- 2019
- Đánh giá kết quảđăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2019
- Đánh giá kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức tại khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2019
- Đánh giá kết quảđăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2019
- Đánh giá kết quảđăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp tại khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2019
- Nguyên nhân một số hồ sơ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2019
- Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2019.
- Tình hình lập hồ sơđịa chính tại khu vực phía bắcthành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2019.
2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.2.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong quyền sử dụng đất tại khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tiếp theo
- Đánh giá chung về hoạt động đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực phía bắcthành phố Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tiếp theo.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:
+ Các tài liệu, sổ sách, báo cáo thống kê, tạp chí, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành…
+ Các cơ quan liên quan của thành phố Thái Nguyên như: phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Thái Nguyên, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Thái Nguyên, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, UBND các phường, xã phía bắc thành phố Thái Nguyên... Các cán bộ chuyên trách về thủy lợi, địa chính, thống kê, kinh tế...
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, số liệu thứ cấp chủ yếu được dùng để phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, làm rõ được đặc điểm địa bàn nghiên cứu và một phần đánh giá tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên.
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau: + Các đối tượng sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức
+ Cán bộ tham gia trực tiếp trong công tác đăng ký cấp GCNQSD đất.
Để thu thập được thông tin số liệu sơ cấp: Đề tài đã sử dụng phương pháp cụ thể như sau:
- Sử dụng phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra theo mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn khu vực phía bắc của thành phố.
trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sử dụng phương pháp phi ngẫu nhiên để chọn mẫu. Chọn đối tượng đểđiều tra đảm bảo các nguyên tắc sau: + Đảm bảo tính đại diện cao nhất: Đối tượng sử dụng đất được chọn để điều tra phải là những đối tượng đại diện chung cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố như diện tích, hình thức, mục đích sử dụng đất…..
+ Đối tượng điều tra được xác định trên cơ sở là các đối tượngđã được làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cán bộ quản lý đất đai trong lĩnh vực cấp giấy.
Điều tra 30 cán bộ tham gia trực tiếp bằng 30 phiếu.
Điều tra các đối tượng sử dụng đất: Số phiếu điều tra là 60 phiếu. Số phiếu được chia đều cho 6 xã, phường trong khu vực.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Phương pháp này sử dụng để xử lý, tổng hợp toàn bộ số liệu thu thập được từ các đối tượng được điều tra theo từng chỉ tiêu. Trên cơ sở số liệu đó phân tích đánh giá các đặc trưng tiêu biểu.
- Phương pháp so sánh, đánh giá: Sử dụng để so sánh các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến kết quả nghiên cứu, nhằm đánh giá việc thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính tại khu vực phía Bắcthành phố Thái Nguyên. Qua đó nhận ra được những ưu điểm và tồn tại để đề xuất một số giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tiếp theo.
2.4.4. Phương pháp phân tích,đánh giá
Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất được tổng hợp, phân tích, đánh giá theo phương pháp nghiên cứu đối chiếu với các hệ thống văn bản của Nhà nước về công tác cấp GCNQSD đất.
So sánh giữa lý luận và thực tiễn, lấy quy định của pháp luật làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá:
Căn cứ vào các quy định của pháp Luật Đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào các văn bản của tỉnh tỉnh Thái Nguyên về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và là vùng trung du miền núi phía Bắc cách thủđô Hà Nội 80km. Tổng diện tích tự nhiên là 22.294,4ha
- Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương.
- Phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ - Phía nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu
Khu vực phía Bắc của thành phố Thái Nguyên gồm 03 xã Phúc Hà, Cao Ngạn, Sơn Cẩm và 03 phường Quan Triều, Quang Vinh, Tân Long có đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như sau:
3.1.1.2. Địa hình
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, địa hình không bị chia cắt nhiều, có địa hình cao so với địa hình của thành phố Thái Nguyên, riêng về phía Đông và phía Đông Bắc địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình của thành phố. Về phía Tây và Tây Nam địa hình cao và lồi lõm có sự xuất hiện của đồi nhỏ, mang đặc trưng của vùng trung du miền núi phía Bắc.
3.1.1.3. Khí hậu
- Khí hậu thành phố Thái Nguyên nói chung và 06 phường, xã khu vực phía bắc nói riêng mang đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Nằm trong vùng ấm của tỉnh và có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình nằm trong khoảng 22-230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2-50C. Nhiệt độ cao nhất là 370C, nhiệt độ thấp nhất là 70C.
3.1.1.4. Tài nguyên nước
Các phường, xã khu vực phía bắc thành phố Thái Nguyên có một số ao, hồ dải rác và suối nhỏ chạy dọc theo địa giới hành chính về phía Đông Nam và phía Tây Bắc, là nơi điều tiết nước, đồng thời cung cấp nước cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập trung tại các ao trong khu dân cư, được cung cấp bởi nước mưa tự nhiên. Trên địa bàn còn có kênh hồ Núi Cốc (kênh đào) dẫn nước từ hồ Núi Cốc chảy qua cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nhưng do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, hệ thống thoát nước thải vẫn chưa hoàn thiện nên tại các ao trên địa bàn cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm. Đây là diện tích đất mặt nước không chỉ có vai trò trong nuôi trồng thủy sản mà còn rất quan trọng trong việc điều hòa sinh thái cho các khu dân cư. Trong tương lai với việc mở rộng các khu dân cư cần phải chú trọng đến việc dành diện tích đất xây dựng hồđểđảm bảo vấn đềđiều hòa sinh thái.
Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đình trong khu vực cho thấy trữ lượng nước ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng chưa tốt, phần lớn bị nhiễm phèn trong các tháng mùa khô nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Hiện tại đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt của một bộ phận dân cư.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh trên địa bàn nên quỹđất dành cho nông nghiệp đang giảm dần, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần dần giảm theo.
- Về trồng trọt:
Kinh tế trồng trọt trong cơ cấu của ngành nông nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng lúa. Công tác khuyến nông đã đưa các giống tiến bộ có năng suất và ổn định vào sản xuất. Tổng sản lượng lương thực năm vừa qua đạt năng suất bình quân 4.810,70 tấn, năng suất bình quân đạt 43,00 tạ/ha, vụ đông năm 2019 đạt năng suất bình quân 46,50 tạ/ha, tăng 3,2 tạ/ha so với năm 2018.
Trong những năm tới định hướng sản xuất nông nghiệp là tiếp tục ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường thâm canh tăng vụ nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng với mục tiêu tăng giá trị trồng trọt.
- Về chăn nuôi:
Năm 2019 tổng đàn trâu bò: 170 con; lợn nái: 500 con; đàn lợn thịt: 3.000 con; đàn gia cầm: 20.000 con.
Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc gia cầm như tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó; tiêm phòng vắc xin LMLM, tụ huyết trùng cho đàn trâu bò.
Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá trong các ao, hồ của các hộ gia đình. Năm 2019 diện tích nuôi trồng thủy sản của các phường, xã của khu vực là 5,90 ha.
* Khu vực kinh tế công nghiệp - thương mại, dịch vụ
a. Khu vực kinh tế công nghiệp
Ngành công nghiệp chủ yếu của khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên là công nghiệp khai thác than và các nghề phụ kéo theo như sản xuất than tổ ong, nung vôi. Trong những năm tới, với việc định hướng phát triển chung của thành phố Thái Nguyên,hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển tạo tiền đề ngành công nghiệp tăng tỷ trọng của ngành, phát triển của khu vực theo hướng đô thị hóa, hiện đại hóa, nâng cao vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
b. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Do khả năng giao thương còn hạn chế nên khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ chậm phát triển, hiện nay trên địa bàn có dịch vụ vận tải hoạt động mạnh, với khoảng 70 loại xe cơ giới phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình, còn lại các thương mại - dịch vụ khác trên địa bàn rất nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sinh hoạt cơ bản của nhân dân và các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Năng lượng
Hiện tại 100% số hộđã được sử dụng điện lưới quốc gia. Nguồn điện tương đối ổn định, tuy nhiên trong những năm tới địa phương cần tiếp tục đầu tư và nâng cấp các trạm hạ thế, trạm trung chuyển đảm bảo công suất điện năng phục vụ sản xuất. Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm từ hệ thống giếng khoan của người dân.
b. Hệ thống nước sinh hoạt
Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm từ hệ thống giếng khoan của người dân.
Giao thông trên địa bàn có đường tránh quốc lộ 3 chạy qua với các tuyến đường liên xã, liên xóm. Một số tuyến đường chính là những tuyến liên xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã như tuyến: Quan Triều - Phúc Hà - Phúc Xuân; tuyến Phúc Hà - Quyết Thắng; tuyến Phúc Hà - Sơn Cẩm huyện Phú Lương, trong đó tuyến liên xã Quan Triều - Phúc Xuân là tuyến huyết mạch với chiều dài khoảng 3,7 km.
Những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Thành phố, cũng như sựđóng góp của nhân dân, đặc biệt đã thực hiện tốt phong trào giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chất lượng đường giao thông của khu vực đã được cải thiện. Hệ thống giao thông đã cơ bản được bê tông hóa đến các ngõ xóm, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực. Tuy nhiên, trong những năm tới Phúc Hà cần tiếp tục phối hợp giữa các ngành tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường hiện có nhằm đáp ứng khả năng phát triển kinh tế - xã hội.
d. Thủy lợi
Xác định được tầm quan trọng của công tác thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp, quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố hóa hệ thống kênh mương, đầu tư mới 2 trạm bơm. Hiện nay hệ thống thủy lợi trên địa bàn khu vực cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả trong sản suất. Hợp tác xã tu bổ, nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo nguồn nước tưới và tu bổ, nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo nguồn nước tưới thường xuyên cho cây trồng.
3.1.2.3. Văn hóa xã hội
Trong nhưng năm qua phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn khu vực đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần giữ gìn được truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư phát triển sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực nên đã phát huy được nhiều tiềm năng, sức mạnh của khu dân cư.
3.1.2.4. Y tế và giáo dục
a. Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chú trọng, ngành y tế đầu tư dụng cụ, thiết bị y tế, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia như: Tiêm chủng, phòng chống bướu cổ, sốt rét... Củng cố mạng lưới y tế tại các tổ dân cư, tham gia tích cực trong quản lý Nhà nước về các