Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018 (Trang 47 - 53)

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Thái Nguyên được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phốđã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

Thành phố đã triển khai có hiệu quả các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và của tỉnh, tạo thế và lực mới cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ các năm. Hệ thống văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời. Các đề án của thành phốđược ban hành và thực hiện đồng bộ tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng. Thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, nhất là khu vực kinh tế tư nhân.

* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố năm 2019 đạt 14,71% (chỉ tiêu kế hoạch là 15,5%).

+ Tổng sản phẩm trong thành phố (GDP) năm 2019 (theo giá so sánh năm 2018) ước đạt 13.917 tỷđồng, tăng 11,72% so với cùng kỳ năm 2018.

+ Cơ cấu kinh tế: GDP (giá thực tế) đạt 14.086 tỷđồng, trong đó: ngành Dịch vụ - Thương mại đạt 6.802 tỷđồng, chiếm 48,42%; ngành Công nghiệp - xây dựng đạt 6.731 tỷđồng, chiếm 47,78%; ngành Nông - Lâm nghiệp đạt 534 tỷđồng, chiếm 3,8%.

- Giá trị sản xuất CN-TTCN địa phương năm 2019 đạt 6.175 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch (chỉ tiêu kế hoạch là 6.500 tỷ đồng), tăng 7,46% so với cùng kỳ năm 2018.

- Thu ngân sách năm 2019 đạt 1.203,78 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch tỉnh, bằng 103,78% kế hoạch thành phố. Trong đó: Thu thuế, phí, thu khác đạt 628,75 tỷđồng, bằng 116% kế hoạch tỉnh, bằng 102,57% kế hoạch thành phố; thu tiền sử dụng đất đạt 474,47 tỷ đồng, bằng 109,3% kế hoạch tỉnh, bằng 105,44% kế hoạch thành phố (trong đó: thu tiền sử dụng đất của thành phố quản

lý đạt 190,64 tỷđồng; thu tiền sử dụng đất do tỉnh quản lý đạt 10,1 tỷđồng; ghi thu, ghi chi từ các dự án đạt 273,73 tỷđồng).

Chi ngân sách cả năm đạt 1.059,24 tỷđồng, bằng 96,51% kế hoạch điều chỉnh thành phố.

* Về cơ cấu tổng sản phẩm của thành phố

Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng hiện đại cho thấy thành phố Thái Nguyên đang từng bước khai thác lợi thế của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 95,17% (năm 2018) lên 95,38% (năm 2019) trong khi tỷ trong khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 5,09% (năm 2018) xuống 4,62% (năm 2019).

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm của TP Thái Nguyêngiai đoạn 2017 -2019

ÐVT: %

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Công nghiệp, xây dựng 48,24 48,42 48,81

Dịch vụ 47,70 47,78 47,84

Nông, Lâm và Ngư nghiệp 4,06 3,80 3,62

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH 2017 - 2019)

Xét theo 3 nhóm ngành kinh tế lớn, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tuy không ổn định qua các năm nhưng vẫn luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm tỉnh. Trong giai đoạn 2017 - 2019 thì năm 2017 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng thấp nhất 48,24% và năm 2019 là cao nhất 48,81 %. Tỷ trọng

của ngành dịch vụ tăng lên trong giai đoạn 2017 - 2019; thấp nhất là năm 2017 chiếm 47,70% và cao nhất là năm 2019 chiếm 47,84%. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm thành phốđã giảm đi đáng kể, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại của cả nước cũng như tỉnh và thành phố.

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số: Tính đến 01/01/2019, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 người; trong đó, dân số nội thị là 288.077 người chiếm 77,43% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 201.277 người và dân số quy đổi là 86.800 người, dân số ngoại thị là 83.973 người chiếm 22,57% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 78.433 người và dân số quy đổi là 5.540 người);

- Lao động, việc làm: Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm trung ương, địa phương và hành chính sự nghiệp) là 37.610 người, chiếm tỷ lệ 26,73% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước là 103.090 người, chiếm tỷ lệ 73,27%. Lao động qua đào tạo gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng chiếm 55%; lao động chưa qua đào tạo chiếm 45%. Lao động có tay nghề khá phổ biến ở các ngành xây dựng, khai khoáng, sửa chữa, khí đốt… Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 4,46%

3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Về giao thông đường bộ: hiện có 3 tuyến quốc lộ chạy qua thành phố (QL 3, QL1B và QL37). Thành phố với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, con đường này sẽ tạo điều kiện cho thành phố trở thành đầu mối vận chuyển hàng hoá, vật tư rất quan trọng đối với tỉnh và vùng trung du miền núi Bắc bộ. Ngoài bến xe khách hiện có, thành phố đang xây dựng Bến xe khách Trung tâm và Bến xe phía Nam, phía Bắc thành phố. Hệ thống đường nội thị

được thành phố quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.

* Cơ s văn hóa, th thao

Tại khu vực trung tâm thành phố là quần thể các công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa thể thao tiêu biểu: Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Đền Đội Cấn, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Vườn hoa sông Cầu, Trung tâm thi đấu thể dục thể thao, Trung tâm Hội nghị và Văn hóa, quảng trường 20-8, Chợ Thái - một trong những công trình thương mại dịch vụ lớn của thành phố. Nằm ở phía đông bắc trung tâm hành chính là quần thể các công trình văn hoá thể thao của tỉnh và thành phố. Bao gồm rạp chiếu bóng, thư viện, bảo tàng, các câu lạc bộ, trung tâm huấn luyện thể dục thể thao với các phòng luyện tập, phòng thi đấu gắn với sân vận động, hình thành một quần thể kiến trúc hiện đại tiêu biểu của thành phố Thái Nguyên.

* Giáo dc, đào to

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 cả nước sau thủđô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống trường lớp được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn với tổng diện tích khoảng 295,7 ha, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường. Cơ cấu các ngành học được nâng cấp bổ sung. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, đã hình thành nhiều loại hình đào tạo như các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, các lớp kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp...phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho ngành giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng.

3.1.3.Đánh giá chung v điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi và môi trường

*) Thuận lợi

- Vị trí địa lý và kinh tế - chính trị của Thành phố Thái Nguyên là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Với đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, có quốc lộ 3,

có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với Hà Nội và các địa phương khác.

- Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của thành phố so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.

- Thành phố có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm và là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

- Vai trò trung tâm của thành phốđối với tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc được khẳng định qua thực tiễn phát triển và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp lý. Đây là cơ hội lớn cho việc phát triển thành phố trong tương lai.

- Nhu cầu thị trường trong nước đối với nhiều sản phẩm của thành phố Thái Nguyên (hàng công nghiệp, nông sản chế biến, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá...) đang tăng nhanh là cơ hội rất lớn cho phát triển thành phố.

- Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại và hợp tác phát triển cho thành phố.

- Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, nên có thể phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp làm tiền đề để phát triển công nghiệp chế biến nhất là sản phẩm chè đặc sản, tạo cơ sở thúc đẩy quá trình CNH - HĐH.

- Địa bàn thành phố với nhiều di tích danh thắng nếu được đầu tư sẽ thu hút được lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng gấp nhiều lần so với hiện nay.

*) Khó khăn, hạn chế

- Tốc độđô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng đô thị chưa đồng bộ; nguồn vốn đầu tư còn hạn chế; khu đô thị cũ tập trung đông dân cư, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Các khu công nghiệp tập trung đã và đang được đầu tư nhưng chưa đồng bộ; một số cụm công nghiệp hiện nay xen kẽ trong khu dân cư.

- Kinh tế phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố; khả năng tích lũy cho ngân sách chưa cao; nguồn lực đầu tư cho đầu tư và phát triển còn hạn chế.

- Tài nguyên khoáng sản tuy có nhưng trữ lượng nhỏ, rải rác không thuận lợi cho đầu tư khai thác và chế biến quy mô lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)