Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực phía bắc thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019 (Trang 44 - 49)

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh trên địa bàn nên quỹđất dành cho nông nghiệp đang giảm dần, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần dần giảm theo.

- Về trồng trọt:

Kinh tế trồng trọt trong cơ cấu của ngành nông nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng lúa. Công tác khuyến nông đã đưa các giống tiến bộ có năng suất và ổn định vào sản xuất. Tổng sản lượng lương thực năm vừa qua đạt năng suất bình quân 4.810,70 tấn, năng suất bình quân đạt 43,00 tạ/ha, vụ đông năm 2019 đạt năng suất bình quân 46,50 tạ/ha, tăng 3,2 tạ/ha so với năm 2018.

Trong những năm tới định hướng sản xuất nông nghiệp là tiếp tục ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường thâm canh tăng vụ nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng với mục tiêu tăng giá trị trồng trọt.

- Về chăn nuôi:

Năm 2019 tổng đàn trâu bò: 170 con; lợn nái: 500 con; đàn lợn thịt: 3.000 con; đàn gia cầm: 20.000 con.

Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc gia cầm như tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó; tiêm phòng vắc xin LMLM, tụ huyết trùng cho đàn trâu bò.

Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá trong các ao, hồ của các hộ gia đình. Năm 2019 diện tích nuôi trồng thủy sản của các phường, xã của khu vực là 5,90 ha.

* Khu vực kinh tế công nghiệp - thương mại, dịch vụ

a. Khu vực kinh tế công nghiệp

Ngành công nghiệp chủ yếu của khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên là công nghiệp khai thác than và các nghề phụ kéo theo như sản xuất than tổ ong, nung vôi. Trong những năm tới, với việc định hướng phát triển chung của thành phố Thái Nguyên,hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển tạo tiền đề ngành công nghiệp tăng tỷ trọng của ngành, phát triển của khu vực theo hướng đô thị hóa, hiện đại hóa, nâng cao vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

b. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Do khả năng giao thương còn hạn chế nên khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ chậm phát triển, hiện nay trên địa bàn có dịch vụ vận tải hoạt động mạnh, với khoảng 70 loại xe cơ giới phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình, còn lại các thương mại - dịch vụ khác trên địa bàn rất nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sinh hoạt cơ bản của nhân dân và các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Năng lượng

Hiện tại 100% số hộđã được sử dụng điện lưới quốc gia. Nguồn điện tương đối ổn định, tuy nhiên trong những năm tới địa phương cần tiếp tục đầu tư và nâng cấp các trạm hạ thế, trạm trung chuyển đảm bảo công suất điện năng phục vụ sản xuất. Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm từ hệ thống giếng khoan của người dân.

b. Hệ thống nước sinh hoạt

Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm từ hệ thống giếng khoan của người dân.

Giao thông trên địa bàn có đường tránh quốc lộ 3 chạy qua với các tuyến đường liên xã, liên xóm. Một số tuyến đường chính là những tuyến liên xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã như tuyến: Quan Triều - Phúc Hà - Phúc Xuân; tuyến Phúc Hà - Quyết Thắng; tuyến Phúc Hà - Sơn Cẩm huyện Phú Lương, trong đó tuyến liên xã Quan Triều - Phúc Xuân là tuyến huyết mạch với chiều dài khoảng 3,7 km.

Những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Thành phố, cũng như sựđóng góp của nhân dân, đặc biệt đã thực hiện tốt phong trào giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chất lượng đường giao thông của khu vực đã được cải thiện. Hệ thống giao thông đã cơ bản được bê tông hóa đến các ngõ xóm, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực. Tuy nhiên, trong những năm tới Phúc Hà cần tiếp tục phối hợp giữa các ngành tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường hiện có nhằm đáp ứng khả năng phát triển kinh tế - xã hội.

d. Thủy lợi

Xác định được tầm quan trọng của công tác thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp, quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố hóa hệ thống kênh mương, đầu tư mới 2 trạm bơm. Hiện nay hệ thống thủy lợi trên địa bàn khu vực cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả trong sản suất. Hợp tác xã tu bổ, nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo nguồn nước tưới và tu bổ, nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo nguồn nước tưới thường xuyên cho cây trồng.

3.1.2.3. Văn hóa xã hội

Trong nhưng năm qua phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn khu vực đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần giữ gìn được truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư phát triển sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực nên đã phát huy được nhiều tiềm năng, sức mạnh của khu dân cư.

3.1.2.4. Y tế và giáo dục

a. Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chú trọng, ngành y tế đầu tư dụng cụ, thiết bị y tế, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia như: Tiêm chủng, phòng chống bướu cổ, sốt rét... Củng cố mạng lưới y tế tại các tổ dân cư, tham gia tích cực trong quản lý Nhà nước về các hoạt động Y, Dược tư nhân.

b. Giáo dục

Công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm, đi vào nghị quyết của Đảng bộ các xã, phường từng bước phát triển giáo dục trong khu vực. Trên địa bàn các phường, xã của khu vực có trường mầm non; trường tiểu học, trường THCS, trường THPT. Chất lượng dạy và học làm nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục, các trường đạt nhiều danh hiệu thi đua, trường tiên tiến, giáo viên dạy giỏi, hàng năm đều có học sinh giỏi cấp Tỉnh và cấp Thành phố. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có trách nhiệm và yêu nghề nâng cao chất lượng dạy và học. Ngoài ra cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đầu tư theo hướng chuẩn hóa, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục.

3.1.2.5. Dân số và lao động

Về quy mô dân số, tỷ lệ lao động trong các ngành nghề của khu vực nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Quy mô dân số, tỷ lệ lao động năm 2019

TT Hạng mục Hiện trạng năm 2019

Đơn vị Số lượng Phường Quan Triều

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 4.970 2 Lao động nông lâm nghiệp Người 1.786

Tỷ lệ % 35,9

3 Lao động phi nông nghiệp Người 3.184

Tỷ lệ % 64,1

Phường Quang Vinh

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 3.694 2 Lao động nông lâm nghiệp Người 2.585

Tỷ lệ % 70

3 Lao động phi nông nghiệp Người 1.109

Tỷ lệ % 30

Phường Tân Long

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 3.917 2 Lao động nông lâm nghiệp Người 2.742

Tỷ lệ % 70

3 Lao động phi nông nghiệp Người 1.175

Tỷ lệ % 30

Xã Phúc Hà

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 2.904 2 Lao động nông lâm nghiệp Người 1.339

Tỷ lệ % 46

3 Lao động phi nông nghiệp Người 1.565

Tỷ lệ % 54

Xã Cao Ngạn

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 5.498 2 Lao động nông lâm nghiệp Người 3.023

Tỷ lệ % 55

3 Lao động phi nông nghiệp Người 2.475

Tỷ lệ % 45

Xã Sơn Cẩm

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 3.818 2 Lao động nông lâm nghiệp Người 2.281

Tỷ lệ % 60

3 Lao động phi nông nghiệp Người 1537

Tỷ lệ % 40

Từ bảng 3.1.trên cho thấy khu vực nghiên cứu có nguồn lao động khá dồi dào. Tuy nhiên chủ yếu là lao động trong ngành nông – lâm nghiệp. Hầu hết các phường, xã tại khu vực phía bắc của thành phốđều có tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp cao trên 50%. Đây cũng là một khó khăn rất lớn trong việc định hướng phát triển trong tương lai, khó khăn trong việc dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực phía bắc thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)