Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án khu dân cư và nhà ở xã hội trường thọ, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 56)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.1. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng

bng đến đời sng ca người dân b thu hi đất

3.3.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về kinh tế

Dự án có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của thị xã Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Do đó, dù số hộ bị thu hồi đất và ảnh hưởng của dự án lớn với diện tích thu hồi lớn, song nhìn chung thu nhập bình quân của các hộ đều tăng so với trước khi thu hồi đất. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.9 và bảng 3.10.

Bảng 3.9: Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng theo nguồn thu nhập của các hộ dân tại dự án

STT Các nguồn thu nhập

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%)

1 Thu từ nông nghiệp 2206,2 61,72 1472,21 24,52

2 Lúa 802,27 22,44 381,76 6,36

3 Rau màu 482,51 13,50 386,81 6,44 4 Chăn nuôi 921,42 25,78 703,64 11,72 5 Thu từ phi nông nghiệp 1.368,48 38,28 4.532,06 75,48

6 Buôn bán nhỏ 389,04 10,88 996,85 16,60 7 Dịch vụ 353,75 9,90 1.253,96 20,88 8 Làm công ăn lương 481,45 13,47 981,36 16,34 9 Trợ cấp 26,82 0,75 98,82 1,65 10 Lao động thời vụ 65,36 1,83 213,83 3,56 11 Thu từ nguồn khác 52,06 1,46 987,24 16,44 Tổng thu nhập 3.574,68 100,00 6.004,27 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra, 2020)

Qua bảng 3.9 cho thấy thu nhập bình quân nhân khẩu /tháng sau khi bị thu hồi đất tăng tăng từ 3,5 triệu đồng lên 6,0 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ nông nghiệp có xu hướng giảm so với trước khi bị thu hồi đất, từ 2,2 triệu đồng xuống còn 1,4 triệu

nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, hoặc vừa lao động nông nghiệp vừa buôn bán để tăng thêm thu nhập cho gia đình hoặc diện tích nông nghiệp bị thu hồi một phần nên trong thời gian nông nhàn người dân địa phương đi làm thuê để thêm thu nhập.

Bảng 3.10: Tình hình thu nhập của các hộ qua ý kiến của người dân sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ có thu nhập cao 43 71,67

2 Số hộ có thu nhập không đổi 13 21,67

3 Số hộ có thu nhập thấp hơn 4 6,67

4 Tổng 60 100,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra, 2020)

Hình 3.4 Thu nhp ca các h qua ý kiến ca người dân sau thu hi đất

Qua bảng 3.10 và hình 3.4 cho thấy có 71,67 % các hộ được phỏng vấn cho rằng sau dự án các hộ có thu nhập cao hơn là do các hộ đã biết sử dụng các khoản tiền bồi thường của dự án để tiếp tục đầu tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình, bên cạnh đó một số hộ còn dùng tiền để thuê thêm đất, mở rộng sản xuất; 21,67% số hộ cho rằng thu nhập không đổi. Tuy nhiên, trong số các hộ bị thu hồi đất lại có 6,67 % số hộ cho rằng sau khi bị thu hồi đất, thu nhập của các hộ này thấp hơn so với trước khi có dự án. Nguyên nhân là do các hộ này sau khi nhận được tiền bồi thường chỉ chú

trọng mua sắm tài sản, sửa chữa nhà cửa, chưa biết sử dụng các khoản tiền nhận được để đầu tư, mở rộng sản xuất hoặc chuyển đổi sang nghề khác.

Bảng 3.11. Phương thức sử dụng tiền các hộ qua ý kiến người dân tại dự án nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tiết kiệm, cho vay 26 43,33

2 Đầu tư sản xuất kinh doanh 12 20,00

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 15 25,00

4 Mua sắm đồ dùng 7 11,67

Tổng 60 100,00

Hình 3.5. Phương thc s dng tin đền bù qua ý kiến ca người dân

Kết quả điều tra phương thức sử dụng tiền đền bù của người dân cho thấy đa số các hộ gia đình đã sử dụng hợp lý các nguồn tiền đền bù của dự án, cụ thể có 26 hộ gửi tiết kiệm, hoặc cho vay chiếm 43,33 % giá trị bồi thường; 12 hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp chiếm 20% giá trị bồi thường; 15 hộ sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa chiếm 25% giá trị bồi thường; 7 hộ dùng để mua sắm xe

máy, ti vi, tủ lạnh... chiếm tới 11,67% giá trị bồi thường.

3.3.1.2.Ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về an ninh, trật tự xã hội

Bảng 3.12: Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án qua ý kiến người dân sau thu hồi đất

TT Chỉ tiêu Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 An ninh trật tự xã hội tốt hơn 40 66,67 2 An ninh trật tự xã hội không đổi 8 13,33 3 An ninh trật tự xã hội kém hơn 12 20,00

Tổng 60 100,00

Hình 3.6 Tình hình an ninh, trt t xã hi khu vc d án qua ý kiến người dân sau thu hi đất

Qua bảng 3.12 và hình 3.6 cho thấy theo đánh giá của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng có 66,67% các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự, xã hội tốt hơn trước; 13,33% các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự không có gì thay đổi so với trước khi có dự án; 20 % các hộ còn lại cho rằng tình hình trật tự kém hơn.

Bảng 3.13: Tình hình quan hệ nội bộ gia đình khu vực dự án qua ý kiến người dân sau thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ có quan hệ tốt hơn 35 58,34

2 Số hộ có quan hệ không đổi 20 33,33

3 Số hộ có quan hệ kém hơn 5 8,33

Tổng 60 100,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra, 2020)

Hình 3.7. Tình hình quan h ni b gia đình khu vc d án qua ý kiến người dân sau thu hi đất

Qua bảng 3.13 và hình 3.7 cho thấy đa số các hộ gia đình sau khi nhận được tiền bồi thường và hỗ trợ của dự án đều đã biết sử dụng đúng mục đích để giúp ổn định đời sống và sản xuất của gia đình mình chiếm 58,34%, số hộ có mối quan hệ không đổi là 33,33%, số hộ có mối quan hệ kém hơn là 8,33% nguyên nhân chủ yếu là do tranh chấp số tiền đền bù giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

3.3.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về môi trường

Bảng 3.14: Tình hình môi trường khu vực dự án qua ý kiến người dân sau thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ cho rằng môi trường tốt hơn 17 28,34 2 Số hộ cho rằng môi trường không đổi 5 8,33 3 Số hộ cho rằng môi trường kém hơn 38 63,33

Tổng 60 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra, 2020)

Hình 3.8: Tình hình môi trường khu vc d án qua ý kiến người dân sau thu hi

đất

Qua bảng 3.14 và hình 3.8 cho thấy có 28,34% số hộ cho rằng sau khi dự án hoàn thành sẽ có môi trường tốt hơn, 8,33% ý kiến cho rằng môi trường không ảnh hưởng gì khi xây dựng dự án và 63,33% số hộ cho rằng dự án xây dựng làm cho môi trường xung quanh ô nhiễm hơn trước đây, các hộ được điều tra cho rằng môi trường trong khu vực sau dự án kém hơn trước khi có dự án là do khói bụi của các loại xe lưu thông trong khu vực dự án, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của một số người dân trong khu vực thực hiện dự án.

3.3.2. Kết qu công tác bi thường gii phóng mt bng thông qua ý kiến người dân và cán b ban bi thường GPMB th xã Ph Yên

Tiến hành điều tra, phỏng vấn 60 hộ gia đình nằm trong diện có đất bị thu hồi. Tổng hợp các ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường đối với đất đai, tài sản hoa màu và chính sách hỗ trợ được thể hiện ở bảng 3.15 như sau:

Bảng 3.15: Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường GPMB

TT Hạng mục

Mức bồi thường Nguyên nhân Số phiếu

điều tra

Tỷ lệ (%)

1 Đất đai Thỏa đáng 52 86,67 Mức giá

BT thấp Chưa thỏa đáng 8 13,33

2 Tài sản hoa màu trên đất Thỏa đáng 49 81,67 Mức giá BT thấp Chưa thỏa đáng 11 18,33 3 Chính sách hỗ trợ Thỏa đáng 46 76,67 Mức giá hỗ trợ thấp Chưa thỏa đáng 14 23,33 (Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra, 2020)

Kết quả điều tra cho thấy mức bồi thường hỗ trợ về đất đai, hoa màu và chính sách hỗ trợ đều chưa thỏa đáng do đơn giá thấp hơn so với giá thị trường, cụ thể như sau:

- Giá bồi thường về đất:

+ 52/60 ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất đai trong phương án bồi thường sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi là thoả đáng chiếm 86,67% những hộ có ý kiến.

+ 8/60 ý kiến cho rằng giá bồi thường về đất đai trong phương án còn thấp chiếm 13,33%. Các hộ này cho rằng chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất chưa phù hợp, chưa sát với thực tế thị trường đất đai cùng thời điểm, giá bồi thường còn khá thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cầu của người dân bị mất đất.

- Qua điều tra giá đất thực tế xung quanh khu vực thực hiện dự án thấy rằng: Giá đất ở những vị trí có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh thì giá đất tính bồi thường ở những vị trí này còn thấp mới bằng khoảng 70% giá đất thị trường.

- Còn đối với đất nông nghiệp theo điều tra khảo sát thì thực tế ở xung quanh khu vực thu hồi, giá giao dịch có nhiều vị trí thấp hơn giá nhà nước bồi thường hỗ trợ theo quy định.

- Giá bồi thường tài sản, hoa màu trên đất:

+ 49/60 ý kiến đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên (thảo đáng) chiếm 81,67%;

+ 11/60 ý kiến không đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất (chiếm 18,33%) , các hộ gia đình có đề nghị tăng giá bồi thường theo ý kiến của người dân là mức bồi thường hoa màu như vậy qua các năm là không thay đổi, trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp đều thay đổi qua các năm theo yếu tố thị trường, và mức đầu tư trên 1 m2 đất nông nghiệp cũng thay đổi như giá phân lân, phân đạm thay đổi từng tháng, từng thời kỳ thậm chí từng ngày vì vậy theo ý kiến của các hộ dân được điều tra là mức giá bồi thường hoa màu trên đất cần thay đổi theo yếu tố thị trường tại thời điểm thu hồi đất và bồi thường. Ngoài ra khung giá về tài sản, công trình kiến trúc trên đất như nhà cửa, công trình phụ…còn thấp, với giá bồi thường đó không thể xây dựng lại được những công trình đã bị thu hồi.

- Chính sách hỗ trợ:

+ 46/60 ý kiến đồng ý với chính sách hỗ trợ của dự án chiếm 76,67%;

+ 14/60 ý kiến cho rằng mức hỗ trợ còn thấp chiếm 23,33%. Các hộ dân bị thu hồi đất cho rằng các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp còn thấp. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách có thể điều chỉnh lại mức giá bồi thường hỗ trợ cho các hộ vì hiện nay quỹ đất của các địa phương càng ngày càng bị thu hẹp để phục vụ sản xuất công nghiệp và các công trình công cộng, mà đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.

3.3.2.2. Ý kiến của người dân về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

Nhờ vào sự vận động, tuyên truyền của các cán bộ thực hiện công tác GPMB cũng như chính quyền địa phương, nhìn chung đa số người dân đều hiểu được những chính sách của Nhà nước. Đây là điều rất quan trọng giúp cho công tác BT&GPMB được thực hiện một cách nhanh chóng.

Bảng 3.16: Hiểu biết và ý kiến của người dân về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

STT Nội dung Kết quả điều tra

Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Nhà nước chỉ bồi thường đất mà không bồi

STT Nội dung Kết quả điều tra Số phiếu Tỷ lệ (%) Đúng 0 0,00 Sai 60 100,00 Không biết 0 0,00 2

Giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời

điểm có quyết định thu hồi có đúng không? 60 100,00

Đúng 54 90,00

Sai 5 8,33

Không biết 1 1,67

3

Đơn giá để tính bồi thường là do nhà nước quy

định đúng không? 60 100,00

Đúng 59 98,33

Sai 0 0,00

Không biết 1 1,67

4

Mức bồi thường về nhà cửa, vật liệu kiến trúc

gia đình thấy thỏa đáng chưa? 60 100,00

Thỏa đáng 51 85,00

Chưa thỏa đáng 9 15,00

5

Bồi thường về cây cối hoa màu đã thấy thỏa

đáng chưa? 60 100,00 Thỏa đáng 47 78,33 Chưa thỏa đáng 13 21,67 6 Mức hỗ trợ đền bù đã phù hợp hay chưa? 60 100,00 Phù hợp 49 81,67 Chưa phù hợp 11 18,33 7

Quy trình tiến hành bồi thương GPMB đã

đúng trình tự hay chưa? 60 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020)

- 100% ý kiến người dân được phỏng vấn trong khu vực GPMB cho rằng: Khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài bồi thường về đất thì còn bồi thường tài sản gắn liền với đất. Diện tích đất thu hồi của dự án không chỉ thu hồi riêng đất mà còn có ảnh hưởng đến cây cối cũng như nhà cửa và vật kiến trúc. Người dân trong khu vực này là những người chịu ảnh hưởng từ việc thu hồi đất đai, cho nên họ đã tìm hiểu về việc thu hồi đất và việc bồi thường về đất cũng như những quyền lợi mà họ nhận được khi việc thu hồi đất diễn ra.

- Có 90,0% ý kiến người dân cho rằng: Giá đất bồi thường theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi là đúng; 8,33% người dân lại cho rằng giá đất bồi thường là không đúng theo mục đích sử dụng, họ cho rằng giá bồi thường thấp hơn so với giá thực tế; còn 1,67% ý kiến của người dân cho rằng họ không biết giá bồi thường có đúng với giá hiện tại của loại đất đó hay không.

- Có 98,33% ý kiến người dân trong khu vực GPMB có quan tâm và tìm hiểu về việc quy định giá đất bồi thường, vì họ cho rằng đó là quyền lợi của những người dân sống trong khu vực GPMB. Tuy nhiên vẫn có người dân không quan tâm đến vấn đề này; 1,67% người dân cho biết họ không biết đơn giá để tính bồi thường do ai quy định. Vì họ nghĩ đó không phải vấn đề liên quan đến họ, họ chỉ quan tâm đến việc đơn giá bồi thường có cao không, chứ không quan tâm giá đó do ai quy định.

- Có 85% người dân trong khu vực GPMB cho rằng mức bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc như vậy là thỏa đáng. Tuy nhiên có 15% ý kiến cho rằng mức bồi thường như vậy là chưa thỏa đáng, vì công tác đền bù kéo dài, giá cả vật liệu xây dựng biến đổi liên tục, ảnh hưởng tới giá bồi thường.

- Có 78,33% người dân trong khu vực GPMB cho rằng mức giá bồi thường về cây cối hoa màu là hợp lý. Còn 21,67% thấy chưa hợp lý vì có một số cây trồng đem lại giá trị cao và lâu dài cho họ. Với mức bồi thường như vậy là chưa hợp lý, cần nâng cao thêm giá của một số loại cây.

- Về mức hỗ trợ: có 11/60 ý kiến cho rằng mức hỗ trợ như vậy còn thấp chiếm 18,33%, vì khi đất đai bị thu hồi, họ mất đất sản xuất, mất chỗ ở cho nên với mức hỗ

trợ đó họ gặp không ít khó khăn để ổn định lại cuộc sống, lao động và sản xuất, còn lại là đồng ý chiếm 81,67% .

- Về quy trình tiến hành bồi thường: 100% người dân đồng tình với quy trình tiến hành bồi thường của dự án do trước khi tiến hành thu hồi đất, người dân đã được phổ biến về quy trình tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án khu dân cư và nhà ở xã hội trường thọ, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)