Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và bố trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2. Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và bố trí

bố trí tái định cư của các dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

3.2.1. Tình hình chung về giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Vân Canh

Công tác bồi thường, GPMB là công việc nhạy cảm, phức tạp và khó khăn. Vấn đề đặt ra làm sao để cân bằng lợi ích giữa Người dân - Nhà nước - Doanh nghiệp đầu tư. Đây là công việc vừa đòi hỏi theo nguyên tắc nhưng cũng đòi hỏi tính linh hoạt, mỗi dự án có một điều kiện khác nhau có các yếu tố cụ thể khác nhau mà không theo một khuôn mẫu nhất định.

Sau khi có Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ "về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ vào lợi ích quốc phòng, an ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng" thì bộ máy hoạt động bồi thường, GPMB ở huyện được phân định rõ ràng như sau:

- Huyện không thành lập Hội đồng bồi thường, GPMB chuyên trách hoặc bán chuyên trách riêng mà khi nào thực hiện công trình, dự án thì Chủ tịch UBND huyện thành lập Hội đồng bồi thường, GPMB do Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối Kinh tế làm Chủ tịch hội đồng và Tổ công tác giúp việc cho Hội đồng bồi thường, GPMB do 01 lãnh đạo hoặc chuyên viên của các phòng ban chuyên môn làm Tổ trưởng tùy theo từng dự án cụ thể.

- Hội đồng có nhiệm vụ lập các phương án bồi thường, GPMB để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, quy hoạch trên địa bàn huyện Vân Canh trình UBND huyện phê duyệt đối với dự án thuộc thẩm quyền của huyện, trình Hội đồng cấp tỉnh thẩm định đối với dự án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.

- Tổ công tác giúp việc cho Hội đồng bồi thường, GPMB có nhiệm vụ thực hiện các bước theo quy định để lập phương án bồi thường, GPMB.

Để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Vân Canh. Ngoài Luật đất đai 2013 thì huyện Vân Canh tiếp tục thực hiện các Nghị định, Thông tư và ban hành các Quyết định hướng dẫn thi hành cụ thể: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà cửa, vật kiến trúc và mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 42/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành bảng giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 50/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhìn chung công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện Vân Canh thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư ngoại tỉnh đầu tư vào địa phương, góp phần phát triển tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, khắc phục bất cập và điều tiết một cách hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, đồng thời nhằm giảm thiểu khiếu kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, Luật Đất đai 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của pháp luật đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của pháp luật Đất

đai năm 2003, đưa chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong Nghị quyết 19/NQ-TW đi vào cuộc sống.

Có thể khái quát một số nội dung chủ yếu mang tính đổi mới về lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định trong Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể như sau:

1. Quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:

Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai năm 2003 trên thực tế đã không thể chế, truyền tải hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các địa phương, các bộ, ngành. Khắc phục hạn chế này, Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện, cụ thể:

- Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 74 Luật Đất đai):

* Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

* Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

* Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”

- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 88 Luật Đất đai):

* Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

* Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.”

2. Quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà nước thu hồi đất:

Trong đó, Luật bổ sung thêm 02 trường hợp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 75, cụ thể:

- Bổ sung bồi thường đối với các trường hợp sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa người sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê với người được giao đất có thu tiền sử dụng đất (có cùng nghĩa vụ tài chính như nhau).

- Bổ sung bồi thường đối với trường hợp cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Đây là một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 mà Luật Đất đai 2003 chưa quy định rõ, những quy định này sẽ giải quyết được những vướng mắc trong việc việc bồi thường, hỗ trợ đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện, không phải là đất do được Nhà nước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hợp pháp hoặc khai hoang trước ngày 01 tháng 7 năm 2004.

3.2.2. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại huyện Vân Canh giai đoạn 2013 - 2015

Từ năm 2013 đến năm 2015, công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện Vân Canh đã có nhiều chuyển biến tích cực, Hội đồng GPMB huyện đã được kiện toàn lại, trách nhiệm được nâng cao và chủ động hơn trong công tác triển khai lập phương án bồi thường, GPMB. Các dự án quan trọng đã được giải quyết dứt điểm, không để kéo dài. Kết quả cụ thể đạt được như sau:

Có 37 dự án có thu hồi đất từ 0,1 ha trở lên với tổng diện tích thu hồi là 74,3 ha với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 80, 235 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác bồi thường, GPMB chậm là:

- Theo nguyên tắc công tác bồi thường, GPMB phải được triển khai thực hiện trong thời gian chuẩn bị đầu tư (đồng thời với việc lập dự án đầu tư), khi khởi công xây dựng thì công tác GPMB phải hoàn tất. Thế nhưng, hầu hết các dự án sau khi tổ chức đấu thầu xong chủ đầu tư mới triển khai công tác bồi thường, GPMB, dẫn đến

vừa thi công, vừa GPMB cho nên một số công trình khi vướng mắc về GPMB phải ngừng thi công hoặc thi công dở dang không triệt để.

- Một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi phương án được phê duyệt chủ đầu tư giải quyết kinh phí để chi trả còn chậm, khi có kinh phí thì giá cả bồi thường thay đổi phải lập lại phương án.

- Việc xây dựng bảng giá đất, tài sản phục vụ công tác GPMB chưa phù hợp, không sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường (chỉ bằng 50% đến 70% giá trị trường) cho nên các hộ dân bị ảnh hưởng không chấp nhận, phát sinh khiếu nại, khiếu kiện.

3.2.3. Nghiên cứu một số dự án thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Vân Canh trong thời gian qua

3.2.3. 1. Dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn Vân Canh

- Giới thiệu về dự án;

Công ty TNHH MTV Nguyên Liêm là một doanh nghiệp tách ra từ Công ty TNHH Hùng Duy có nhà máy chế biến tinh bột khoai mì với công suất 250 tấn tinh bột/ngày. Đặt tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh và đi vào hoạt động từ những năm 1997 đến nay. Trong quá trình hoạt động Công ty đã mở rộng quy mô dây chuyền sản xuất, ngành nghề kinh doanh bổ sung, thay đổi về thiết bị, máy móc, quy trình công nghệ, nâng cao về trình độ kỹ thuật, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.

- Tên dự án: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Vân Canh. - Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Nguyên Liêm.

- Quy mô dự án: Dự án thuộc Làng Hòn Mẻ, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định với tổng diện tích 20 ha, có vị trí:

+ Phía Bắc: Đường bê tông liên xã. + Phía Nam: Rừng sản xuất.

+ Phía Tây: Đường bê tông liên xã. + Phía Đông: Đường bê tông liên xã.

- Tổng mức vốn đầu tư: 150.000 triệu đồng.

- Tổng số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án: 20 hộ gia đình, cá nhân. - Nguồn vốn đầu tư: Vốn Công ty TNHH MTV Nguyên Liêm . - Kế hoạch thực hiện: Từ năm 2014 - 2015.

Qua tiến hành khảo sát tình hình thực tế tình hình phát triển trồng trọt của người dân đang có chiều hướng phát triển Công ty TNHH MTV Nguyên Liêm nhận thấy cần đầu tư một nhà máy sản xuất tinh bột sắn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở địa phương, tiêu thụ kịp thời sản phầm nông sản của nhân dân khi thu hoạch. Đồng thời, dự án cũng sẽ tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng nguồn thu nhập cho ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế, lệ phí… góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh và các vùng lân cận trong thời gian tới. Dự án sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ trong đó chủ yếu là địa bàn huyện Vân Canh từ đó sẽ thúc dẩy kinh tế của huyện phát triển và mang lại thu nhập cho nhiều đối tượng lao động tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp. Dự án đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, làm phong phú và da dạng hơn các ngành sản xuất tại tỉnh Bình Định, góp phần thay đổi nhận thức, tác phong lao động của người dân trong huyện Vân Canh nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.

- Việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và bố trí tái định cư tại các dự án đó;

Sau khi được UBND tỉnh Bình Định cho chủ trương đầu tư và giới thiệu vị trí để xây dựng Dự án, UBND huyện Vân Canh đã tiến hành phối hợp với Công ty TNHH MTV Nguyên Liêm và chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan tiến hành thực hiện công tác bồi thường trên diện tích và vị trí đã được chấp thuận, cụ thể:

Vị trí khu đất tiến hành xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn huyện Vân Canh có diện tích 20ha thuộc làng Hòn Mẻ, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh với 20 hộ dân có diện tích bị ảnh hưởng tại vị trí đất nói trên

Bảng 3.3. Bảng kê dự kiến diện tích khu đất xây dựng nhà máy chế biến

tinh bột sắn Vân Canh của các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức có liên quan

STT Tên chủ sử dụng Diện tích (m2) Số thửa Tờ bản đồ Loại đất Ghi chú 1 Nguyễn Lương 6.436 85 27 HNK Đã cấp GCNQSDĐ 2 Mai Văn Nột 9.548 34 27 HNK Đã cấp GCNQSDĐ 3 Nguyễn Văn Khánh 10.487 28 27 HNK Đã cấp GCNQSDĐ 4 Mai Văn Trích 6.549 84 27 HNK Đã cấp GCNQSDĐ 5 Đoàn Mai Thượm 10.313 46 27 HNK Đã cấp

STT Tên chủ sử dụng Diện tích (m2) Số thửa Tờ bản đồ Loại đất Ghi chú 6 Mai Văn Xí 5.017 47 27 HNK Đã cấp GCNQSDĐ 7 Đoàn Văn Gướp 10.752 48 27 HNK Đã cấp

GCNQSDĐ 8 Sô Y Tuấn 13.448 72 27 HNK Đã cấp GCNQSDĐ 7.718 81 27 HNK Đã cấp GCNQSDĐ 9 Đinh Thị Trải 11.979 49 27 HNK Đã cấp GCNQSDĐ 10 Nguyễn Văn Thạch 10.137 374a 27 HNK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 68)