Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 59 - 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển vùng này, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do Vân Canh là huyện miền núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng, nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết không thuận lợi, đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán, trình độ sản xuất còn lạc hậu; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém. Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng, nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên.

Xuất phát từ thực tế trên, ngày ngày 27/12/ 2008 Chính phủ đã có Nghị quyết số Số: 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trên cả nước với mục tiêu tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong trong những năm qua được sự hỗ trợ từ các cấp (nhiều nhất là nguồn vốn 30a của Chính phủ, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp đã từng bước đưa nền kinh tế của huyện nhà bước đầu đi vào ổn định, năng suất, sản lượng tiếp tục tăng trưởng và phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp tiếp tục phát triển. Kết cấu cơ sở hạ tầng các địa phương được chú trọng và tăng cường, nhiều công trình trọng điểm về giao thông - thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã và đang đầu tư xây dựng; cơ sở hạ tầng các ngành y tế, giáo dục tiếp tục xây dựng nâng cấp, sửa chữa. Vì vậy đời sống nhân dân cơ bản ổn định và được cải thiện đáng kể, an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Căn cứ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2015 của UBND huyện Vân Canh, thì thực trạng phát triển các ngành kinh tế của huyện như sau [18]:

a. Nông nghiệp:

Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển tương đối toàn diện, có hiệu quả; giá trị sản xuất năm 2014 ước đạt 150,6 tỷ đồng. Trong đó: nông nghiệp 81 tỷ đồng; lâm nghiệp 68,58 tỷ đồng, thủy sản 0,49 tỷ đồng.

 Trồng trọt:

+ Cây lúa đạt 1.649,8 ha, sản lượng đạt 7.150,6 tấn đạt 96,54% so với kế hoạch; diện tích lúa lai và lúa cấp I chiếm 85% tổng diện tích.

+ Một số cây trồng cạn chủ yếu khác:

- Cây ngô diện tích thực hiện là 161,2 ha đạt 79% so với kế hoạch, năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.

- Cây mì diện tích thực hiện là 1.978,0 ha đạt 100% so với kế hoạch, năng suất bình quân 222 tạ/ha.

- Cây mía diện tích thực hiện là 241,5 ha đạt 100,9% so với kế hoạch, năng suất bình quân 450 tạ/ha;

+ Ngoài ra còn có các loại cây trồng khác cũng cho kết quả khả quan như cây mè diện tích đạt 23,4 ha tăng 96,6% so với cùng kỳ, cây lạc diện tích 123,4 ha tăng 2,9% so với cùng kỳ; rau, đậu các loại diện tích 563,1 ha, tăng 1,3% so với cùng kỳ, đạt 118,2% so với kế hoạch...

Chăn nuôi:

+ Tổng đàn bò trên địa bàn huyện năm 2014 là 14.136 con, trong đó bò lai chiếm tỷ lệ trên 32% so với tổng đàn;

+ Đàn trâu có 161 con, dê 1.460 con, heo khoảng 6.745 con, tổng đàn gia cầm 56.400 con. Nhìn chung, công tác chăn nuôi trên địa bàn huyện trong năm qua đã đạt

được nhiều thắng lợi. Số lượng vật nuôi đều đạt và vượt so với kế hoạch, tăng hơn so với cùng kỳ (chỉ có số lượng đàn dê giảm).

Phát triển trang trại:

Trên địa bàn huyện hiện có 86 mô hình sản xuất theo hướng trang trại có thu nhập bình quân 78 triệu/trang trại/năm.

Lâm nghiệp:

Tổng diện tích rừng trên địa bàn huyện là 50.030,12 ha, trong đó rừng tự nhiên là 35.389,32 ha, rừng trồng 14.640,8 ha, đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các dự án trồng rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng, diện tích giao khoán năm 2010 là 19.149,1 ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được tiếp tục tăng cường.

b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 6,1 tỷ đồng. Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, điều này thể hiện sự cố gắng lớn của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp cũng đã nỗ lực vượt qua khó khăn trong điều kiện khó khăn chung của kinh tế trong nước.

c. Thương nghiệp - dịch vụ:

Công tác bảo đảm lưu thông hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều nỗ lực cố gắng trong việc triển khai thực hiện theo quy định, hướng dẫn của tỉnh. Thị trường hàng hóa trên địa bàn huyện tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và lưu thông hàng hóa nên không có hiện tượng sốt giá, khan hiếm hàng trên địa bàn huyện. Các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ được tổ chức tuy không thường xuyên nhưng cũng góp phần kích cầu tiêu dùng.

3.1.2.3. Dân số lao động và việc làm

a. Dân số:

Qua 10 năm từ năm 1996 đến 2006, dân số huyện Vân Canh có sự phát triển khá nhanh, tăng 1,2 lần và tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,88% (bình quân cả tỉnh chỉ 1,17%). Tuy nhiên, trong thời gian từ sau năm 2000, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh nên có những kết quả khá tích cực: Nếu thời kỳ 2000 tốc độ tăng dân số là 1,45% thì đến những năm cuối giai đoạn tốc độ tăng dân số chỉ còn 1,3%. Dân số trên địa bàn huyện năm 2014 là 26.716 người; mật độ dân số 31 người/km2

Về cơ cấu dân số theo độ tuổi: Số người ở độ tuổi dưới 20 giảm nhiều do tỷ lệ sinh giảm (từ 53,2% năm 1995 giảm còn 50,3% năm 2000 và 46,8% năm 2005). Mặc dù cơ cấu tuổi có thay đổi nhưng nhìn chung, dân số toàn huyện vẫn tiếp tục là dân số trẻ. Khoảng 35,5% dân số ở độ tuổi dưới 15 và chỉ có 6,8% từ 65 tuổi trở lên. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn cao và giai đoạn trong 5-10 năm tới sẽ đạt mức cực đại và sẽ giảm dần.

* Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị và nông thôn:

Dân số thành thị năm 2014 là 5.801 người, chiếm 23% tổng dân số, đây là chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hoá đang phát triển; dân số khu vực nông thôn là 18.915 người.

- Phân bố dân cư theo lãnh thổ:

Số dân thành thị và nông thôn đều tăng nhưng tốc độ tăng của số dân thành thị cao hơn nông thôn do quá trình đô thị hoá, sự phát triển và hình thành thị trấn Vân Canh. Trên phạm vi toàn huyện, mật độ dân số trên một km2 tăng không đáng kể qua các năm. Nếu năm 1995 có 25 người, đến năm 2000 tăng lên 27 người đến năm 2006 là 32 người và năm 2014 là 31 người. Như vậy, tính theo mật độ dân số thì Vân Canh là huyện thưa dân nhất tỉnh. Trên địa bàn huyện, mật độ dân cư phân bố không đều giữa các xã, thị trấn. Có 4 xã có mật độ thấp hơn 33 người là Canh Liên, Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Thuận; 2 xã từ 69 người đến 80 người là Canh Hiển, Canh Vinh; thị trấn Vân Canh có mật độ đông nhất là 287 người/Km2. Tuy nhiên về cơ cấu dân số thành thị của huyện vẫn còn thấp so với tỉnh và cả nước (tỉnh 24,7%, cả nước 24,5%), biểu hiện mức độ phát triển công nghiệp, dịch vụ của huyện còn nhiều hạn chế.

- Giới tính và độ tuổi:

Đến năm 2014 dân số nữ là 12.522 người, chiếm 50% dân số. Cơ cấu dân số theo tuổi đã có sự chuyển biến đáng kể. Nhờ giảm tỷ lệ sinh nên cơ cấu các nhóm tuổi chuyển biến theo chiều hướng hợp lý hơn. Số người ở độ tuổi dưới 20 giảm nhiều do tỷ lệ sinh giảm. Mặc dù cơ cấu tuổi có thay đổi nhưng nhìn chung, dân số toàn huyện vẫn tiếp tục là dân số trẻ. Khoảng 35,5% dân số ở độ tuổi dưới 15 và chỉ có 6,8% từ 65 tuổi trở lên. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn cao và giai đoạn trong 5-10 năm tới sẽ đạt mức cực đại và sẽ giảm dần.

- Dân tộc và tôn giáo:

Cư trú tại địa bàn huyện thống kê có 8 dân tộc nhưng phần lớn là người kinh chiếm hơn 60% dân số, Ba Na và Chăm (tập trung tại xã Canh Thuận) mỗi dân tộc khoảng vài nghìn người và một ít người Tày, Thái, Mường.

Toàn huyện có đến 92% dân số không theo đạo nào. Chỉ có khoảng 8% dân số còn lại theo 3 đạo chính là: Phật giáo (4,4%), Công giáo (1,9%), Cao đài (1,8%) và Tin lành chỉ có một số ít người [18].

b. Lao động và việc làm:

Năm 2014, toàn huyện có 12.985 người trong độ tuổi lao động, tăng 17% so với năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 1,56%, cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của dân số.

- Nguồn lao động trẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao (58%), trong đó: + Lao động ngành nông, lâm nghiệp chiếm 75% lao động toàn huyện.

Một số địa phương đã mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp thu hút khá nhiều lao động nhưng vẫn thừa. Thời gian lao động hữu ích (tính cả thời gian lao động nông nhàn theo thời vụ) ở nông thôn chỉ đạt khoảng 66%.

+ Lao động ngành công nghiệp chiếm 2,9% lao động toàn huyện. Trong đó lao động sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh (phân ngành công nghiệp cấp II) là 283 người.

Các cơ sở quốc doanh trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật thấp, đội ngũ lao động có tay nghề không nhiều, do đó năng suất lao động thấp. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, các cơ sở quốc doanh không chú ý đào tạo lại đội ngũ lao động vì vậy khả năng tiếp thu công nghệ mới còn nhiều hạn chế.

+ Lao động làm việc trong các ngành dịch vụ chiếm 5,1% lao động toàn huyện. - Chất lượng lao động còn thấp tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế và chất lượng nguồn lao động không đồng đều giữa các vùng trong huyện, các khu vực và các ngành kinh tế [18].

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông:

Vân Canh là huyện miền núi duy nhất của tỉnh có cả hai loại hình giao thông là đường bộ và đường sắt.

- Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam qua địa bàn huyện 40 km, tuyến đường này đã được nâng cấp để chạy tàu 32 giờ. Có 2 Ga Vân Canh và Tân Vinh đã được xây dựng, khôi phục đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên tàu thống nhất không dừng lại ga này, mà chủ yếu là tàu chợ. Nhưng trong những năm vừa qua do sản phẩm hàng hóa của huyện chưa nhiều nên việc phát huy vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chưa đáng kể.

- Đường bộ: Bao gồm tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và mạng lưới giao thông nông thôn với 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đảm bảo giao lưu đối nội và đối ngoại.

+ Chuyển một số đoạn tuyến trên địa phận các tỉnh Bình Định, Phú Yên thuộc tuyến đường liên Tỉnh nối các tỉnh Bình Định - Phú Yên - Đắk Lắk thành quốc lộ 19C với tổng chiều dài khoảng 151,48km, Quốc lộ19C còn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng của cả tỉnh Bình Định, Phú Yên và Đắk Lắk. Tuyến được xây dựng bằng bê tông nhựa, cầu cống được xây dựng bằng bê tông cốt thép, nhưng nền đường còn hẹp, mặt đường hay xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân trong vùng. Để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung thì cần phải mở rộng, nâng cấp các tuyến đường này.

+ Đường huyện lộ gồm các tuyến: Canh Thuận - Canh Liên dài 25,3 km, xuất phát từ Km 28 Quốc lộ 19C theo hướng Tây Tây Bắc đến làng Hà Giao xã Canh Liên. Tuyến có vị trí quan trọng phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của xã Canh Liên và phía Tây Nam của tỉnh. Tuyến này được mở từ năm 1980 mặt nền chủ yếu là rải đá cấp phối, mấy năm gần đây đang được đầu tư nâng cấp, hiện nay đã đầu tư xây dựng xong.

+ Đường giao thông nông thôn: gồm 84 tuyến chính với tổng chiều dài 238 km trong đó: đường xã dài 155 km, và 83 km đường xóm. Từ những năm 2000 thực hiện chủ trương bê tông hoá đường xã, đường xóm toàn huyện đã bê tông hoá được 78 km đường.

Các tuyến đường xã, thôn, xóm xây dựng trên nền đường vốn có, nền đường rộng từ 3,5-4 m, mặt đường rộng từ 2-3 m, không có lớp móng, chưa có rãnh thoát nước. Các phương tiện như xe công nông, ô tô qua lại không tránh nhau được gây ra lún ở hai vệt bánh xe, làm hỏng đường.

Mặc dù đạt được những kết quả đáng mừng trên nhiều mặt, song nhìn chung giao thông vận tải vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, đa số là đường đất qua nhiều ngầm sông suối, nên thường hư hỏng sau mùa mưa, phương tiện vận tải chỉ đi lại vào được mùa nắng. Do địa hình phức tạp chia cắt nhiều, hàng năm mưa lũ tàn phá hư hỏng nặng. Một số đoạn đường được đầu tư từ các chương trình của trung ương nhưng còn chắp vá chưa đồng bộ, chưa có nguồn vốn để đầu tư nâng cấp. Trong những năm tới phát triển giao thông nông thôn không chỉ giúp cuộc sống của người dân nông thôn, miền núi, bớt khó khăn hơn, mà cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, nhờ đó góp phần hạn chế sự chênh lệch, giảm bớt hố sâu ngăn cách giàu - nghèo trong xã hội [18].

b. Thuỷ lợi:

như: hồ Bà Thiền, Hồ Suối Cầu, Suối Mây, đập Suối Nhiên, trạm bơm Gò Bồi, Kà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 59 - 68)