Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên điạ bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 32)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020

2.2. Nộ< dung ngh<ên cứu

2.2.1. Đánh g#á tổng quan về công tác GPMB huyện Thanh Chương giai đoạn 2014 -2018 đoạn 2014 -2018

2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường GPMB tại 02 dự án là Nhà máy may xuất khẩu VENTURE và dự án đường giao thông từ trung tâm huyện đi vào khu tái định cư thủy điện Bản vẽ đoạn qua xã Thanh Liên

2.2.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của công tác g#ả# phóng mặt bằng bằng của dự án tới đời sống của người dân. dự án tới đời sống của người dân.

2.2.4. Xác định những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp

2.3. Phương pháp ngh<ên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài tại các cơ quan trong huyện Thanh Chương (Phòng Tài nguyên và Môi trường, văn phòng UBND huyện, Ban quản lý dự án, …) và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An phục vụ cho nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra thu thập thông tin, khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa về hiện trạng của dự án, nhằm mục đích đánh giá những tồn tại, khó khăn, phục vụ cho việc xây dựng, thực hiện phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Xác định ranh giới các thửa đất bị thu hồi;

- Điều tra thực hiện công tác bồi thường, GPMB của dự án;

- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của trung ương, địa phương liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất (diện tích, vị trí), các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh đối với giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên

cứu...

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin thông qua bộ phiếu điều tra ý kiến đánh giá của người dân về dự án. Cụ thể:

- Phạm vi điều tra thu thập là toàn bộ số hộ dân có đất bị thu hồi nằm trong dự án;

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ phiếu câu hỏi có sẵn; - Đối tượng phỏng vấn là các chủ hộ hoặc lao động chính của hộ;

- Nội dung chính của điều tra phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến giá, hình thức bồi thường, hỗ trợ, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bồi thường của dự án; ảnh hưởng của dự án đến công ăn việc làm, đời sống của người dân bị mất đất và về vấn đề ảnh hưởng đến môi trường của dự án;

- Số ph=ếu đ=ều tra: t=ến hành điều tra toàn bộ số hộ dân bị thu hồi đất trong phạm vi 2 dự án nghiên cứu. cụ thể:

+ Dự án dự án xây dựng nhà máy may xuất khẩu VENTURE, điều tra 167 hộ bị mất đất;

+ Dự án xây dựng đường 533 đoạn từ thị trấn Dùng đi xã Thanh Liên, điều tra 30 hộ bị mất đất;

Nội dung điều tra sẽ được lập trên mẫu phiếu với những thông tin chi tiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu (xem phụ lục).

Tổng số phiếu điều tra của cả 2 dự án nghiên cứu là trên 197 phiếu T=êu chí để xác định:

+ Mức độ hợp lý về g=á bồi thường về đất và tài sản trên đất; + Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ;

+ Việc công khai, dân chủ của trung tâm phát triển quỹ đất; + Mức bồi thường hỗ trợ đã đảm bảo ổn định đời sống chưa;

+ Một số nội dung khác.

2.3.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp, xử lí, đánh giá và phân tích số liệu

Phương pháp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu: Việc phân tích đánh các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ sở so sánh đối chiếu, số liệu được phân tích sát sao, đúng đắn khoa học đảm bảo minh bạch chính xác.

Phương pháp so sánh: So sánh giá thị trường, giá bồi thường, hệ số chênh lệch, so sánh việc thực hiện với chính sách Nhà nước quy định để qua đó đưa ra các đánh giá cụ thể về các nội dung nghiên cứu.

Phương pháp xử lí số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, dùng phần mềm xử lý số l=ệu Excel, thống kê theo nhóm số ph=ếu đ=ều tra, xử lý số l=ệu đ=ều tra.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác GPMB tại huyện Thanh Chương Thanh Chương

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Chương là một huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 45 km về phía Tây; có tọa độ địa lý từ 18034'30" đến 18055'00" Vĩ độ Bắc và 104055' đến 105030' Kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau: - Phía Bắc giáp huyện Anh Sơn và huyện Đô Lương; - Phía Nam giáp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; - Phía Đông giáp huyện Đô Lương và huyện Nam Đàn; - Phía Tây giáp tỉnh Bô Ly Khăm Xay - CHDCND Lào.

Huyện Thanh Chương có đường Quốc lộ 46 chạy dọc nối liền huyện Thanh Chương với huyện Đô Lương và huyện Nam Đàn, có Tỉnh lộ 533 chạy dọc nối liền Thanh Chương với huyện Anh Sơn và huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), có đường Hồ Chí Minh chạy qua, có cửa khẩu Thanh Thủy và có đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Với đặc thù vị trí địa lý đó, Thanh Chương có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH và có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh. (Theo Báo cáo Tổng kết Tài nguyên môi trường huyện Thanh Chương năm 2018).

Hình 3.1. Bản đồ huyện Thanh Chương

3.1.1.2. Địa hình đất đai và khả năng sử dụng

Thanh Chương có địa hình dạng thung lũng lòng máng đáy là sông Lam nghiêng về tả ngạn, xung quanh vừa có núi cao xen kẽ đồng bằng, đồi núi bị chia cắt bởi nhiều khe, suối quanh co. Địa hình huyện Thanh Chương có thể chia thành 03 dạng sau:

- Dạng đồng bằng: Chủ yếu nằm dọc hai bên sông Lam, không tập trung thành vùng lớn mà nằm rải rác từng vùng nhỏ, chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, có khoảng 12% đất ở dạng này bị ngập lụt hàng năm là các bãi bồi ven sông và các chân ruộng thấp dọc các khe suối. Vùng này thích hợp trồng các loại cây lương thực như Lúa, Ngô, Khoai, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu.

- Dạng địa hình đồi: Có diện tích khá lớn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đồi bát úp hoặc lượn sóng, độ cao phần lớn dưới 100 m, thổ nhưỡng chủ yếu phát triển trên đá phiến thạch. Phía Hữu Ngạn đồi tập trung thành những vùng tương đối lớn, tầng đất và độ phì khá thích hợp cho

Phía Tả Ngạn đồi không tập trung thành những vùng lớn mà nằm rải rác ở các xã do khai thác không hợp lý nên tầng đất mỏng, độ phì kém, có nơi đã trơ sỏi đá.

- Dạng núi: Diện tích chiếm đất khoảng 44% tổng diện tích tự nhiên, tập trung lớn nhất ở khu vực dãy Trường Sơn (giáp Lào). Núi cao trên 800 m chiếm khoảng 17% diện tích, còn lại là núi thấp từ 200 m - 800 m, phần lớn là núi trọc rải rác cây bụi, trơ sỏi đá. (Theo Báo cáo Tổng kết Tài nguyên môi trường huyện Thanh Chương năm 2018).

3.1.1.3. Khí hậu

Thanh Chương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Trung. Khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa nóng

(từ tháng 05 đến tháng 10 hàng nằm) và mùa lạnh (từ tháng 11 năm trước

đến tháng 04 năm sau).

- Chế độ nhiệt (bình quân năm): Nhiệt độ trung bình 23,70C; số giờ nắng 1.500 - 1.700 giờ; tổng tích ôn 4.350 - 4.5000C.

- Lượng mưa bình quân năm: 1.800 - 2.200 mm/năm, mưa tập trung vào 3 tháng (8, 9, 10) chiếm khoảng 60% lượng mưa cả năm.

- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là Gió mùa Đông Bắc thường xuyên xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh, làm cho nhiệt độ xuống thấp gây lạnh; Gió mùa Tây Nam Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 gây khô nóng hạn hán (tháng 6, tháng 7 có gió Lào). (Theo Báo cáo Tổng kết Tài nguyên môi trường huyện Thanh Chương năm 2018).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Nông lâm nghiệp, thủy sản a. Trồng trọt

Toàn huyện đã gieo trồng được 29.738 ha, kết quả thực hiện như sau:

- Lúa: Tổng diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện 12.461 ha; năng suất bình quân đạt 57,70 tạ/ha, sản lượng đạt 71.900 tấn. Diện tích đất trồng lúa tập trung ở các xã Thanh Xuân (630,64 ha), Võ Liệt (479,73 ha), Thanh Mai (452,64 ha).

b. Chăn nuôi

- Tổng đàn trâu, bò là 77.991 con, tăng 2.177 con so với cùng kỳ. - Tổng đàn lợn là 117.041 con, tăng 1.366 con so với cùng kỳ.

c. Lâm nghiệp

Theo thống kê đất đai năm 2017 tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Thanh Chương là 62.963,99 ha, trong đó:

- Rừng phòng hộ có diện tích 20.192,99 ha tập trung nhiều tại các xã Thanh Thủy (5.021,91 ha), Thanh Đức (4.848,32 ha), Hạnh Lâm (4.595,56 ha).

- Rừng sản xuất có 42771,01 ha tập trung nhiều tại các xã Thanh Đức (7.210,70 ha), Thanh Thủy (3818,49 ha), Hạnh Lâm (3.832,07 ha).

d. Nuôi trồng thuỷ sản

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 908,7 ha, sản lượng đạt 1.726,5 tấn. Trong đó diện tích nuôi cá vụ Đông là 450 ha, sản lượng 362 tấn. (Theo Báo cáo hoạt động quý I, quý II và nhiệm vụ quý III của huyện ủy Thanh Chương năm 2018).

3.1.2.2. Công nghiệp - Xây dựng a. Sản xuất Công nghiệp, TTCN

Sản xuất Công nghiệp, TTCN tiếp tục được duy trì và phát triển, kết quả cụ thể như sau:

- Sản lượng tinh bột sắn ước đạt 26.500 tấn; - Sản lượng chè búp khô ước đạt 5.570 tấn; - Sản lượng gạch nung ước đạt 69,5 triệu viên;

b. Xây dựng

Hoạt động ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2018 có bước tăng trưởng khá. Tổng nguồn vốn huy động toàn xã hội ước đạt 1532 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn do Nhà nước hỗ trợ đã được ghi vốn trong kế hoạch năm 2017 là 1023 tỷ đồng.

khai thực hiện: Đường giao thông liên xã Thanh Hưng - Thanh Phong; Trạm bơm 20/7 xã Thanh Hà; Đập Bàng Nhượng xã Thanh Thịnh, Trạm Bơm Tràng Hàn xã Thanh Phong; Nhà hội trường UBND huyện, trường Mầm non Thanh Tùng và các công trình thuộc chương trình nông thôn mới, chương trình 135... Đã chủ động, tích cực trong thu hút đầu tư nhất là 2 công trình quan trọng: Cầu Đò Cung, Đường từ Trung tâm huyện đi khu Tái định cư (giai đoạn 2). (Theo Báo cáo hoạt động quý I, quý II và nhiệm vụ quý III của huyện ủy Thanh Chương năm 2018).

3.1.2.3. Thương mại, dịch vụ

Doanh số hoạt động thương mại 09 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1800 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đảm bảo đúng quy định, các ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1620 tỷ đồng, trong đó chi nhánh NN&PTNT Thanh Chương huy động 1562 tỷ đồng.

(Theo Báo cáo hoạt động quý I, quý II và nhiệm vụ quý III của huyện

ủy Thanh Chương năm 2018).

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến sử dụng đất a. Giao thông

Mạng lưới đường giao thông và vận tải nông thôn được phân bố tương đối hợp lý, nhưng do đặc thù về tự nhiên nên không thể đảm bảo đi lại trong mọi điều kiện thời tiết còn hay ách tắc về mùa mưa lũ, việc bảo dưỡng đường không được thường xuyên vì thiếu kinh phí, do đó làm cho đường chóng bị hư hỏng xuống cấp. Hệ thống giao thông của huyện bao gồm:

- Đường Quốc lộ: Quốc lộ 46 chạy qua huyện Thanh Chương với tổng chiều dài là 45 km. Đoạn từ giáp huyện Nam Đàn đến đường Hồ Chí Minh dài 23,3 km đã được rải thảm nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp III đường bộ, nền đường rộng 9,0 m, mặt đường rộng 7,5 m. Đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến

cửa khẩu Thanh Thuỷ dài 22,0 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi có nền đường rộng 7,5 m và mặt đường rộng 6,0 m.

- Đường Tỉnh lộ: Đường tỉnh lộ 533 chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 57,5 km. Đây là trục đường giao thông chính của vùng hữu ngạn, đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, đường rộng 6,5 m. Tuy đã được nâng cấp, sữa chữa nhưng nhiều đoạn nền đường và mặt đường còn hẹp, thấp, cầu cống chưa hoàn chỉnh, về mùa mưa đi lại còn khó khăn.

- Đường huyện lộ: Tổng chiều dài tuyến đường huyện có 235,7 km, đường đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi. Đến nay đã được rải nhựa 40,6 km, đường cấp phối khoảng 29,0 km, còn lại là đường nền đất, đi lại còn gặp rất khó khăn.

- Đường xã, liên xã: Toàn huyện có 489,2 km đường xã, trong đó: Đường nhựa 66,8 km, cấp phối 54,8 km, bê tông 14,2 km, còn lại là đường nền đất.

- Đường thuỷ: Sông Lam chạy qua huyện dài khoảng 27,0 km, cùng với sông Giăng, sông Trai, sông Rào Gang, sông Con và sông Hoa Quân tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ tương đối dày đặc phục vụ cho việc vận chuyển cát, sỏi xây dựng và khai thác lâm sản.

b. Thủy lợi

Xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp với khoảng 70 hồ, đập quy mô nhỏ, 24 hồ tiểu thuỷ nông, 05 hồ đập trung thuỷ nông, 72 trạm bơm và hàng trăm km kênh tưới, tiêu các loại.

c. Giáo dục, đào tạo

Tổng số đơn vị trường học và cơ sở giáo dục hiện có trên địa bàn huyện là 183 đơn vị. Trong đó có 52 trường Mầm non, 63 trường Tiểu học, 40 trường Trung học cơ sở, 7 trường trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, thành lập 20 Trung tâm học tập cộng đồng đã hoạt động có hiệu quả.

trường mức độ 1 (TH Thanh Giang, TH Đặng Thai Mai, THPT Nguyễn Cảnh Chân), 1 trường mức độ 2 (TH Võ Liệt 2), đưa tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia trên huyện lên 79 trường đạt tỷ lệ 61,2%.

d. Y tế

Đến nay số trạm y tế có bác sỹ làm việc được giữ vững là 40/40 trạm; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ 38/40 trạm; tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân là 9,70 giường/vạn dân. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa và các Trạm y tế được nâng cao. Thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia, phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, sốt xuất huyết, sốt rét. UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, đến nay có 30/40 xã đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 75,00%.

e. Văn hóa và thông tin

Chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ được nâng lên, các hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức với hình thức phong phú, sôi nổi gắn với kỷ niệm những ngày lễ, sự kiện quan trọng của đất nước như: Các chỉ tiêu cơ bản của lĩnh vực văn hóa thể dục thể thao như sau: Tỉ lệ gia đình văn hóa 83%; tỉ lệ làng bản, khối phố văn hóa 70%; tỉ lệ xã, phường có thiết chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên điạ bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 32)