị trấn Vân Canh….

Nhóm đất cát có 01 đơn vị đất là đất cát điển hình (Haplic Arenosols (Arh), hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa và tham gia của quá trình lấn biển. Các bãi cát thường có màu trắng vàng hoặc trắng xám, hạt thô, phân lớp rõ. Đơn vị đất cát điển hình ít có ý nghĩa cho sản xuất nông nghiệp, nhưng rất có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho ngành xây dựng công nghiệp, giao thông và dân dụng.

- Đất phù sa (P): Fluvisols (FL): Diện tích: 2.367 ha (chiếm 2,96% diện tích tự nhiên): Phân bố tập trung tại các xã: Canh Vinh, Canh hiển, Canh Hiệp.

Nhóm đất phù sa ở đây có 01 đơn vị đất là Đất phù sa chua (Dystric Fluvisols (FLd): Đất có phản ứng chua vừa (pHKCl = 4,0 - 5,0), nghèo mùn, lân tổng số rất nghèo (0,03-0,07).

Đất phù sa vùng trung du và vùng núi nhìn chung có độ phì thấp và thoái hóa nhanh do bị rửa trôi, xói mòn và chưa chú ý đến thâm canh, cải tạo đất. đất phù sa là

quỹ đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Đến nay quỹ đất này hầu như đã được sử dụng triệt để trong phát triển các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

- Đất xám (X): Acrisols (AC): Diện tích: 76.270 ha (chiếm 95,58% diện tích tự nhiên). Nhóm đất này ở huyện Vân Canh có 02 đơn vị đất: Đất xám điển hình và đất xám feralit, phân bố hầu hết ở các xã, thị trấn trong huyện.

+ Đất xám điển hình: Haplic Acrisols (Ach): Diện tích 4.552 ha: Hình thành phát triển chủ yếu trên phù sa cổ đá macma axit và đá cát. Phân bố ở độ đốc dưới 250, đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt. Tính chất thổ nhưỡng: Đất có phản ứng chua (pHKCl = 3,9 - 5,0), mùn và đạm tổng số khá, lân và kali nghèo. Khá phù hợp với việc trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác.

+ Đất xám feralit Acricols (Acf): Diện tích: 71.718 ha: Hầu hết đất xám feralit hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt, dốc nhiều, trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ giàu secqui oxyt. Đất xám feralit có phạm vi phân bố rộng, đặc điểm đất rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý, mẫu chất hình thành, môi trường sinh thái và sử dụng đất. Đa số đất nằm ở độ đốc > 250, tầng đất dày 50-100cm, đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì nhiêu trung bình đến khá. Loại đất này có khả năng khai thác đưa vào trồng rừng và các loại cây lâu năm khác.

b. Tài nguyên nước:

- Nước mặt: Hàng năm trên lãnh thổ huyện tiếp nhận lượng nước mưa trung bình năm 1900 - 2100 mm. Có tới 80% tổng lượng mưa và 2/3 số ngày mưa trong năm diễn ra trong 4 tháng mùa mưa. Một phần lượng nước này bị bốc hơi, ngấm trong đất, phần còn lại, ứng với lớp dòng chảy mặt trung bình cho toàn lãnh thổ khoảng 950 mm. Tổng diện tích lưu vực của sông Hà Thanh và các hồ chứa khối lượng nước ước tính hàng chục tỷ m3/năm.

- Nước ngầm: Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định thì nguồn nước ngầm của huyện ít phong phú. Có thể khai thác để đáp ứng cho nhu cầu, nhưng nhược điểm là khai thác sâu và có hiện tượng cạn kiệt vào mùa khô. Vân Canh là huyện miền núi nên quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp là chính, cộng với diện tích rừng lớn nên nguồn nước ngầm cơ bản ít bị ô nhiễm.

- Nước phục vụ dân sinh :

+ Cấp nước đô thị: Toàn bộ thị trấn Vân Canh có hệ thống cung cấp nước sạch từ nguồn nước tự chảy Suối Phướng. Tổng số hộ sử dụng nước sạch trên toàn thị trấn là 846 hộ, chiếm 49,33% số hộ trên toàn thị trấn.

+ Cấp nước nông thôn: Nguời dân nông thôn huyện Vân Canh hiện đang sử dụng nước bình quân 50 - 100 lít nước mỗi người/ngày với nguồn cấp chủ yếu là nước mặt và nước ngầm. Ngoài mục đích sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt, nước còn được khai thác, sử dụng vào các mục đích khác như: chăn nuôi, trồng trọt hoặc dịch vụ. Cấp nước tập trung gồm 7 hệ thống, trong đó lớn nhất là hệ thống suối Phướng, cấp nước cho gần 1.700 hộ dân cư dọc tuyến ĐT 638 ở Canh Hiển, Canh Hiệp và thị trấn Vân Canh. Hệ thống suối Dú và suối Diếp cấp nước cho dân cư xã Canh Hoà, hệ thống suối Lớn và suối La cho xã Canh Thuận và 9 công trình cấp nước cho xã Canh Liên (làng Hà Giao 2 công trình) [18].

Giếng đào là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với tổng số 2150 giếng đào. Các giếng sâu trung bình 4 - 5 m. Hầu hết các giếng đào đều nhiễm E.coli cao và không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, trong đó chỉ có khoảng 21% số giếng đào là được xây dựng đúng quy cách, hợp tiêu chuẩn vệ sinh.

Giếng khoan tay: có khoảng 94 cái. Theo một số kết quả kiểm nghiệm thì chất lượng nước tại các giếng theo tiêu chuẩn vệ sinh của bộ y tế mới đạt 53%. Lưu lượng khai thác của mỗi giếng đạt khoảng 1,5-2,5 m3/1h và thời gian các giếng hoạt động mỗi ngày từ 1 - 3h, bình quân phục vụ cho khoảng 10 đến 15 người. Kinh phí xây dựng các giếng chủ yếu là do người dân đầu tư, chỉ có một số nhỏ các giếng được hỗ trợ của nhà nước và UNICEF. Ngoài ra nguồn cấp nước còn có khoảng 360 bể, lu chứa nước và các bể lọc nước.

Với điều kiện nguồn nước mặt và nước ngầm của huyện Vân Canh, việc quy hoạch sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất, đời sống nhân dân hiện nay là nhiệm vụ cần phải đặt ra cấp thiết.

c. Tài nguyên rừng:

Là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong tỉnh, nhưng huyện Vân Canh vẫn còn 22,29% diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa được sử dụng, rất thích hợp cho việc triển khai các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp như chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ, cây lâu năm, kết hợp phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VACR. Đây là chương trình lý tưởng vừa giúp nông dân làm giàu, vừa bảo vệ rừng đầu nguồn và môi trường sinh thái. Công tác trồng, bảo vệ, khai thác rừng đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho một bộ phận dân cư trên địa bàn huyện [18].

d. Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản của huyện Vân Canh ít đa dạng về chủng loại, nhưng có một số khoáng sản đã được xác định có giá trị trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Đá xây dựng trên địa bàn huyện phần lớn là chủng loại Granite, Gabro, Bazan có nguồn gốc chủ yếu là macma xâm nhập và phun trào. Đá có chất lượng tốt, cường độ cao, sử dụng tốt cho các công trình công nghiệp, dân dụng và cơ sở hạ tầng đường giao thông, thuỷ lợi… phân bổ ở xã Canh Vinh (2 điểm mỏ), Canh Hiệp và Canh Thuận.

Cát xây dựng phân bổ chủ yếu ở dọc sông Hà Thanh trên các bãi bồi với số lượng lớn, nếu được quy hoạch và khai thác sử dụng hợp lý thì đây là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng quan trọng, đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận [18].

e. Tài nguyên nhân văn:

Huyện Vân Canh có ba dân tộc chính là: Kinh, Chăm và BaNa; trong đó dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hòa, dân tộc Bana tập trung ở các xã Canh Liên, Canh Thuận, Canh Hiệp và thị trấn Vân Canh với dân số chiếm trên 49% dân số toàn huyện. Người Chăm (Chăm Hroi) ở huyện Vân Canh có quan hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng được chú ý trong cộng đồng người Chăm trong cả nước. Trong quá trình phát triển đã mang yếu tố văn hoá của nguồn cội, đồng thời mang yếu tố văn hoá khác do môi trường sống tạo nên.

Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các tác phẩm văn thơ, câu đối, các làn điệu dân ca, lễ hội, ...

Về đời sống văn hoá đều được người dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc văn hoá của từng làng bản. Ngoài ra các phong trào thơ, ca.... cũng được duy trì và phát triển.

Trên địa bàn huyện có các di tích thắng cảnh như: Suối Phướng, hồ Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 51 - 59)