3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.3.2. Một số tồn tại, khó khăn
- Tại hai dự án đều gặp phải vấn đề khó khăn trong GPMB lại tập trung chủ yếu là vốn (không đảm bảo được yêu cầu kế hoạch tiến độ GPMB của dự án).
- Tại các địa phương của huyện Nam Trực khi tiến hành GPMB cho thấy việc giao đất, cho thuê đất với hạn mức không rõ ràng, diện tích thực tế chênh lệch nhiều so với diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lấn chiếm đất công và các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ đất đai đã làm ảnh hưởng đến việc xây dựng khung giá đền bù cho các hộ dân bị thu hồi đất.
- Hệ thống hồ sơ sổ sách địa chính lưu trữ không đẩy đủ làm ảnh hưởng trực tiếp và làm chậm trễ trong việc xác nhận nguồn gốc đất đại làm căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ về đất đai của huyện.
- Công tác tuyên truyền về pháp luật đến từng hộ dân còn yếu, chưa đầy đủ, các chính sách mới về pháp luật đất đai còn chưa được các tổ chứ làm nhiệm vụ bồi thường GPMB quan tâm phổ biến đến người dân. Dẫn đến tình trạng chính sách pháp luật về đất đai chưa thực sự đi vào đời sống của người dân, các tổ chức. Việc tổ chức tập huấn, bồi thường, hướng dẫn, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ về bồi thường, hỗ trợ tại huyện, xã và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội của huyện Nam Trực chưa được tổ chức bài bản thành hệ thống. Có nơi cán bộ làm công tác GPMB chưa nhận thức được đầy đủ về pháp luật đất đai mới, sự nhạy cảm và tính chính trị trong GPMB dẫn đến tình trạng nhiều địa phương dân bức xúc, khiếu kiện đông người, không hợp tác với chính quyền.