Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên điạ bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 29)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.2.3. Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Từ năm 2012 đến này, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các Sở ngành, UBND cấp huyện để xử lý các tồn tại, vướng mắc đến nay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được đẩy nhanh tiến độ đáp ứng yêu cầu chủ đầu, đặc biệt các Dự án trọng điểm của TW, tỉnh và xử lý một số dự án kéo dài nhiều năm. Cụ thể:

- Đối với các dự án trong điểm: nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A; đường 72 m từ đường 2/3 đến ngã 3 Quán bàu (dự án kéo dài 11 năm); đường nối quốc lộ 1A - Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Thái Hoà; dự án phát triển đô thị Vinh do Ngân hàng thế giới tài trợ; Dự án thủy điện Bản Vẽ, thuỷ điện Hủa Na; Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam do Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát TheVissai làm chủ đầu tư....

- Các Khu công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, Khu công Nghiệp Đông Hồi, Khu Công nghiệp Đô thị VSIP 7 Nghệ. Trong đó: dự án Khu công nghiệp Nam Cấm đến nay đã cơ bản giải quyết các kiến nghị của người dân bị thu hồi đất tại Khu công nghiệp Nam Cấm, trong đó tham mưu UBND Tỉnh đề xuất hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất; hỗ trợ trồng cây trồng (Doanh nghiệp) và giải quyết một số trường hợp thực hiện bồi thường không đúng chủ sử dụng đất. Hiện nay, UBND huyện Nghi Lộc đang tiến hành lập phương án bồi thường để chi trả; hoàn thành việc bồi thường, GPMB đối với và giao đất, cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Hoàng Mai. Hiện nay, Khu Công nghiệp Đông Hồi có 03 nhà đầu tư vào thực hiện dự án; trong đó: Dự án Nhà máy kết cấu bê tông, vật liệu xây dựng không nung của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã giao đất đợt 1 cho chủ đầu tư; Dự án Nhà máy Hoa Sen Nghệ An đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư 37,5/38,5 ha (chỉ còn 01 ha chưa bàn giao). Dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 hiện nay bắt đầu triển khai; Khu Công nghiệp, Đô thị VSIP 7 Nghệ

An hoàn thành việc chuyển mục đích đất lúa, bàn giao cho chủ đầu tư 48 ha và đang tiến hành giải phóng diện tích còn lại của giai đoạn 1(182 ha).( Theo Luận văn Thạc sỹ: Phạm Hoàng Thao (2016) nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng cầu Yên Xuân trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế tồn tại:

- Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định và thực hiện giải phóng mặt bằng đã đạt kết quả tích cực (năm 2013, năm 2014, 2015), nhưng vẫn còn một số nội dung, hạng mục chậm so với kế hoạch làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

- Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất có lúc, có nơi chưa kịp thời; một số trường hợp chưa tạo đồng thuận cao của người bị thu hồi đất.

Nguyên nhân chủ yếu:

- Một số tồn tại của Luật Đất đai năm 2003, nhưng nay thực hiện Luật Đất đai năm 2013 cũng chưa được giải quyết, gây bức xúc cho nhân dân; chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư có nhiều thay đổi ản hưởng đến quyền lợi của người dân.

- Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư ở một số địa phương chưa tốt.

- Phần lớn cấp huyện chưa chủ động trong việc xây dựng trước các khu tái định cư, nên khi có dự án đầu tư vào địa bàn đã gây nên sự lúng túng, bị động làm ách tắc và kéo dài thời gian thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án lớn.

- Kinh phí phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơ bản còn chậm, chưa kịp thời. Đặc biệt là kinh phí đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung.

Để công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đáp ứng tiến độ của dự án và được sự đồng thuận cao của người dân bị ảnh hưởng thì hệ thống chính quyền các cấp phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, rất khó khăn và phức tạp. Do đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên. Rà soát cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, kịp thời phát hiện những bất cập để điều chỉnh và kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cấp trong thực hiện Luật Đất đai năm 2013. Tham mưu UBND Tỉnh có những cơ chế, chính sách linh hoạt trong việc thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế để tạo sự đồng thuận từ những hộ dân bị ảnh hưởng. Lập quy hoạch, đầu tư xây dựng khu tái định cư chung phục vụ cho nhiều dự án (gồm tái định cư đất ở và tái định cư nghĩa trang). Từng bước xây dựng độ ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của tỉnh.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đố< tượng và phạm v< ngh<ên cứu

2.1.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là công tác bồi thường, Các loại đất bị thu hồi, các cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất tại 2 dự án trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Dự án 1: công tác GPMB nhà máy may xuất khẩu VENTURE trên địa bàn xã Thanh Tiên.Trên phạm vi 50.000 m2 (5,0 ha), hỗ trợ đền bù cho 167 hộ gia đình sử dụng trên phần diện tích quy hoạch đó, tiến hành từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 5 năm 2017.

+ Dự án 2: công tác GPMB tuyến đường đi từ trung tâm huyện đến khu tái định cư Bản vẽ đoạn qua xã Thanh Liên. Trên phạm vi 7,5 km, giải phóng và hỗ trợ đền bù cho trên 30 hộ gia đình cá nhân sử dụng đất dọc tuyến đường và không phải tái định cư, tiến hành từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 2 năm 2018.

- Về thời gian: Số liệu điều tra tình hình thực hiện 2 dự án từ năm 2014 đến năm 2018

- Do các dự án nghiên cứu không có hộ gia đình nào khi thu hồi đất phải thực hiện việc tái định cư nên đề tài không nghiên cứu nội dung tái định cư.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020

2.2. Nộ< dung ngh<ên cứu

2.2.1. Đánh g#á tổng quan về công tác GPMB huyện Thanh Chương giai đoạn 2014 -2018 đoạn 2014 -2018

2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường GPMB tại 02 dự án là Nhà máy may xuất khẩu VENTURE và dự án đường giao thông từ trung tâm huyện đi vào khu tái định cư thủy điện Bản vẽ đoạn qua xã Thanh Liên

2.2.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của công tác g#ả# phóng mặt bằng bằng của dự án tới đời sống của người dân. dự án tới đời sống của người dân.

2.2.4. Xác định những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp

2.3. Phương pháp ngh<ên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài tại các cơ quan trong huyện Thanh Chương (Phòng Tài nguyên và Môi trường, văn phòng UBND huyện, Ban quản lý dự án, …) và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An phục vụ cho nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra thu thập thông tin, khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa về hiện trạng của dự án, nhằm mục đích đánh giá những tồn tại, khó khăn, phục vụ cho việc xây dựng, thực hiện phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Xác định ranh giới các thửa đất bị thu hồi;

- Điều tra thực hiện công tác bồi thường, GPMB của dự án;

- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của trung ương, địa phương liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất (diện tích, vị trí), các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh đối với giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên

cứu...

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin thông qua bộ phiếu điều tra ý kiến đánh giá của người dân về dự án. Cụ thể:

- Phạm vi điều tra thu thập là toàn bộ số hộ dân có đất bị thu hồi nằm trong dự án;

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ phiếu câu hỏi có sẵn; - Đối tượng phỏng vấn là các chủ hộ hoặc lao động chính của hộ;

- Nội dung chính của điều tra phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến giá, hình thức bồi thường, hỗ trợ, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bồi thường của dự án; ảnh hưởng của dự án đến công ăn việc làm, đời sống của người dân bị mất đất và về vấn đề ảnh hưởng đến môi trường của dự án;

- Số ph=ếu đ=ều tra: t=ến hành điều tra toàn bộ số hộ dân bị thu hồi đất trong phạm vi 2 dự án nghiên cứu. cụ thể:

+ Dự án dự án xây dựng nhà máy may xuất khẩu VENTURE, điều tra 167 hộ bị mất đất;

+ Dự án xây dựng đường 533 đoạn từ thị trấn Dùng đi xã Thanh Liên, điều tra 30 hộ bị mất đất;

Nội dung điều tra sẽ được lập trên mẫu phiếu với những thông tin chi tiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu (xem phụ lục).

Tổng số phiếu điều tra của cả 2 dự án nghiên cứu là trên 197 phiếu T=êu chí để xác định:

+ Mức độ hợp lý về g=á bồi thường về đất và tài sản trên đất; + Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ;

+ Việc công khai, dân chủ của trung tâm phát triển quỹ đất; + Mức bồi thường hỗ trợ đã đảm bảo ổn định đời sống chưa;

+ Một số nội dung khác.

2.3.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp, xử lí, đánh giá và phân tích số liệu

Phương pháp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu: Việc phân tích đánh các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ sở so sánh đối chiếu, số liệu được phân tích sát sao, đúng đắn khoa học đảm bảo minh bạch chính xác.

Phương pháp so sánh: So sánh giá thị trường, giá bồi thường, hệ số chênh lệch, so sánh việc thực hiện với chính sách Nhà nước quy định để qua đó đưa ra các đánh giá cụ thể về các nội dung nghiên cứu.

Phương pháp xử lí số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, dùng phần mềm xử lý số l=ệu Excel, thống kê theo nhóm số ph=ếu đ=ều tra, xử lý số l=ệu đ=ều tra.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác GPMB tại huyện Thanh Chương Thanh Chương

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Chương là một huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 45 km về phía Tây; có tọa độ địa lý từ 18034'30" đến 18055'00" Vĩ độ Bắc và 104055' đến 105030' Kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau: - Phía Bắc giáp huyện Anh Sơn và huyện Đô Lương; - Phía Nam giáp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; - Phía Đông giáp huyện Đô Lương và huyện Nam Đàn; - Phía Tây giáp tỉnh Bô Ly Khăm Xay - CHDCND Lào.

Huyện Thanh Chương có đường Quốc lộ 46 chạy dọc nối liền huyện Thanh Chương với huyện Đô Lương và huyện Nam Đàn, có Tỉnh lộ 533 chạy dọc nối liền Thanh Chương với huyện Anh Sơn và huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), có đường Hồ Chí Minh chạy qua, có cửa khẩu Thanh Thủy và có đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Với đặc thù vị trí địa lý đó, Thanh Chương có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH và có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh. (Theo Báo cáo Tổng kết Tài nguyên môi trường huyện Thanh Chương năm 2018).

Hình 3.1. Bản đồ huyện Thanh Chương

3.1.1.2. Địa hình đất đai và khả năng sử dụng

Thanh Chương có địa hình dạng thung lũng lòng máng đáy là sông Lam nghiêng về tả ngạn, xung quanh vừa có núi cao xen kẽ đồng bằng, đồi núi bị chia cắt bởi nhiều khe, suối quanh co. Địa hình huyện Thanh Chương có thể chia thành 03 dạng sau:

- Dạng đồng bằng: Chủ yếu nằm dọc hai bên sông Lam, không tập trung thành vùng lớn mà nằm rải rác từng vùng nhỏ, chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, có khoảng 12% đất ở dạng này bị ngập lụt hàng năm là các bãi bồi ven sông và các chân ruộng thấp dọc các khe suối. Vùng này thích hợp trồng các loại cây lương thực như Lúa, Ngô, Khoai, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu.

- Dạng địa hình đồi: Có diện tích khá lớn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đồi bát úp hoặc lượn sóng, độ cao phần lớn dưới 100 m, thổ nhưỡng chủ yếu phát triển trên đá phiến thạch. Phía Hữu Ngạn đồi tập trung thành những vùng tương đối lớn, tầng đất và độ phì khá thích hợp cho

Phía Tả Ngạn đồi không tập trung thành những vùng lớn mà nằm rải rác ở các xã do khai thác không hợp lý nên tầng đất mỏng, độ phì kém, có nơi đã trơ sỏi đá.

- Dạng núi: Diện tích chiếm đất khoảng 44% tổng diện tích tự nhiên, tập trung lớn nhất ở khu vực dãy Trường Sơn (giáp Lào). Núi cao trên 800 m chiếm khoảng 17% diện tích, còn lại là núi thấp từ 200 m - 800 m, phần lớn là núi trọc rải rác cây bụi, trơ sỏi đá. (Theo Báo cáo Tổng kết Tài nguyên môi trường huyện Thanh Chương năm 2018).

3.1.1.3. Khí hậu

Thanh Chương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Trung. Khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa nóng

(từ tháng 05 đến tháng 10 hàng nằm) và mùa lạnh (từ tháng 11 năm trước

đến tháng 04 năm sau).

- Chế độ nhiệt (bình quân năm): Nhiệt độ trung bình 23,70C; số giờ nắng 1.500 - 1.700 giờ; tổng tích ôn 4.350 - 4.5000C.

- Lượng mưa bình quân năm: 1.800 - 2.200 mm/năm, mưa tập trung vào 3 tháng (8, 9, 10) chiếm khoảng 60% lượng mưa cả năm.

- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là Gió mùa Đông Bắc thường xuyên xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh, làm cho nhiệt độ xuống thấp gây lạnh; Gió mùa Tây Nam Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 gây khô nóng hạn hán (tháng 6, tháng 7 có gió Lào). (Theo Báo cáo Tổng kết Tài nguyên môi trường huyện Thanh Chương năm 2018).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Nông lâm nghiệp, thủy sản a. Trồng trọt

Toàn huyện đã gieo trồng được 29.738 ha, kết quả thực hiện như sau:

- Lúa: Tổng diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện 12.461 ha; năng suất bình quân đạt 57,70 tạ/ha, sản lượng đạt 71.900 tấn. Diện tích đất trồng lúa tập trung ở các xã Thanh Xuân (630,64 ha), Võ Liệt (479,73 ha), Thanh Mai (452,64 ha).

b. Chăn nuôi

- Tổng đàn trâu, bò là 77.991 con, tăng 2.177 con so với cùng kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên điạ bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)