Thực trạng về công tác bồi thường GPMB tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án khu dân cư và nhà ở xã hội trường thọ, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.4. Thực trạng về công tác bồi thường GPMB tại tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du phía Bắc nước ta. Trước đây người ta chỉ biết đến Thái Nguyên với những đồi chè, mỏ quặng, công nghiệp cán thép và là tỉnh tập trung nhiều trường đại học đứng trong tốp đầu cả nước. Trong những năm trở lại đây hòa mình cùng với sự phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với nguồn lực sẵn có, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lực lượng lao động đông đảo có trình độ cao, cơ chế hỗ trợ đầu tư thu hút đầu tư tốt và đặc biệt được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Nhà nước Thái Nguyên đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư trọng điểm lớn trong và ngoài nước.

Theo báo cáo của Sở Tài Chính tỉnh Thái Nguyên, toàn tỉnh có 8 dự án được giao đất trong năm 2020, song hiện nay mới có 1 dự án được UBND cấp huyện trình hồ sơ đề nghị thẩm định phương án giá đất. Bên cạnh đó, các dự án: Đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội; Nâng cấp đường Cù Vân - An Khánh - Phúc Hà; Nâng cấp đường Hoá Thượng - Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ; Khu tái định cư Hồng Tiến, xã Hồng Tiến, Thị xã Phổ Yên do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư đang gặp vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng và giá đất, do nhiều hộ chưa đồng thuận với phương án bồi thường. UBND tỉnh yêu cầu đối với những dự án còn vướng mắc, các địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục vận động tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đến cuối tháng 9/2020, nếu các hộ dân vẫn không đồng thuận sẽ lên phương án cưỡng chế, đối với việc tính giá đất tái định cư, UBND các địa phương cần xác định lại giá để trình UBND tỉnh cách tính phù hợp. (Trương Hiếu, 2020).

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (QLDAGT) được UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư các công trình dự án trên địa bàn tỉnh. Trong đó Dự án Đường vành đai V vùng thủ đô Hà Nội (đoạn tuyến đi trùng

Đại lộ Đông Tây, khu tổ hợp Yên Bình và cầu vượt Sông Cầu) được UBND tỉnh phê duyệt, quyết định đầu tư tại Quyết định 2187/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 với tổng mức đầu tư 966,4 tỷ đồng, tuyến đường có chiều dài 9,16km đi qua địa phận huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã triển khai thực hiện gần 70% khối lượng công việc. Hiện nay, trên địa phận huyện Phú Bình còn 28/655 hộ dân bị ảnh hưởng chưa bàn giao mặt bằng; trên địa phận thị xã Phổ Yên còn 23/517 hộ dân bị ảnh hưởng chưa bàn giao mặt bằng.

Dự án Nâng cấp đường Cù Vân - An Khánh - Phúc Hà được UBND tỉnh phê duyệt, quyết định đầu tư tại Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 với tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng, tuyến đường có chiều dài 9,16km đi qua địa phận huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên. Tính đến thời điểm hiện tại đã triển khai thực hiện được gần 65% khối lượng công việc. Địa phận huyện Đại Từ hiện còn 06 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng và 01 hộ dân cản trở thi công; địa phận thành phố Thái nguyên mới thực hiện phương án bồi thường và chi trả được 16 hộ dân/129 hộ dân bị ảnh hưởng, chưa thể triển khai thi công do mặt bằng được giải phóng ít, không tập trung và phân tán nhiều vị trí.

Dự án Nâng cấp đường Hóa Thượng - Hòa Bình được UBND tỉnh phê duyệt, quyết định đầu tư tại Quyết định số 3295/QĐ-UBND ngày 27/10/2017 với tổng mức đầu tư 125,37 tỷ đồng, tuyến đường có chiều dài 10,22 km nằm trên địa phận huyện Đồng Hỷ. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã triển khai thực hiện được gần 40% khối lượng công việc, hiện còn 23 hộ dân chưa đồng ý hiến đất. Theo Quyết định phê duyệt dự án, UBND huyện Đồng Hỷ có trách nhiệm vận động nhân dân dọc hai bên tuyến đường hiến đất và cây trồng trên đất, do vậy công tác GPMB cần sự đồng thuận, ủng hộ từ phía nhân dân mới có thể triển khai thực hiện được. (Thanh Tâm, 2020).

Từ nhiều năm trước, tỉnh Thái Nguyên đã được phê duyệt quy hoạch Khu C, Khu B KCN Nam Phổ Yên, Khu B KCN Ðiềm Thụy với diện tích gần 250 ha. Sau khi được phê duyệt quy hoạch, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã cùng chính quyền địa phương nỗ lực giải phóng mặt bằng, nhân dân đồng thuận, nhưng do năng lực nhà đầu tư hạn chế dẫn đến việc đền bù giải phóng mặt bằng không dứt điểm,

diện tích đã giải phóng được mặt bằng thì hạ tầng KCN không được đầu tư hoàn thiện nên không thu hút được nhà đầu tư, đất đai vì thế bị bỏ hoang, gây lãng phí.

Ðiển hình là Công ty TNHH Ðầu tư và Phát triển hạ tầng Lệ Trạch (Công ty Lệ Trạch) được tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư hạ tầng Khu C KCN Nam Phổ Yên từ năm 2013, với diện tích 44,4 ha. Sau đó, chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã giải phóng xong mặt bằng diện tích này, Công ty Lệ Trạch được UBND tỉnh Thái Nguyên giao đất giai đoạn 1 với diện tích 22,6 ha và đã tiến hành đầu tư hạ tầng KCN như san lấp mặt bằng, làm đường trục chính, tường rào, cấp, thoát nước và đã thu hút được bảy dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, còn khoảng 22 ha cạnh quốc lộ 3, gần Thủ đô Hà Nội rất thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, nhưng nhiều năm qua không được Công ty Lệ Trạch đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đất đai bị bỏ hoang, lãng phí. Trong khi đó, một số gia đình bị thu hồi hết đất nông nghiệp, không có việc làm ổn định, đời sống khó khăn…Tương tự như vậy, tỉnh Thái Nguyên giao Công ty CP Ðầu tư APEC Thái Nguyên làm chủ đầu tư hạ tầng Khu B KCN Ðiềm Thụy trên tổng diện tích gần 170 ha. Tính đến cuối năm 2018, công ty này mới bồi thường giải phóng mặt bằng được gần 23 ha, san nền, xây dựng đường nội bộ và đã thu hút được bốn dự án đầu tư, phần diện tích còn lại khoảng 147 ha vẫn nằm yên từ nhiều năm qua, do nhà đầu tư không có năng lực đầu tư hạ tầng. (Thế Bình, 2019)

Một số giải pháp cụ thể tỉnh Thái Nguyên áp dụng trong công tác GPMB như sau: - Tổ chức thực hiện công tác GPMB theo đúng quy trình đã được quy định. - Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cá nhân và tổ chức liên quan. - Tập chung tuyên truyền vận động đến từng người dân, hộ gia đình có liên quan. - Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ chuyên môn.

- Tăng cường giám sát việc bố trí kinh phí cũng như thực hiện các cam kết theo đúng tiến độ đã đề ra của chủ đầu tư.

- Tập trung quan tâm đến đời sống, việc làm và tái định cư của người dân sau khi thu hồi đât. (Ban Bồi thường GPMB&QLDA thị xã Phổ Yên, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án khu dân cư và nhà ở xã hội trường thọ, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)