Tương tư như Việt Nam, đất đai là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Trung Quốc không thừa nhận tư hữu đối với đất đai. Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm toàn bộ quyền lực, phần lớn quyền sở hữu tài sản đối với tài nguyên thiên nhiên và các phương tiện sản xuất trong hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung xã hội chủ nghĩa đều bị quốc hữu hóa. Tuy nhiên công cuộc Quốc hữu hóa toàn bộđất đô thị của nước này chỉ chính thức hoàn tất sau khi Hiến pháp năm 1982 ra đời. Đất đô thị thuộc hữu của nhà nước, đất nông thôn thuộc sở hữu của tập thể. Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã thực hiện phân phối đất đai theo các kênh hành chính mà theo đó người sử dụng đất không bị buộc phải trả bất cứ khoản tiền nào cho việc swrdungj đất của mình. Tuy nhiên họ cũng không được phép chuyển nhượng phấn đất mà mình được sử dụng. Đất đai lúc bấy giờ được coi là tài sản mang tính phúc lợi xã hội được phân phối miễn phí .
Theo Hiến pháp 1982 Trung Quốc, tại khoản 4 điều 10, Không tổ chức, cá nhân nào được phép chiếm đoạt, mua bán, cho thuê hay chuyển nhượng đất đai dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, không khác gì thời kì kinh tế tập trung của Việt Nam, ở Trung Quốc thời kì đó không hề tồn tại cơ chế thị trường nào cho người sử dụng đất để học có thể trao đỏi đất đai như một loại hang hóa. Hậu quả là, không sử dụng hiệu uqar nguồn tài nguyên đất đai, gây lãng phí.
Hiến pháp Trung Hoa sửa đổi năm 1988, hệ thống phân phối đất đai không thu tiền và không xác định thời hạn đã bị chấm dứt, đất đai chính thức được tham gia vào thị trường như một loại hang hóa. Luật quản lý nhà nước vềđất đai năm 1987 đã quy định cơ cấu sử dụng đất thông qua việc giao và cho thuê có đền bù, từđây đã tạo nền tảng cho việc hình thành thị trường đất đai. Cuộc cách mạng trong phân phối đất đai bắt đầu từ năm 1987 và kéo dài hơn một thập kỷ.
Vào tháng 11 năm 1987, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành quyết định cái cách đất đai ở một số thành phố lớn như Thượng Hải, Thẩm Quyến, Quảng Châu,… Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến là thành phốđầu tiên ở Trung Quốc thừa nhận giá trị hang hóa của đất đai. Vào 01/12/1987, Thẩm Quyến đã bán đấu giá quyền sử dụng đất 8.588 m2 với thời hạn 50 năm. 44 doanh nghiệp ởđây đã cạnh tranh quyết liệt để có quyền sử dụng đất và người chiến thắng đã phải trả 5.250.000 Nhân dân tệ. Như vậy, tại Thẩm Quyến, quyền sử dụng đất tham gia vào thị trường như các tài sản khác lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và đã khởi xướng cho việc chuyển giao quyền sử dụng đất của Nhà nước bằng phương thức đấu thầu và đấu giá. Sau đó, vào tháng 4/1988, Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi Hiến pháp, trong đó bổ sung quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và hủy bỏ quy định cấm cho thuê đất. Cùng với việc sửa đổi Hiến pháp, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã ban hành Quy chế tạm thời về việc giao và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Nhà nước tại đô thị, trong đó quy định rõ quyền sử dụng đất có thể chuyển nhượng bằng hợp đồng, đấu thầu và đấu giá.
Như vậy, từ cơ chế giao đất không thu tiền chuyển sang có thu tiền; từ việc không giới hạn thời gian quyền sử dụng đất chuyển sang xác định thời hạn sử dụng đất; và từ sự cứng nhắc chuyển sang cơđộng, hệ thống sử dụng đất của Trung Quốc đã đạt được cực điểm đầu tiên của mình.
Hội đồng Nhà nước đã ban hành Thông tư về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, trong đó đặt ra những yêu cầu về việc tập trung quản lý chặt chẽ toàn bộ nguồn cung đất đai cho xây dựng, thực hiện nghiêm hệ thống sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước có trả tiền, khuyến khích đấu giá đất công khai, tăng cường quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất, tăng cường quản lý đất đai dưới góc độ là quản lý tài sản. Một hệ thống các biện pháp mới trong quản lý tài sản đất đai đã hình thành với quan điểm tăng cường quản lý tài sản đất đai trong lĩnh vực tài nguyên.