Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định giai đoạn 2017 2019 (Trang 47 - 49)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện

Nam Trc

3.1.3.1. Lợi thế

Tiếp cận với TP. Nam Định - một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, tạo điều kiện cho Nam Trực tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và liên kết về nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội;

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở ngành của tỉnh; dưới sự lãnh đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo linh hoạt của các cấp chính quyền, sự giám sát của HĐND, sự phối hợp của MTTQ và hoạt động tích cực của các Phòng, ngành, đoàn thể, sự nỗ lực của toàn dân và doanh nghiệp; kinh tế xã hội huyện tiếp tục ổn định và tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm 2018. - Hoạt động kinh tế của huyện trong các năm qua đã có bước phát triển khá, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Các mặt giáo dục, y tế văn hóa xã hội được quan tâm hơn, tệ nạn xã hội được ngăn chặn và đẩy lùi từng bước. Đời sống dân cư được cải thiện rõ nét theo xu thế chung của tỉnh;

Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt từ huyện tới cơ sở, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Kết quả đến 31/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định công nhận huyện Nam Trực đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, về đích sớm hơn 1,5 năm so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Với nhiều điểm nhấn nổi bật: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp hoàn thiện; môi trường, cảnh quan và diện mạo nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp thay đổi rõ nét; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên; an ninh trật tự nông thôn được giữ vững. Công tác xây

dựng nông thôn mới nâng cao tại 3 xã đang được tập trung hoàn thiện để đề nghị các sở ngành thẩm định. Thu từ kinh tế trên địa bàn đạt và vượi so với kế hoạch.

- Trên cơ sở nguồn nguyên liệu nông, thuỷ sản, vật liệu xây dựng tại địa phương, Nam Trực có điều kiện để phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng. Ngoài ra, huyện Nam Trực còn có thể phát triển ngành công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ, bộ, sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ cho các ngành sản xuất trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống của Nam Trực có thể mở rộng, phát triển, tạo sản phẩm công nghiệp hàng hoá;

- Về điều kiện đất đai: Với 86% diện tích tự nhiên là đất phù sa ngọt và các điều kiện về thời tiết, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện đa dạng hóa cây trồng. Thổ nhưỡng, tính chất cơ lý của đất không quá bất lợi cho xây dựng và phát triển đô thị;

- Phát triển dân số và nguồn nhân lực: Là huyện có nguồn lao động phong phú, chất lượng nguồn lao động cao, Nam Trực đã phát huy lợi thế về nguồn nhân lực để phát triển ngành nghề phù hợp với các đối tượng để duy trì tăng trưởng kinh tế cao.

3.1.3.2. Hạn chế

- Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay nông nghiệp là ngành có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện, sự chuyển hướng kinh tế mới là bước đầu;

- Chưa phát huy được lợi thế vị trí địa lý, để tạo được động lực mạnh mẽ cho việc thu hút vốn đầu tư, công nghệ, lao động cho quá trình phát triển. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Kiến trúc đô thị còn thấp và quản lý chưa chặt chẽ, mặt trái của quá trình đô thị hóa như: Trật tự công cộng, vệ sinh môi trường chưa kịp thời giải quyết;

- Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi;

- Thu ngân sách từ kinh tế địa phương chưa có nguồn thu lớn và ổn định; - Quá trình đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay, nguồn lao động có trình độ khoa học còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu;

- Tiềm lực kinh tế của Nam Trực chưa lớn, điểm xuất phát thấp là một trong những khó khăn để huyện thay đổi công nghệ sản xuất cũng như tập quán và suy nghĩ trong sản xuất theo cơ chế mới;

- Việc bố trí dân cư trong thời gian qua, phần lớn mang tính tự phát, nên bộ mặt huyện còn thiếu nét văn minh đô thị;

- Còn tiềm ẩn những bất ổn trong xã hội như khiếu kiện đất đai, gây mất trật tự xã hội... ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định giai đoạn 2017 2019 (Trang 47 - 49)