3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nam Trực là cửa ngõ phía Nam thành phố Nam Định, có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định;
- Phía Đông giáp với huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình);
- Phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng và huyện Ý Yên; - Phía Nam giáp với huyện Trực Ninh;
Huyện Nam Trực có diện tích tự nhiên 16.388,96 ha. Dân số năm 2018 có 194.082 người, Mật độ dân số bình quân 1.184 người/km2 gồm 20 đơn vị hành chính 19 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện;
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Phía bắc và phía nam là vùng trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, vùng giữa huyện từ tây sang đông, dọc theo con đường Vàng thuận lợi cho việc phát triển các loại hoa màu và cây công nghiệp. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15 km phía tây huyện và theo đê sông Hồng 14 km phía đông huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Chạy dọc từ bắc xuống nam là sông Châu Thành cùng với các nhánh sông khác, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển giao thông đường thuỷ; sông Hồng, sông Đào là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn huyện.
3.1.1.3. Khí hậu và thuỷ văn
bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông);
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-25oC, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 19,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7;
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80- 85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất 90% là (tháng 4), tháng có độ ẩm thấp nhất 76% là
(tháng 11);
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau, có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân;
Điều kiện khí hậu Nam Trực rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm.
- Thủy văn:
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: sông Hồng, sông Đào và chế độ thuỷ triều. Nam Trực có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7- 0,9 km/km2. Hiện tại sông Hồng, sông Đào là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn, qua các cống dưới đê như: cống Vị Khê
- Điền Xá, cống Bái Hạ - Nghĩa An, cống Thứ Nhất - Nam Hồng, cống Cổ Lễ - Nam Thanh, cống Kinh Lũng - Nam Giang, cống Sa Lung, Dương Độ - Đồng Sơn... Sông ngòi Nam Trực được phân làm hai loại là các sông chính và sông nội đồng.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
(1). Tài nguyên đất
Nam Trực có tổng diện tích đất tự nhiên là 16.389 ha, về thổ nhưỡng đất đai gồm các nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 62,5% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất cát chiếm 5 % và đất phèn 2,5%. Nhìn chung đất đai của Nam Trực chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển;
Theo kết quả điều tra, khảo sát, phân loại đất theo tiêu chuẩn Quốc tế (FAO-UNESCO) đất Nam Trực bao gồm 3 nhóm nhóm, đơn vị phụ như sau:
- Đất cát - Arenosols (AR): diện tích khoảng trên 800 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên và phân bố ở Nam Giang, Nam Dương, Nam Hoa, Nam Hùng (các xã đồng màu).
- Đất phèn - Thionic Fluvisols (FLt): diện tích khoảng 400 ha, chiếm 2,48 % diện tích tự nhiên và phân bố ở các xã Hồng Quang, Nghĩa An, Nam Toàn và Nam Cường;
- Đất phù sa - Fluvisols (FL): diện tích khoảng trên 10.100 ha, chiếm 62,5% diện tích tự nhiên của huyện và phân bố ở tất cả các xã trong huyện; Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của huyện Nam Trực; Nhóm đất phù sa được hình thành do quá trình lắng đọng các vật liệu phù sa của hệ thống sông Hồng. Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm;
Nhìn tổng quát, trên địa bàn huyện có sự phong phú về chủng loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử
dụng theo hướng đa dạng sinh học với thế mạnh là các loại cây rừng ven biển, cây ăn trái và các loại cây công nghiệp ngắn ngày;
Khả năng sử dụng: Đất phù sa nâu rất thích hợp cho việc canh tác lúa 2 - 3 vụ và nuôi trồng thủy sản… Hiện tại đất đã được khai thác trồng lúa 2 vụ đạt năng suất từ 5 - 7 tấn/ha.
(2). Tài nguyên nước
Nam Trực có cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào và phân bố tương đối đều giữa các vùng trong huyện;
- Nguồn nước mặt: Có nhiều sông lớn chảy qua, nguồn nước mặt có trữ lượng lớn từ các con sông như Sông Hồng, Sông Đào có khả năng cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện;
- Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1.700-1.800 mm) nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 tới 80% lượng mưa cả năm góp phần bổ sung nguồn tài nguyên nước cho huyện, song mùa mưa thường gây ra úng lụt cục bộ ở nhiều nơi;
- Nguồn nước ngầm: Chủ yếu nằm trong tầng lỗ hổng Plutôxen phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, hàm lượng Cl < 200 mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ sâu từ 10-120 m. Tuy nhiên, khi khai thác ở độ sâu 40 m, chất lượng nước còn nhiều Fe và tạp chất. Vì vậy khi sử dụng cần có biện pháp xử lý để loại trừ Fe và các tạp chất;
- Chất lượng nước: Nhìn chung, nước sông trong hệ thống sông còn sạch, có thể đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất cây, nông nghiệp và sinh hoạt dân sinh.
(3). Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra của cục Địa chất cho thấy khoáng sản Nam Định nói chung và Nam Trực nói riêng nghèo về chủng loại và trữ lượng, chủ yếu là: Cát xây dựng; tập trung ở các vùng lòng sông Hồng, sông Đào. Trữ lượng
không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên. Sét làm bột mầu ở Nam Hồng trữ lượng không nhiều nhưng chất lượng khá.
(4). Tài nguyên nhân văn
Từ ngàn xưa, nhân dân Nam Trực đã có truyền thống hiếu học. Trong các khóa thi do các triều đại phong kiến tổ chức, Nam Trực có 18 người đạt học vị tiến sỹ (trong khi cả tỉnh có 62 người đỗ tiến sỹ và phó bảng), 3/5 trạng nguyên của tỉnh Nam Định là người Nam Trực. Riêng làng Cổ Chử có Trần Văn Bảo đỗ trạng nguyên, con là Trần Đình Huyên đỗ tiến sỹ. Đặc biệt, ở đời nhà Trần, Nguyễn Hiền quê ở Dương A (xã Nam Thắng) đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi - trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam;
Với bản chất cần cù, khéo léo, người Nam Trực xưa đã nắm được bí quyết sản xuất trong nhiều nghề, sau này được lưu truyền và phát triển thành các nghề nổi tiếng như: nghề rèn Vân Chàng (xã Nam Giang), nghề đúc đồng ở Đồng Quỹ (xã Nam Tiến), nghề làm bánh kẹo ở Thượng Nông (xã Bình Minh), nghề trồng hoa cây cảnh ở Vị Khê (xã Nam Điền), nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt vải, làm hoa ở Báo Đáp (xã Hồng Quang), nghề trồng dâu nuôi tằm ở Nam Thắng, nghề xây nổi tiếng ở Vũ Lao (Tân Thịnh), nghề mộc ở Nam Cường;
Người dân Nam Trực yêu quê hương, đất nước, trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng như: Trịnh Thị Cực, Nguyễn Tấn, Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chẩn, Tú Cao, Vũ Đình Lộc, Đặng Trần Sửa, Vũ Hữu Lợi, Vũ Văn Báo, Nguyễn Văn Triết, Vũ Ngọc Thuỵ... Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, những người con quê hương Nam Trực đang gắng sức dựng xây, góp phần không nhỏ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, xây dựng quê hương Nam Trực ngày càng văn minh, giàu đẹp;
Huyện Nam Trực có các khu điểm tham quan du lịch: Chùa Đại Bi (thị trấn Nam Giang), đền Din (xã Nam Dương), đền thờ trạng nguyên Nguyễn
Hiền (xã Nam Thắng), đình Hát (xã Hồng Quang), làng nghề cây cảnh Vị Khê (xã Nam Điền), làng nghề đúc đồng Đồng Quỹ (xã Nam Tiến);
Lễ hội tiêu biểu: Chợ Viềng Nam Giang, hội chùa Bi, hội đền Din, hội đình Hát, hội đền Y Lư, hội đình Tám,...
Loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc: Rối nước làng Rạch (xã Hồng Quang), rối cạn (thị trấn Nam Giang);
Đặc sản: Phở Giao Cù, kẹo lạc Thượng Nông...
Tóm lại, tài nguyên nhân văn của Nam Trực rất phong phú, chứa đựng những nét độc đáo, đặc trưng. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội, các giá trị nhân văn cũng đang được phục hồi và phát triển, các di tích được bảo vệ tôn tạo, các sinh hoạt văn hoá truyền thống được khôi phục lại.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a, Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2011-2015 nền kinh tế của huyện Nam Trực có bước tăng trưởng khá và ổn định, cơ cấu kinh tế đang được tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 tăng bình quân 10,2%, giai đoạn 2011 - 2015 là 12,5%/năm (giai đoạn 2005-2010 là 10,2%/năm);
- Cơ cấu kinh tế năm 2015 (theo giá hiện hành);
+ Nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 23 % (giai đoạn 2005-2010 là 32,6%); + Công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 77% (giai đoạn 2005-2010 là 67,4%);
b, Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện; cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 70% khâu thu hoạch đã góp phần chủ động sản xuất, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tốt nhất thời vụ reo cấy; bỏ tập quán reo mạ dược sang reo mạ
nền, tăng nhanh tỷ lệ reo sạ vụ xuân; xây dựng 01 cánh đồng liên kết; 36 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.384 ha; gieo cấy 70% diện tích lúa chất lượng cao.
Cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, việc thực hiện khảo nghiệm, lựa chọn các loại giống lúa có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt vào reo trồng nên nhưng năm qua diện tích lúa giảm nhưng vẫn duy trì sản lượng bình quân lương thực đầu người, đảm bảo an ninh lương thực. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 100 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực bình quân 108.000 tấn/năm tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 58,37% xuống còn 49,24%.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng chăn nuôi trang trại, gia trại (toàn huyện đến nay có 449 trang trại, gia trại). Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 28,48% lên 35,77%. Sản lượng thị hơi xuất chuồng đạt 16.525 tấn, tăng 25,5% so với năm 2010. Diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 3,7%.
* Khu vực kinh tế công nghiệp
Giai đoạn 2011-2015 công nghiệp tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng trên 20% với ba ngành chủ lực cơ khí, dệt may - da dày, vật liệu xây dựng.
Quy hoạch, đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp tập trung với cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tốt hơn về môi trường; kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn vào đầu tư sản xuất kinh doanh đã tác động rõ rệt hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) đạt 2.718 tỷ đồng, tăng 1.563 tỷ đồng so với năm 2011 (giá so sánh năm 2010 đạt 5.200 tỷ đồng); trong đó các ngành chủ yếu như: ngành cơ khí đạt 3.821 tỷ, tăng 23,8%, dệt may đạt 1.155 tỷ đồng, tăng 23,5%, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đạt 845 tỷ đồng, tăng 24% ...
* Khu vực kinh tế dịch vụ
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những gần đây. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 1.000 tỷ đồng. Mạng lưới viễn thông được nâng cấp, mở rộng, doanh thu bưu chính viễn thông tăng bình quân 19% năm. Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại, dịch vụ có tiến bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, góp phần tích cực đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
3.1.2.2. Dân số lao động và việc làm
a) Dân số và nguồn lực
Dân số của Nam Trực năm 2019 là 194.213 người mật độ dân số là 1.209 người/km2. Dân cư phân bố theo các thôn xóm. Khu vực thị trấn Nam Gang có mật độ dân cư tập trung đông nhất với 2.704 người/km2 khu vực có dân cư thưa thớt nhất là xã Nam Thắng với 856 người/km2;
Cơ cấu dân số chia theo giới tính: nam 96.623 người, nữ 97.608 người; Cơ cấu dân số theo khu vực: Thành thị 21.646 người chiếm 11,14% dân số toàn huyện, nông thôn 172.585 người chiếm 88,86% dân số toàn huyện.
b) Lao động, việc làm
* Lao động việc làm trong các ngành kinh tế: Số người làm việc trong nền kinh tế 112.619 người chiếm 58% dân số tự nhiên, bao gồm:
- Nông, Lâm nghiệp, thuỷ sản 75.249 người; - Công nghiệp và xây dựng 19.433 người; - Dịch vụ 17.937 người;
c) Thu nhập
Trong công cuộc đổi mới đời sống của nhân dân đang dần được nâng cao, những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh được đáp ứng ngày càng tốt hơn. Thu nhập bình quân đầu người những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến năm năm 2015 là 30 triệu đồng; năm 2019 là 34,4 triệu đồng